Tamlinhthanbi.com Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử. Như bao người trần mắt thịt khác, Đức Phật cũng có hoạt động hàng ngày. Vậy 1 ngày của Đức Phật ra sao, phải chăng mỗi ngày đều an vui?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
- 5 sắc màu trên lá cờ Phật giáo hội tụ mọi phép màu nhiệm – Điều không phải ai cũng biết!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Một ngày của Đức Phật có 5 đoạn
- 2. Chi tiết một ngày của Đức Phật ra sao?
- – Đoạn Buổi sáng
- – Đoạn Buổi trưa
- – Đoạn Canh đầu (Từ 18h đến 22h)
- – Đoạn Canh giữa (Từ 22h đến 2h sáng hôm sau)
- – Đoạn Canh chót (Từ 2h đến 6h sáng)
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngày là vị giáo chủ hoạt động nhiệt thành và tích cực nhất thế gian.
Vì thế, Ngài luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày. Đời sống bên trong là thiền định, chứng nghiệm hạnh phúc cõi Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh cõi nhân sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng phiền não cuộc đời.
Cùng xem tóm tắt một ngày của Đức Phật như thế nào để chúng ta học hỏi, tu tập, mỗi ngày đều hưởng trọn niềm vui.
1. 1 ngày của Đức Phật có 5 đoạn
Trong 1 ngày, Đức Phật có các hoạt động thông thường chia làm 5 đoạn, gồm:
- Buổi sáng
- Buổi trưaCanh đầu
- Canh giữa
- Canh chót
2. Chi tiết 1 ngày của Đức Phật ra sao?
Đoạn Buổi sáng:
– Quan sát
Vào lúc sáng sớm, Phật Thích Ca dùng thiên nhãn để quan sát thế gian. Mục đích chính là để xem ai cần hỗ trợ hay không.
Nếu thấy có người cần tế độ, hỗ trợ tinh thần, không cần đợi thỉnh cầu, Đức Phật tự đến dẫn dắt họ vào chính đạo.
– Đi bộ
Ngài thường đi bộ, có đôi khi cũng dùng phép thần thông bay trên không trung, để xem xét ai cần tế độ, hướng họ tìm đến con đường chính đạo.
Khi tế độ cõi thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Ngài đi trì bình khất thực trên các nẻo đường. Có lúc Ngài đi 1 mình, khi đi với chúng Tăng.
Ngài lặng im đứng trước cửa từng nhà. Không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực do các thiện tín hoan hỉ sớt vào bát với tâm bố thí trong sạch, rồi trở về chùa.
Sách sử có ghi chép rằng, cho đến năm 80 tuổi, mặc dù đau ốm bất thường, Đức Phật vẫn đi bát trong thành Vesàli.
– Thọ thực trước Ngọ
Đức Phật thường ăn trưa trước giờ Ngọ, sau đó chư vị tỳ kheo hợp lại nghe Ngài thuyết 1 bài pháp ngắn.
Sau thuyết pháp, Ngài ban lễ quy y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, tức Con Đường Giải Thoát. Đôi khi Ngài cũng ban lễ xuất gia.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Đoạn Buổi trưa
– Lui về tịnh thất
Sau khi thuyết pháp giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất để nghỉ ngơi hoặc định thần một lát.
Lúc dậy, Ngài lại dùng Phật nhãn để quan sát thế gian, nhất là các tỳ kheo đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy.
Nếu có một vị ở xa cần hỗ trợ, Đức Phật dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.
– Buổi chiều
Lúc này, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Ngài dùng Phật nhãn nhìn vào tâm tính của từng người để thuyết Pháp độ một giờ.
Mỗi người nghe đều có cảm tưởng rằng bài Pháp đặc biệt hướng về mình, dù tâm tính hay hoàn cảnh khác nhau. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật.
Ngài thường dùng những ví dụ, những hình ảnh hay những bài ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý và Ngài nhằm vào trí thức hơn là tình cảm.
Đối vời người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến mối nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, sự thoát ly. Với các vị đã đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ-Diệu-Đế.
Một vài trường hợp hiếm hoi trong cuộc đời Đức Phật, Ngài dùng đến oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.
Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật.
Đoạn Canh đầu (Từ 18h đến 22h)
Khoảng thời gian này, Đức Phật dành riêng để các vị tỳ kheo được tự do thỉnh cầu Ngài giải đáp những mối hoài nghi của mình, hỏi Ngài về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin Ngài đề mục thiền định và nghe thuyết Pháp.
Đoạn Canh giữa (Từ 22h đến 2h sáng hôm sau)
Thời gian này, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sinh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đếu hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp.
Trong Kinh Sách có một đoạn thường được nhắc tới: “Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên”. Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi trong tập Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ).
Đoạn Canh chót (Từ 2h đến 6h sáng)
Đoạn Canh cuối cùng này được chia làm 4 phần.
- Từ 2h-3h: Đức Phật đi kinh hành.
- Từ 3h-4h: Đức Phật nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt.
- Từ 4h-5h: Đức Phật nhập Đại Bi Định, rãi tâm từ khắp nơi và làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sinh cõi thế gian.
Tiếp đó, Đức Phật quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi ai cần tế độ.
Đó là 1 ngày của Đức Phật, ngày nào cũng an vui, với những niềm vui khác nhau vì dẫn dắt chúng sinh hướng thiện, tu tập nghiệp lành, thoát khỏi sầu não thế gian.
Những thông tin hữu ích dành cho bạn:
Đời này có 4 điều ngay cả Đức Phật không thể xoay chuyển, có cưỡng cầu cũng vô ích
Đức Phật có bí mật nào không, liệu Ngài đã nói hết những gì đã biết
Học tập ngay phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước khi quá muộn