Thần thông – mở luân xa
Các chuyên gia khoa học cho hay trong bộ não con người có một phần nhỏ gọi là tuyến quả thông (gọi tên theo hình dáng của nó) thường được xem như con mắt thứ ba ở giữa trán. Nó nằm ở gần chính giữa não, nằm giữa hai bán cầu não. Vì thế nhiều người không nhận được thông tin từ con mắt thứ ba.
Bạn có thể đánh thức con mắt thứ 3?
Có một người nhờ vô tình hoặc luyện tập mà qua quá trình thực hành năng lượng mà sử dụng được nó ở một mức độ vừa phải trong thực tại thể chất, người đã sử dụng được con mắt thứ ba này 100% chính là Đức Phật. Tham khảo: Thần thông là gì? Liệu đó có phải là điều gì huyền bí
Trong 7 luân xa đó, luân xa 6 là điểm xoáy quan trọng nhất nằm ở gốc mũi, giữa hai mắt và lông mày. Chính vì vậy, luân xa 6 còn được gọi là “con mắt thứ ba” hay là “giác quan thứ 6”.
Đồng thời, họ cũng có khả năng dự đoán được nguy hiểm từ khi chúng chưa xảy ra (hay còn gọi là giác quan thứ 6), đọc được suy nghĩ của người khác, di chuyển các đồ vật trong không gian… Tuy nhiên, có rất ít trường hợp mở được luân xa 6.
Khai mở con mắt thứ 3 không hẳn là điều tốt
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ diễn ra như thế nào nếu bạn có thể nhìn thấy quá khứ và tương lai, hay nhìn thấy ma, các thực thể vô hình, hay các thứ ko nhìn được bằng con mắt vật lý… Cuộc sống lúc đó sẽ thực sự bị đảo lộn phải không nào.
Không thể phủ nhận rằng các phép lạ siêu nhiên là công cụ đắc lực để thu hút hay tạo niềm tin cho người khác. Người bình thường cho rằng người có thần thông là người tu hành đắc đạo, có thể cứu rỗi linh hồn của người khác; do hiếu kỳ, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường; hoặc có thể trị bịnh, dự đoán kiết hung.
Do nghĩ rằng người có năng lực siêu nhiên là bậc thánh đã đắc đạo, nên tin rằng những gì họ nói đều đúng. Thậm chí để khẳng định mình là người được “Nhà Trời” đưa xuống hay tái thế của Phât, của Chúa bằng cách thể hiện cho mọi người chút pháp thuật mà mình học được.
Những kẻ tà ma ngoại đạo này cố tình tạo nên sự huyền bí cho bản thân, rằng mình chứng được cái này, đạt được cái nọ, xẹt hào quang, rồi giả Phật giả thần, phán cái này cái kia để lừa gạt những người thiếu hiểu biết. Cho dù họ phán trật nhưng quần chúng vẫn tin rầm rầm vì nghĩ họ đã “đắc đạo” rồi.
Thực tế là những người theo tà giáo, họ đã lợi dụng lòng tin của người khác khi thể hiện khả năng thần thông, thấy những điều người khác không thể thấy này để quy tụ những người đi theo và ca tụng mình.
Từ thời Đức Phật, nhiều người đã tự xưng là A-la-hán bằng cách khoe một số khả năng hơn người của mình thu hút người khác cung kính, cúng dường mình chứ không phải chỉ có thời nay mới có những tà đạo nhân danh Thánh thần hay Đức chúa trời.
Nhiều tổ chức tín ngưỡng trong xã hội hiện đại của chúng ta, dù mang danh xưng và hình thức khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm là tạo ra sự huyền bí, tiếp xúc được với thánh thần, cõi âm, giúp tu hành mau chứng quả, mau đạt được những năng lực siêu nhiên như xuất hồn và cũng như có khả năng trị được những căn bịnh hiểm nghèo mà y học bó tay.
(Tổng hợp)