10 Lời Phật dạy về nghiệp lành mang phước đức bền lâu

10 Lời Phật dạy về nghiệp lành mang phước đức bền lâu
By Tâm Linh
Th1 08

10 Lời Phật dạy về nghiệp lành mang phước đức bền lâu

(Tamlinhthanbi.com) Để có thể sống thật vui vẻ, hạnh phúc chúng ta phải để cho bản thân được thoải mái, bình yên. Khi nắm được những điều này, ai cũng có thể sống một cuộc sống thật vui vẻ!
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
 
 
Vạn vật trên trái đất từ con người đến cỏ cây, chim muông, hoa lá, lâu đài, phố thị, làng mạc…đều nương tựa trên mặt đất. 
 
Cũng như vậy, chúng sinh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh, đức Phật…cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng…
 
Lời Phật dạy, mười nghiệp lành không chỉ ngăn giữ chúng ta khỏi bị đọa lạc vào con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa hạnh phúc an vui.

Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho con người thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.

Loi phat day ve Nghiep lanh giup cuoc song hanh phuc hon
 

 

1. Thân vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại các loài hữu tình

 
Lời Phật dạy về nghiệp lành, tất cả các loài hữu tình ở trên mặt đất, dưới biển, ao hồ, sông rạch, trên hư không… đều có sự sống, có tâm tính, biết đau đớn – người Phật tử phải biết tôn trọng, chẳng nên giết hại.

Chúng đều do sự chi phối, tác động của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Khi chúng trả hết ác nghiệp, chúng có thể trở lại thân người. 
 

!!!
Trái lại, nếu không tạo trữ phước lành, cứ tà kiến, ngu si, ác độc làm việc dữ; chúng ta cũng phải bị đọa vào các cảnh giới đau khổ ấy. Để tránh khỏi sự khổ báo và trả vay nhân quả, chúng ta chẳng nên sát sanh hại vật; dù sinh mạng chúng nhỏ nhiệm thế nào.
 
Nếu biết vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại, người Phật tử sẽ phát triển được lòng từ bi và những trạng thái tâm ác độc, hung dữ lần hồi sẽ lắng dịu.

Tâm từ càng phát triển thì tâm sân, sát, hận, ưu sẽ không còn. Khi ấy, người Phật tử sẽ cảm nghe một năng lực từ hòa, mát mẻ từ bên trong lan tỏa ra bên ngoài, thấm nhuần khắp cả không gian, người, vật, cây, cỏ…Đó cũng là lúc mà nghiệp lành thứ nhất đã thành tựu, đã tuyệt hảo, trọn vẹn, viên mãn vậy.
 

2. Thân vĩnh viễn từ bỏ trộm cắp của cải, tài sản của người khác.

 
Của cải, tài sản, cái ăn, cái mặc, phương tiện, nhu cầu sinh sống của mọi người trên thế gian; một phần do phước báu tạo trữ từ nhiều kiếp nên được thọ hưởng sung mãn, dư dật trọn đời; còn đa phần là do lao tâm, lao lực, đổ mồ hôi, sôi nước mắt; chịu khó làm ăn, trăm phương nghìn kế, thức khuya dậy sớm, chăm chuyên cần mẫn, biết để dành, vun quén, tiết kiệm… mới có được.
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Nếu khởi tâm trộm cắp đã là ý nghĩ bất chính, đã do lòng tham khởi động, xúi giục, sai bảo. Là nô lệ của vô minh, ái dục và si mê.

Xem thêm  Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế?

Nếu không tỉnh thức, tự chủ, tự chế… thì lòng tham kia sẽ che mờ tâm trí, bịt mắt lương tri, rồi nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tội tù, lao hình thống khổ.

Chỉ “không khởi tâm” trộm cắp, từ bỏ vĩnh viễn không lấy cắp đã là một nghiệp lành cao cả, sẽ đem đến an vui, an toàn cho mọi người xung quanh và xã hội rồi.
 

3. Thân vĩnh viễn từ bỏ tà dâm, tà hạnh

 
Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình được hạnh phúc, an vui thì xã hội mới được hạnh phúc, an vui.

Sự chung thủy vợ chồng là nét đẹp văn hóa truyền thống của nền đạo đức và luân lý Đông phương.

Bởi vậy, tục ngữ mới nói: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”. 
 

Lời Phật dạy về tình yêu đích thực nhất định phải khắc cốt ghi tâm. Những bổn phận, trách nhiệm của vợ đối với chồng, của chồng đối với vợ, trong đó sự thương yêu và lòng chung thủy luôn được xem trọng hàng đầu.

Vì vậy, khi muốn gia đình mình được hạnh phúc, an vui thì ta không nên phá hoại hạnh phúc và an vui của gia đình người khác.
 

10 nghiep lanh mo canh cua hanh phuc an vui
 
!!!

4. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối
 

Thế gian ai cũng ưa ăn ngay nói thật. Lời nói chân thực, biểu hiện đức độ, sức mạnh nội tâm, đem đến sự tin tưởng, tin cậy, tín cẩn ngọt ngào và dễ mến giữa cuộc đời này.
 
Những kẻ có nói không, không nói có, bóp méo sự thật, xuyên tạc lẽ phải thường đem đến nhiều nguy hại, khổ đau và bóng tối cho trần gian biết là ngần nào?
 
Lắng nghe lời Phật dạy về nghiệp lành, là người Phật tử, chỉ có việc “từ bỏ vĩnh viễn lời nói dối” đã là tốt đẹp và cao cả lắm rồi.

Trên phương diện tương quan nhân quả, nghiệp lành này mang đến cho cuộc đời sự bình yên; hoặc ít ra là tạo được không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi những tác hại do những lời nói dối gây ra.
 

5. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói vu oan, vu cáo
 

Lời nói dối đã độc hại, nguy hiểm mà lời nói vu oan, vu cáo kẻ khác còn thâm hiểm, độc ác hơn nhiều.
 
Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân điều động nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân ấy đã cương mãnh hơn nhiều.

Đã trở nên mù quáng lý trí, đã đánh mất nhân tính, đã rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời.

Tham sân ở đây đã trở nên tham độc và sân độc, đã biến con người đầy đủ nhân tính, thiện lương thành các loài rắn rít, bò cạp hoặc độc trùng ghê tởm khác.

!!!
 
Là người Phật tử chân chính, không những phải giữ trọn nghiệp lành không nói dối mà còn biết từ bỏ vĩnh viễn lời nói vu oan, vu cáo, giá họa, đẩy người khác đến chỗ không tội mà thành tội, không làm mà thành làm, xô người khác vào vực thẳm tội tù hoặc suốt đời bị đọa đày, oan khuất, tối tăm, thống khổ.
 

6. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc, ác ngữ…
 

Lời cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc… không ác độc nhưng cũng chẳng hay ho, tốt đẹp gì, đều đem đến nguy hại cả.

Xem thêm  Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết

Những lời nói như thế ấy làm đau lòng người khác, thường đưa đến sự xô xát, đánh đập tay chân hoặc đùi gậy, dao búa đến sứt đầu, bể trán mà thôi.

 
Người có học thức, hiểu biết, nội tâm đã được huấn luyện, có tu tập; thường dễ dàng tránh xa những lời nói kiểu này.

Lắng nghe lời Phật dạy về nghiệp lành, là Phật tử chân chính, ngôn ngữ nói ra phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe. Người ta thường ví miệng thơm như hoa lan để nói đến người có lời nói chân thật, ái từ là vậy.

Gieo nhan nao gat nghiep ay
 
!!!

7. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm…

 
Người xưa nói: Một ngày không đọc sách, một ngày hôi miệng! 
 
Những lời nói rỗng không, nhảm nhí, tục tĩu, vô ích… lâu ngày thành thói quen, tích lũy thành nghiệp ác.

Những lời nói bỡn cợt, ba lơn, ba láp, ba xàm; ban đầu tưởng là vô hại, nhưng lâu dần chúng trở thành cá tính khó rời; khiến ta thành kẻ không đứng đắn, thiếu tư cách, mất phẩm chất thật là uổng phí vậy.

Khi mà đã trở thành như thế thì kẻ ấy dù có chân đứng, địa vị, danh vọng và sự nghiệp gì trên cuộc đời cũng sẽ bị người coi khinh, khi rẻ, nhạo báng, xem thường!
 

Do đó, chúng ta cần vĩnh viễn từ bỏ lời nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm… để tâm luôn được bình an.
 

8. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự tham lam

 
Lòng tham tung rải bóng tối, đau khổ và tang thương cho nhân loại từ xưa đến nay. Lòng tham không chừa một ai trên trần thế! Tham ít khổ ít, tham nhiều khổ nhiều, đấy là định luật tất yếu.
 
Do đó,  người Phật tử chân chính muốn chấm dứt các khổ đau, phiền não thì phải biết nghe lời từ bi và trí tuệ của đức Đại Giác; phải biết vĩnh viễn từ bỏ lòng tham này vì lợi ích cho mình và cho người.

Đây là nghiệp lành vừa có phước báu nhân thiên vừa gieo duyên với cứu cánh giải thoát tối hậu.

!!!
 

9. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự oán hận (thù oán, oán hận, ác ý)

Hanh phuc khi tao nghiep lanh
 
 
Sự oán hận có thể hủy diệt nhân loại, thiêu cháy một làng, một xóm. Nó có thể tạo ngũ nghịch đại tội và đưa chúng ta vào hằng trăm loại địa ngục đồng sôi, lửa đốt, dao đâm, vạc dầu… thật vô vàn thống khổ.
 
Biết sự nguy hại của oán hận, người Phật tử chân chính nguyện phát triển nghiệp lành này, bằng cách tỉnh niệm thường xuyên để thấy rõ sự dấy khởi của nó và vĩnh viễn từ bỏ, loại trừ ưu và hận ra khỏi tâm.
 

10. Ý vĩnh viễn từ bỏ tà kiến (chuyển tà kiến thành chánh kiến)

 
Tà kiến là thấy sai, thấy lệch, thấy nghiêng, thấy một bên, thấy một phía, không thấy được cái chơn, cái thực, cái toàn diện.

Tuy nhiên, mới thấy tà như vậy cũng chưa phải tà kiến. Người thấy tất cả cái tà ấy, còn chấp cái tà ấy là chánh, là sự thật; rồi còn ra sức bảo vệ, phát triển quan điểm lệch lạc ấy nữa, mới chính thật là tà kiến.

Xem thêm  Đức Phật nói: Người có thói quen xấu này số VẤT VẢ cả đời, mong bạn không mắc phải!
!!!
 
Những người học Phật thường gọi danh những người chấp đoạn là đoạn kiến, chấp thường là thường kiến. Đoạn kiến và thường kiến chính là tà kiến vậy.
 
Đoạn kiến là quan niệm cho rằng chết là hết, không còn gì. Không có kiếp này, kiếp kia, không có thiện ác, không có thiên đường, địa ngục, không có nhân quả báo ứng.

Và, đạo đức, luân lý trên thế gian chỉ là trò u mê, ngốc nghếch! Vậy hãy hưởng thụ thân xác, làm cho “cái ta” hiện giờ đây được sung sướng, cực lạc. Hưởng thụ dục lạc ngũ trần chính là Niết-bàn vậy.

Các nhà đoạn kiến có quan niệm như vậy rồi dạy môn đệ, viết sách để quảng bá tư tưởng ấy. Chủ nghĩa duy vật chất, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa hiện sinh rơi vào đoạn kiến này.

 
Thường kiến có quan điểm cho rằng có một linh hồn, một tự ngã thường hằng bất biến, không thay đổi, đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia.

Do vậy, kiếp này làm vua thì kiếp sau cũng làm vua. Thương gia, tướng cướp, cùng đinh hoặc đui, què, mẻ sứt… kiếp này thì kiếp sau cũng y như thế.

Làm thiện chẳng có tích sự gì, làm việc ác mà được sung sướng thì cứ làm. Nhân, nghĩa, đạo đức, luân lý là con ngáo ộp dọa người đó thôi.
Chúng ta do Thượng đế đã cho giàu sang thì sẽ giàu sang mãi mãi…

!!!
 
Như vậy, đoạn kiến và thường kiến đã đầu độc thế gian, làm cho thế gian đổ nát, hoang vu, điêu tàn, băng hoại. Nó thiêu huỷ, đốt cháy đạo đức, nhân luân, nhân tính cùng các giá trị tinh thần thiêng liêng, cao cả khác.

Ngoài ra, rải rác trong kinh điển, còn có những cái gọi là biên kiến, kiến kiết phược, kiến hoang vu, kiến sa mạc, kiến điên đảo, kiến rừng rậm… đều là bà con họ hàng với tà kiến cả vậy.
 

Người Phật tử phải biết chuyển cái thấy sai thành cái thấy đúng, cái thấy nghiêng lệch bằng cái thấy chính chơn, nghĩa là phải biết chuyển tà kiến thành chánh kiến.
 
Chánh kiến thuộc tuệ phần, quan trọng nhất trong con đường Thánh đạo có 8 nhánh. Vậy chuyển tà kiến thành chánh kiến đúng là nghiệp lành tối thượng, cao cả nhất để đến nơi giải thoát, an vui, chân hạnh phúc. Lắng nghe lời Phật dạy để hướng tới cuộc sống vui vẻ, viên mãn.
Thủy Nguyễn (T.H)
 
Lời Phật dạy: Sống thanh thản, hạnh phúc, vượng vận quý nhân khi làm được những điều này
Phật dạy rằng, điều này có thể giúp ta THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
Lời phật dạy: Vì sao người hiền lành vẫn gặp khổ đau?
Lời Phật dạy: Sống có “đại khí” mới có thể hiên ngang giữa trời đất
Lời Phật dạy khi chồng ngoại tình: Cần tỉnh táo, bình tĩnh hơn là bi luỵ, đau khổ

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!