1. Đầu thai là gì?
Vì chúng ta không có năng lực để tự đi tái sinh mà lại bị nghiệp dẫn đi, nghiệp này nắm chúng ta và quăng chúng ta vào bào thai cho nên chúng ta có người sinh ra trong gia đình giàu có, có người lại sinh ra trong gia đình nghèo khó chứ làm gì ai muốn mình nghèo không?
Lý do là nghiệp dẫn mình đi, nó ném mình đi vào đó và chiêu cảm, đưa chúng ta đi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác và cuối cùng mình dừng lại bằng sự chiêu cảm thích thú.
Chúng ta sân si, nóng nảy thì nó sẽ chiêu cảm đến những cảnh giới nóng nảy, bực bội, hơn thua, hễ mà mở miệng ra là gây gổ, mâu thuẫn. Nghiệp ném chúng ta vào bào thai tương ứng với tâm thức và cái tâm của chúng ta đang khởi lên nghiệp.
Trong khi đó chúng ta hoàn toàn không có khả năng này, không thể tới nơi mà mình mong muốn, đành để bị nghiệp lực dẫn đi tái sinh. Việc chúng ta không chọn được nơi mình tái sinh được Đức Phật gọi là đảng sinh trong dân gian gọi là đầu thai.
2. Thân Trung Ấm là gì?
Thân mà chúng ta đang sống gọi là tiền hữu (chịu đủ đớn đau, buồn, khổ trong cuộc đơi), thân mà chung ta sau khi chết chúng ta bắt đầu đầu thai thì thân đó gọi là hậu hữu (tức là bắt đầu của một cái thân khác, cũng chịu sinh tử, cũng chịu phiền não, cũng trôi trong sinh tử luân hồi).
Chặng giữa của thân trước và thân sau gọi là thân trung hữu. Thân trung hữu vẫn còn chịu sinh tử, vẫn còn chịu phiền não, vẫn còn đầy tham sân chấp ngã. Thân đó còn có một cái tên khác là Thân Trung Ấm bởi vì cũng được cấu thành từ 5 ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Trường hợp thứ hai là khi chúng sinh tạo nghiệp cực thiện thì được sinh vô cõi trời vô sắc thì đó là cảnh giới hóa sinh, sinh ngay nơi đó không cần trải qua Thân Trung Ấm.
Theo tinh thần Tị Nại Gia Tạp Sự là thân này chỉ có tuổi thọ 49 ngày và có đầy đủ sức thần thông, mắt có thể thấy xa không chướng ngại, đi xuyên tường, hay có thể nói đơn giản là thân trung ấm này có thần thông, biết hết, biết tất cả chuyện này chuyện kia và thỉnh thoảng chúng ta khởi niệm hướng về người này thì chúng ta có cảm nhận là người đó đang buồn, đang vui hay đang khổ.
Trung ấm có hai loại, loại hình sắc xinh đẹp và dung mạo xấu xa, thân trung hữu của điạ ngục hình tướng rất xấu, sắc đen như than, trung hữu của súc sinh sắc nám như khói, trung hữu của ngạ quỷ sắc đạm như nước, trung hữu của người và trung hữu của đời ở cõi dục thì như vàng ròng, trung hữu của chư thiên cõi sắc thì đẹp lộng lẫy màu tươi sắc trắng rực rỡ.
Kate Nguyễn (Tổng hợp)