Từ câu chuyện bà cụ tìm kim để thấy ta đã lầm đường, lạc lối tới mức nào

Từ câu chuyện bà cụ tìm kim để thấy ta đã lầm đường, lạc lối tới mức nào
By Tâm Linh
Th1 07

Từ câu chuyện bà cụ tìm kim để thấy ta đã lầm đường, lạc lối tới mức nào

(Tamlinhthanbi.com) Câu chuyện bà cụ tìm kim vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc sau đây sẽ giúp bạn nhận ra thứ bạn đánh mất và thứ bạn tìm kiếm không giống nhau cũng chỉ vì bạn thích sự an nhàn, dễ dàng mà quên nhìn vào thực tế.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!

Câu chuyện bà cụ tìm kim

Một trong những câu chuyện trong Phật giáo được các thầy kể lại nhiều nhất để răn các đệ tử của mình đó là về một bà lão tìm cái kim:

Chuyện kể lại rằng, vào một buổi chiều muộn, người ta trông thấy một bà cụ gầy yếu, dáng vẻ mệt mỏi khi đang khom lưng như đang tìm kiếm thứ gì đó mà bà đánh mất ngay phía trước túp lều ở trong một con hẻm nhỏ.

 
Những người qua đường hỏi:

– Bà đánh rơi vật gì à?

Bà trả lời:

– Tôi đánh mất cây kim.

 
Một người tỏ ra rất nhiệt tình nói tiếp:

– Chúng tôi sẽ giúp bà.

Tất cả những người ở đó bắt đầu tìm kim với bà. Sau một hồi không thấy cây kim đâu, mọi người dần mất kiên nhẫn rồi hỏi bà cụ:

– Đường thì dài còn kim thì rất nhỏ, chính xác là bà đánh rơi kim ở chỗ nào? Nếu biết nó rơi ở đâu, chúng tôi sẽ tìm rất nhanh. 

 
Bà nói:

– Bên trong nhà tôi.
 

Nghe thấy vậy, có người bực mình gắt lên:

– Bà bị lẫn à! Nếu bà đánh rơi kim trong nhà, tại sao bà lại đi tìm ngoài này?

Bà cụ thong thả đáp:
 

– Bởi vì ngoài này có nắng, còn trong nhà thì không có.
 
Mọi người lại cười phá lên và bắt đầu giải tán. Bà lão gọi họ lại và nói: 
 
– Mọi người hãy nghe tôi! Chuyện tìm cây kim của tôi cũng chính là những gì các bạn đang làm giữa đời thực. Các bạn luôn tìm kiếm niềm vui và sự bình an bên ngoài mà không đặt câu hỏi quan trọng và đầu tiên là: Bạn đã đánh mất nó ở đâu? Đôi mắt bạn nhìn, đôi tai bạn nghe, đôi tay bạn luôn nắm những cái ngoài nội tâm. Chính vì thế bạn luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài tâm mình.
 

Ta miệt mài tìm kiếm gì giữa cuộc đời này?

Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Nhưng trong quá trình đó, chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên.

Khi bị những nỗi khổ này hành hạ, có người thiếu khôn ngoan khi thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ, “lây lan” sang cả những người xung quanh mình. 

Trong cuộc đời này, chúng ta mải miết kiếm tiền về cho gia đình, tìm kiếm một nửa yêu thương, mục đích cuối cùng cũng là để có hạnh phúc, thế nhưng tại sao chúng ta không dám hạnh phúc ngay từ lúc này đi?

Không cần đợi giàu có hay tìm được người thương mới hạnh phúc vì nó ở ngay trong chính bạn chứ không phải ở những thứ bạn đang tìm kiếm. Không thể tìm thấy hạnh phúc bằng cách này.

Hầu hết ai trong chúng ta cũng tìm kiếm mọi thứ ở bên ngoài rất nhiều nhưng không nhận ra rằng, không cần phải mong cầu điều gì cả, hạnh phúc luôn tồn tại bên trong chúng ta. Đó có thể đơn giản là niềm vui khi chồng cùng bạn chuẩn bị bữa tối, giúp bạn chút việc nhà, động viên, quan tâm tới bạn… chứ không phải đợi đến lúc chồng mua được ô tô hay căn nhà mới. Nếu thế khi người ta không thể sắm nhà, sắm xe thì bạn khổ đau suốt đời?
  

Khi ta được sinh ra trong hình hài con người đã là một ân huệ nhưng có lúc ta lại phí phạm cuộc sống cho ích kỷ, nhỏ nhen. Dường như ta đã quên rằng mọi thứ đều xuất phát ngay từ tâm mình, không phải tìm kiếm ở bất kỳ nơi đâu cả, mọi việc cũng có thể giải quyết ngay ở chính ta mà thôi.

Đức Phật vì thế mà luôn tìm cách hướng dẫn chúng ta điều chỉnh thân và tâm mình. Đó cũng là một phần lý do Phật giáo không tin vào đấng sáng thế. Không ai ngoài ta có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của mình cả kể cả Thần Phật. Ngài không bao giờ chỉ dẫn đệ tử của mình những hình thức sáo rỗng thực hành nghi thức hay nghi lễ nào. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm.

Xem thêm  Những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Việt Nam, nếu hiếm muộn con cái thì nên thử đến đây

Nên mọi con đường đều hướng về việc “hãy tự biết mình” không chỉ qua lý thuyết, cảm xúc, đức tin… Chỉ chừng đó thôi chưa đủ, ta phải hiểu được thực tại bằng cách kết hợp lý thuyết và thực hành, dám dấn thân để tự đúc rút kinh nghiệm, chiêm nghiệm lại. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Vậy thì, hãy thắp sáng bên trong, hãy xây dựng một thế giới nội tâm vững chắc, để bất cứ khi nào ta cũng có thể quay về nương tựa, để bình an, hạnh phúc dù bên ngoài có phong ba bão táp. 

 
Phật hướng dẫn ta tự điều chỉnh thân tâm mình
 

Can đảm nhận ra lỗi của mình

 
Đức Phật đã dạy: “Kẻ ngu mà không nhận mình ngu, mới thực sự là ngu. Còn người ngu nhưng biết mình ngu thì trong mức độ nào đó cũng là khôn”.

Câu chuyện bà cụ tìm kim có thể khiến bạn bật cười nhưng nếu dám nhìn nhận lại, ta không khác bà già ấy là bao, việc gì cũng đổ lỗi cho những thứ bên ngoài, không phải là ta. Điều đó rất bản năng vì việc đổ lỗi, trách móc người khác mang cho ta cảm giác thoải mái, dễ dàng hơn như thể ta trút được gánh nặng vậy.

Đức Phật từng nói rằng ta mới chính là người tạo ra thế giới này của mình, đó là sự vận động của quy luật Nhân Quả. Ta gieo hạt na sẽ ra cây na chứ không thể là cây táo được. Vì thế, nếu ta gây ra lỗi lầm không chỉ là xui xẻo hay do lời nguyền ác ý nào đó mà chính ta là người tạo khổ cho mình. Chính ta là người gây bất hạnh cho mình. Chính ta mới có thể giải thoát cho mình.

 
 Đức Phật đã nói: “Thật dễ thấy lỗi người/ Quá khó để nhận ra lỗi mình”. Tâm con người thường dễ tự dối mình, nên không ai muốn thừa nhận những yếu kém của bản thân. Nếu ta thực sự muốn được giải thoát, ta phải có can đảm thừa nhận sự yếu kém của mình. Vì thế, nếu có gây ra lỗi lầm đừng ngại ngùng thừa nhận. Học cách nhận lỗi chưa bao giờ là dễ dàng nhưng làm được sẽ cực kỳ thăng hoa.

Xem thêm  Vì sao Đức Phật bắt con uống nước rửa chân bẩn thỉu?

Từ nay, chúng ta phải tập gánh trách nhiệm cho cuộc đời mình và thừa nhận khuyết điểm của bản thân chứ không oán trách hay phiền hà người khác. Hãy nhớ câu nói của người xưa: “Kẻ vô học luôn đổ lỗi cho người; kẻ có chút học thức tự trách mình, còn người trí không đổ lỗi cho gì cả”.

 
Là người trí, bạn phải tập tự giải quyết vấn đề của mình mà không trách móc ai cả. Nếu mỗi cá nhân đều cố gắng tự sửa lỗi mình, thì thế giới này sẽ được bình an.

Nhưng phần đông chẳng mảy may cố gắng để nhận thức rằng chính họ mới phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều bất hạnh xảy ra cho mình. Họ nhìn ra ngoài để tìm kiếm nguồn gốc vấn đề vì họ miễn cưỡng, không muốn thừa nhận những thiếu sót của bản thân. Thế nên những người trẻ không kiếm được tiền thì trách cứ rằng bố mẹ mình không giàu có, công việc không suôn sẻ thì đổ tại đồng nghiệp…

 
Bạn phải học cách bảo vệ sự bình an, thanh tịnh mà bạn đã tạo ra được trong tâm mình. Để gìn giữ nội tâm thanh tịnh, bạn phải biết lúc nào cần buông bỏ, lúc nào phải dẹp bỏ cái tôi, lúc nào cần phải khiêm nhường, lúc nào phải che lấp cái ngã giả tạo,… Bạn không nên để kẻ khác tước đoạt sự an bình nội tâm của mình. Bạn có thể duy trì điều đó nếu bạn biết cách hành động khôn ngoan.

Phật giáo nói về giới tính – Ngài có phân biệt người đồng giới?
Cúng thí thực có nguồn gốc từ Phật giáo, đừng ai nhầm tưởng mà theo tà đạo

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!