2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật

2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật
By Tâm Linh
Th1 09

2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật

Tamlinhthanbi.com Niệm Phật tu thân, đời đời phúc báo. Niệm Phật không những mang tới sự thanh thản, bình yên mà còn khiến con người tìm ra phương hướng cho cuộc sống của chính mình. Ích lợi cụ thể của tụng niệm là gì? Những người nào nên tụng kinh niệm Phật?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

2 loai nguoi va 5 thoi diem nhat dinh dung quen tung kinh niem Phat
 

1. Những ai đừng quên tụng kinh niệm Phật
 

Người sang giàu nên niệm Phật bởi phúc đức đời này đều đến từ việc tu hành của kiếp trước, người giàu sang phú quý kiếp này chính là người đã tu dưỡng đầy đủ nghiệp lành ở kiếp trước.

Nhưng sang giàu không vĩnh viễn trường tồn, nếu tạo ra nghiệp chướng thì chẳng mấy chốc tiêu tan, sa vào bể khổ. Vì thế người giàu cần tụng niệm hồi hướng, tiếp tục tu nhân tích đức cho bản thân và gia đình để phúc ấy kéo dài. 

Dẫu nhờ phước đức đã gieo mà kiếp này sung sướng thì cũng đừng vội mừng, tất cả chỉ là tạm thời mà thôi, khi về với cát bui cũng chỉ có hai bàn tay trắng.

Vậy thì bám víu vào những thứ hão huyền ấy liệu có ích gì. Tu Phật niệm kinh không phải chỉ để tiếp tục đời đời giàu có, kiếp kiếp ấm no mà quan trọng hơn là tìm thấy sự bình yên trong những ngày tháng đang sống.

Người nghèo nhất định phải niệm Phật. Kiếp trước xây ác nghiệp, kiếp này đền quả báo, để trả nghiệp nhất định phải thành tâm sám hối. Ngoài việc sống tốt, giữ tấm lòng thiện lương thì phải chăm chỉ tu dưỡng, nêu cao Phật hiệu để sớm xây thiện hạnh, tích lũy nghiệp lành cho mình.
Hơn thế nữa, cuộc sống nghèo hèn đau khổ về vật chất đã đủ để khiến con người mệt mỏi, cần có định hướng tinh thần níu giữ ta lại với đời. Giá trị ấy đến từ tu Phật, học Phật và hướng Phật, thấm nhuần tư tưởng từ bi hỉ xả của nhà Phật. Có như vậy thì mới tìm thấy được chân tâm ở cõi đời, cũng bớt khổ bớt đau, trong lòng có con đường sáng, tự dưng bỏ qua hết muộn phiền.
Khổ mà biết là khổ để thoát khỏi khổ ấy mới là kẻ trí. Khổ mà không biết khổ, cam chịu số phận thì phí hoài. Nếu nghĩ đời mình đã quá khốn khó, chẳng mong hòng gì, cầu Phật chỉ vô ích thì thật sai lầm. Cầu Phật không phải mong Phật giúp chuyển nghèo thành giàu, chuyển xấu thành tốt, đó là chuyện hết sức vô lý.
Niệm Phật là để bản thân giác ngộ, tìm ra chân lý, tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Tìm ra rồi mới biết sống thế nào cho tốt, sống tốt rồi đảm bảo thoát khổ.

Xem thêm  Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người

Con người trên đời ngoài vật chất, ngoài tiền tài còn có muôn vàn điều khác mang tới hạnh phúc, quên đi thiếu thốn vật chất, hướng tới sự giàu có ở các phương diện khác để cân bằng.

Trước chân tam bảo không phân biệt sang hèn, trước mặt Đức Phật không có người quý tiện. Nam nữ già trẻ trai gái, bất cứ ai có lòng đều có thể tụng kinh niệm Phật, tu dưỡng học đạo, không hề có cấm kị, không hề có giới hạn. 
arfAsync.push(“knye9xke”);
Sống trên đời dù giàu có thế nào, thành công ra sao, vinh hiển tột bậc cũng chẳng thể thoát khỏi 7 nỗi khổ lớn của đời người. Mà đã khổ thì phải tìm cách cải thiện, cách cải thiện tốt nhất chính là thường xuyên niệm Phật, có đạo dẫn đường tự tìm ra niềm vui trong nỗi khổ.

2. Những lúc nên tụng kinh niệm Phật

nhung luc nen tung kinh niem phat
 

– Lúc bận rộn:

Lúc không có Phật cũng có thể niệm Phật vì Phật tại tâm, trong lòng có Phật chẳng cần tượng cần chùa. Ngồi ngay ngắn, hướng mặt về phía Tây, khởi tâm động niệm, tự tưởng tượng ra hào quang xán lạn của Đức Phật rồi chậm rãi tụng, thân tâm an lạc, mọi xấu xa khổ ải cũng bay biến tự bao giờ. 
Tụng kinh trong lúc bận rộn, có thời gian niệm một câu thì niệm một câu, có thời gian niệm mười câu thì niệm mười câu. Ngay cả khi bận rộn, dù chỉ trống một khoảnh khắc cũng có thể hướng Phật mà cầu tụng, buông bỏ tạp niệm, sáng suốt tụng trì. 
Nhiều người cho rằng tụng kinh phải thành khóa thành bài, ngồi suốt một giờ mới là đúng đạo. Phật giáo không kiểu cách như vậy, miễn có lòng thì ở đâu cũng được, miễn có tâm thì bao lâu cũng tốt. Lúc đi niệm Phật, lúc ngồi niệm Phật, nghỉ ngơi giữa giờ niệm Phật, trước khi đi ngủ niệm Phật đều có giá trị như nhau.
Vì thế đừng lo lắng rằng bản thân quá bận, quá nhiều việc, không thể dành thời gian sáng tối trưa chiều ngồi trước ban Phật để tụng niệm. Cứ tụng kinh khi nào có thể, người có lòng Phật sẽ chứng tâm. Nghe kinh niệm Phật là nhất đẳng hưởng thụ của đời người, muốn lúc nào thì hưởng lúc ấy, hưởng ngay cả khi thời gian hữu hạn, không gian hẹp hòi.
 

– Lúc nhàn rỗi:

Trên đời có quá nhiều nỗi khổ, nhân sinh có quá nhiều người khổ, người bận rộn còn muốn tu hành, vậy sao người rảnh rỗi lại không tu tâm hướng Phật. Người bận chỉ tụng niệm được đôi ba câu, tranh thủ thời gian còn người rỗi có thể gia trì khóa tụng mỗi sáng, trưa, chiều tối; được nghe kinh Phật, nghe giảng Pháp, thật tốt biết bao.
Nếu không tận dụng thời gian thì là uổng phí, không tu tâm để tâm trôi nổi thì là lãng phí. Duyên phận cho ta không vướng bận thì đừng bê trễ, cố gắng học Phật niệm kinh nhiều hơn, chẳng những thành người có ích, làm việc có ích mà còn tự điều chỉnh bản thân không sa ngã vào những thói hư tật xấu.
Người rảnh rỗi chẳng những tụng kinh niệm Phật đều mà còn có thể tới chùa tham gia tu trì, làm nhiều việc thiện để lời kinh thấm sâu, biến thành hành động. Thay vì ngồi một chỗ, hòa nhập cộng đồng Phật tử, hướng tới giác ngộ Phật giáo chẳng phải tốt hơn hay sao.
 

– Lúc sai lầm:

Người có lúc phạm sai lầm, có lúc u mê lạc lối, cần phải tịnh tế để gia cố trí tuệ, một mặt sám hối mặt khác tăng cường sức mạnh để không tiếp tục đi sai đường. Niệm Phật về với chính đạo, mở lòng ra đón nhận những học thuyết, những sáng tỏ, những giác ngộ của Phật pháp. 

Một người tu hành có thể khiến bản thân tốt đẹp hơn và cũng làm cho những người xung quanh tốt đẹp hơn. Vì sao? Vì tu hành giác ngộ, trí tuệ phóng khoáng thì tự nhiên đối nhân xử thế cũng rộng rãi, khéo léo hơn, dẫn dắt người khác một cách sáng suốt, truyền năng lượng tích cực. 
Đặc biệt, người hướng Phật còn có thể truyền giảng đạo pháp và niềm tin tôn giáo của mình tới cộng đồng để tạo thành một tập thể hướng Phật. Một đồn mười, mười đồn trăm, nếu cao Phật hiệu, để tất cả cùng hướng thiện hướng phúc như mình.

– Lúc vui mừng:

Đừng vui mà quên đường, đừng thấy trước mắt mà nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi mãi. Trong cái vui phải biết lo cho tương lai, trong cái vui vẫn phải giữ tâm thật bình thản bởi mọi thứ đều chỉ có tính thời điểm, nay được mai mất, không trường tồn vĩnh cửu.

Vì thế thay vì nương nhờ vào phút giây ngắn ngủi, hãy hồi hướng tụng kinh niệm Phật để tìm được nguồn vui lâu dài. 

Kiếp người khổ nhiều vui ít, có vui thì chỉ là tạm bợ chốc lát rồi qua đi, còn nỗi buồn thì cư đeo đẳng mãi. Thân tâm cảnh lạc, tìm thấy hạnh phúc trong việc tụng kinh niệm Phật thì niềm vui tăng lên gấp bội còn nỗi buồn sẽ nhanh chóng lùi xa. 

– Lúc hổ thẹn: 

Làm sai mà hổ thẹn, kiếp trước tu ác nghiệp kiếp này chịu quả báo cũng hổ thẹn, khi trong tâm không dám đối diện với chính mình, hãy tìm đến Phật pháp.

Xem thêm  Đức Phật dạy về cho và nhận: Người biết cho đi thì PHƯỚC chưa tới nhưng HỌA đã rời xa

Kinh Phật không lên án, không bài trừ, không xa lánh một ai, đón nhận tất cả chúng sinh, những người biết hối lỗi, biết tự nhận sai và quyết tâm tìm ra đường đúng.

Càng làm sai càng nên tụng kinh để nhận ra lỗi lầm và biết phương hướng sửa chữa, khai mở trí tuệ, lần sau không đi vào vết xe đổ. Trầm luân trong mê là nỗi khổ, muốn thoát khổ chỉ có tự thân cố gắng, Phật giáo cho phương tiện, mỗi người tự cứu lấy mình.
 
Tụng kinh niệm Phật không cầu danh lợi, không khoe tài năng, không phô trương thanh thế. Làm người tu hành chẳng những không giàu có, không nổi tiếng mà còn không hãnh tiến, không đạt được bất cứ thứ gì hữu hình. Nhưng giá trị vô hình là vô giá, tinh thần, năng lượng, tâm linh, trí tuệ mang tới thứ hạnh phúc cao hơn tiền bạc vật chất. 
Niệm Phật không màng ngoại cảnh, không màng rào cản, không kể vui buồn, không so đo sang hèn, đó là thế giới của sự bình đẳng và trí tuệ, của lòng tin và thành tâm.

Con người có thể thiếu bất cứ điều gì nhưng nếu thiếu đi đời sống tinh thần thì tuyệt đối không thể tiến tới cảnh giới của bình an được. 
 

Tâm Lan

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!