5 ngôi chùa “cầu được ước thấy” nên đi lễ đầu năm

5 ngôi chùa “cầu được ước thấy” nên đi lễ đầu năm
By Tâm Linh
Th2 28

5 ngôi chùa “cầu được ước thấy” nên đi lễ đầu năm

  • Chớ làm điều này khi đi lễ chùa, HỌA nhiều hơn PHÚC

Năm mới lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Cùng điểm danh 5 ngôi chùa cầu được ước thấy trên đất nước Việt Nam.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1. Phủ Tây Hồ – cầu tài lộc

5 ngoi chua cau duoc uoc thay nen di le chua cau may dau nam  hinh anh

Phủ Tây Hồ 

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ).

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

2. Đền Bà Chúa Kho – xin lộc rơi lộc vãi

Theo dân gian truyền miệng thì, người đi lễ chùa cầu may đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới. Các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước… mặt Bà.

Xem thêm  Nếu đang đau đớn vì mất người thân nhất định phải nghe lời Phật dạy sau đây

Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay. Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin “lộc rơi lộc vãi”. Vay thì thủ tục khá rắc rối, phải qua nhiều ban bệ. Đa số mọi người lên xin lộc rơi lộc vãi nhưng năm nào cũng lên tạ lễ Bà đã phù hộ cho.

Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.
 
Tham khảo thêm: Văn khấn Lễ Đền Bà Chúa Kho chuẩn xác nhất
 

3. Quốc Tử Giám – xin chữ

5 ngoi chua cau duoc uoc thay nen di le chua cau may dau nam  hinh anh

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám những ngày đầu năm khách ra vào nườm nượp. Khách chủ yếu là học sinh. Sáng mồng Một đi xin chữ thánh hiền, lòng người như phơi phới và thanh tao, cả người cho lẫn người xin.

Nhiều bậc cha mẹ cùng con cái ríu rít tới xin chữ. Ấy vậy nên, các thầy đồ lấy bao nhiêu tiền một chữ, ai nấy đều vui vẻ rút hầu bao, không mặc cả thêm bớt như đi mua sắm món hàng hóa thông thường.

arfAsync.push(“knye9xke”);

4. Đền Trần – xin ấn

Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần. Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân.

Xem thêm  Vạn sự tùy duyên và những điều chúng ta đặc biệt phải ghi nhớ trên đời

Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần.

Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng Giêng.

Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.

 
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách cúng lễ và văn khấn Lễ Đức Thánh Trần chi tiết nhất

5. Đền Chử Đồng Tử – cầu duyên

5 ngoi chua cau duoc uoc thay nen di le chua cau may dau nam  hinh anh

Đền Chử Đồng Tử 

Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử.

Mối lương duyên của Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm.
Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân, tức theo tục thờ Quan Vân Trường thuở trước đã in vào lối sống của người Hoa và cả người Việt hiện nay.

Xem thêm  Khám Chí Hòa - "Trận đồ bát quái" giam giữ linh hồn

Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.

Mời bạn đọc tham khảo: Trọn bộ văn khấn cúng lễ tại đền, chùa, miếu phủ. 

► Xem ngày tốt đi lễ chùa chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

ST

Xem Clip Tính người gây họa phúc

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!