Phật dạy về sự lãng phí thời gian
Thực ra quy luật nhân quả hoạt động không rõ ràng được như trên vì nó là tự tổng hòa của nhiều việc, nhiều hành động trong quá khứ lẫn hiện tại chứ không thể rõ ràng như 1 + 1 = 2, dễ dàng giải thích như cách chúng ta vẫn nghĩ.
“Này các đệ tử, ban ngày thì nỗ lực tu tập pháp lành, không để thời gian trôi qua uổng phí. Đầu hôm, cuối đêm cũng không luống bỏ. Giữa đêm tụng niệm, tu trì. Đừng vì chuyện ngủ nghỉ mà để cuộc đời trôi qua vô ích. Hãy tâm niệm rằng ngọn lửa vô thường đang đốt cháy thế gian, để tự tinh tấn độ mình, khắc phục sự lười biếng, ngủ nghỉ…”
Có thể thấy, Đức Phật khuyên các đệ tử của mình cần phải chăm chỉ, ý thức việc tu tập cũng giống như người thường cần phải tu thân vậy, việc đó không thể trì hoãn và phải thực hành thường xuyên mới mong có được kết quả mà mình muốn.
Xem thêm: 50 câu nói hay về thời gian đáng giá như kim cương bạn không thể bỏ qua
Nhận thức cuộc sống ngắn ngủi để sớm tỉnh thức
Chúng ta có người sống vội nên lăng xăng làm việc không đủ thời gian để mưu cầu sự sống, ngược lại cũng có người thấy thời gian thừa thãi, dài lê thê. Cả hai cách sống đấy đều là phí hoài thời gian vô ích.
Ví dụ ta có may mắn sống thọ đến 80 năm, thì mất nửa đời người 40 năm để ngủ, còn lại thời gian 40 năm chúng ta sinh hoạt và làm việc mà thôi. Thế mới thấy, cuộc sống này ngắn ngủi đến từng nào, từng giây phút mà chúng ta đang sở hữu quý giá biết bao.
Hãy đếm ngược quỹ thời gian mà mình đang có để thức tỉnh rằng quỹ thời gian hữu hạn, chớ phí hoài cho việc ăn chơi, ngồi lê đôi mách, tán gẫu, thị phi… thời gian dành cho sự chăm sóc bản thân không còn nhiều.
Nhận thấy cuộc sống ngắn ngủi không phải bi quan yếm thế mà là sự tỉnh thức, để mỗi cá nhân chiêm nghiệm sự thật vô thường của cuộc đời để giác ngộ được tự tính vô thường của vạn pháp, có như thế mới đủ dũng cảm sống trọn vẹn cho từng khoảng khắc mà mình có được.
Kinh Kim Cang đưa ra hình ảnh ẩn dụ cho thấy sự mong manh vô thường của các pháp hữu vi, và sự hạn hữu của thời gian. “Tất cả các pháp hữu vi, đều như chiêm bao, như ảo thuật, như bóng nước, như ảnh tượng, như sương mai, như điện chớp, nên phải quán sát đúng như vậy.”
Cuộc sống này rất công bằng, ai cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ, ta cần phải quyết định việc gì cần làm và việc gì cần bỏ qua, chúng ta dành bao nhiêu thời gian để ngồi nhìn lại thật sâu vào tâm mình, nuôi dưỡng và phát triển nó.
Lúc còn trẻ khỏe, nhiều người chỉ lãng phí thời gian cho những thú vui vô bổ vì không biết mục tiêu cuộc đời của mình là gì. Cho nên, phải biết tiết kiệm thời gian, biết tranh thủ thời gian để làm những việc có ích cho mình, có lợi cho người.
Tại sao chúng ta phải quý tiếc thời giờ? Đó là vì trân quý duyên lành ít có, khó được mà ngày nay mình đã có được nên trân quý. Khi nhận ra được một cái gì đó ít có và khó gặp thì chúng ta sẽ rất quý trọng, tìm cách giữ gìn và làm cho nó tăng trưởng, không để bị cuốn mất đi.
Ta nói câu: “Thời gian quý như vàng” mà quên cả việc nhận thức về nó một cách sâu sắc. Sự thật là thời gian trôi qua lại cuốn phăng cái quý báu đó đi, chuỗi ngày còn lại để mình may mắn còn có được nó thì quá ít ỏi nên chúng ta phải trân quý. Chính vì trân quý như vậy cho nên ta mới không dám để một phút giây nào lơi lỏng, trôi suông.
Đã được làm thân người rồi, còn được trí tuệ thì được xem là sở hữu những điều vô cùng quý giá, thế mà ta cứ mải đi kiếm đâu đâu để mặc thời gian phí hoài thì thật là đáng trách.
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, nên hãy tỉnh thức để kịp sắp đặt những gì để hoàn tất từng phần đời mình, để thời gian không thờ ơ trôi qua trong lãng phí. Hãy biến mình thành ông chủ thông minh sở hữu trong tay công cụ là thời gian thành công để đạt được những thành công trong đời. Vì vậy, hãy sử dụng vốn thời gian tốt nhất, để một mai không hối tiếc điều gì.