Đứng trước Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ cần nhẩm niệm 3 nguyên tắc này sẽ cầu được ước thấy khổ nạn tất qua

Đứng trước Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ cần nhẩm niệm 3 nguyên tắc này sẽ cầu được ước thấy khổ nạn tất qua
By Tâm Linh
Th1 07

Đứng trước Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ cần nhẩm niệm 3 nguyên tắc này sẽ cầu được ước thấy khổ nạn tất qua

(Tamlinhthanbi.com) Bồ Tát Quán Thế Âm là đại diện của lòng đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh theo giáo lý nhà Phật. Muốn tâm nguyện của bản thân có thể thành hiện thực, bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
  • Phật dạy ai cũng sở hữu viên NGỌC QUÝ bạn không biết sẽ nghèo khó suốt đời
  • Tại sao vợ không xinh bằng người khác mà bạn vẫn yêu? Đức Phật hé lộ nguyên nhân thực sự
  • Bài giảng Đức Phật bị chê sáo rỗng nhưng cách Người phản ứng khiến ai cũng phải gật gù

 

Vì sao phải khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát?

 
Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi
Các vị Bồ Tát là kết tinh từ đức hạnh cao quý của Đức Phật

Các vị Bồ Tát là những bậc được kết tinh bởi đức hạnh cao quý tuyệt vời của đức Phật và được thánh hóa để trở thành nhu cầu của quần chúng. 

 
Nếu như Bồ Tát Văn Thù là hình tượng biểu trưng được thánh hóa về khao khát trí tuệ, tri thức mà con người gửi gắm thì Bồ Tát Quán Thế Âm là hình ảnh được con người thánh hóa để làm chỗ nương tựa cho tâm hồn của chúng sinh.
 
Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mang tới tình thương và sự che chở bảo hộ, một bàn tay hiền từ, tươi mát tưới tẩm, cảm thông và xoa dịu nỗi đau thương tang tóc trong cuộc sống của nhân loại.
 
Quán Thế Âm, tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Ngài lắng nghe âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ. 
!!!
 
Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại…
 
Nói cách khác, Phật Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự nhân từ, lòng từ bi, cứu rỗi nhân loại khỏi những khổ đau, bệnh tật và phù hộ cho nhân loại cuộc sống bình an, hạnh phúc, đoàn viên. 
 
Hình ảnh Phật Quán Thế Âm luôn hiền từ, nhân hậu nhắc nhở con người luôn biết sống hướng thiện và từ bi. Ở Phật Quán Âm, ta luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, an nhiên, không bị những muộn phiền của cuộc sống làm âu lo. 
 
Dân gian luôn có câu: “Quán Âm hộ mệnh”, nhiều người nghĩ đến việc khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
 
Việc mọi người cúi đầu khấn cầu trước Quán Thế Âm Bồ Tát chính là mong muốn được Ngài ban cho sự an nhiên, tự tại, tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc ấm no.
 
Đó là lý do mỗi khi chúng sinh gặp nạn thường niệm danh hiệu của Ngài là “Quán Thế Âm Bồ Tát” để được cứu độ và giải thoát khỏi khốn cảnh.
 
Thế nhưng không phải cứ đứng trước Quán Thế Âm nói hết ra những nguyện vọng của bản thân là sẽ được Ngài chứng giám và phù hộ độ trì thành sự thật.
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Nếu chúng ta thực sự muốn giải trừ nghiệp chướng, được phước báo, thì chỉ vái lạy Bồ Tát thôi chưa đủ, bản thân chúng ta tốt nhất phải tuân theo những nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây, có như vậy chúng ta mới có thể nhận được sự gia trì của Ngài.
 

Nguyên tắc thứ 1: Những gì bạn CẦU XIN phải phù hợp với nhân quả

 
Hầu hết mọi người đi chùa lễ Phật Bà Quán Âm Bồ Tát, đều là do có việc cầu xin Bồ Tát. Chúng ta có thể cầu Bồ Tát, nhưng không được cầu những điều trái với Luật nhân quả. Đây chính là nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi khấn niệm trước Quán Thế Âm để những điều bản thân mong cầu có thể linh nghiệm.
 
Đây là lý do tại sao một số người dù có chăm chỉ quỳ lạy trước Quán Âm Bồ Tát nhưng không có tác dụng gì. 
 
Đạo Phật thường nói:

Xem thêm  Tụng kinh niệm Phật chớ quên 2 điều quan trọng này để nhận phúc báo ngày càng sâu dày
comment leftTrồng nhân lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì gặp quả ác.
Lời Phật dạy
comment right

Chư thần Phật, Bồ Tát tuy có thần thông quảng đại nhưng cũng không thể thay đổi nhân quả, nếu điều bạn cầu xin các Ngài đi ngược lại với luật nhân quả thì đức Phật cũng không thể giúp được bạn.

!!!
 
Đức Phật không thể ban phước hay giáng họa cho bất cứ cá nhân nào, mà Ngài chỉ là một bậc thầy chỉ đường, Ngài chỉ ra con đường chính pháp đúng đắn – con đường mà Ngài đã tự mình chứng ngộ, để mỗi người khi thực hành theo lời Ngài dạy mỗi ngày bớt đi tham, sân, si, đau thương, sầu muộn.
 
Theo lời Phật dạy, nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải do người khác mà chính tự nơi mình. Vì mãi chạy theo vật chất, không hiểu rõ luật nhân quả, không học sống yêu thương, do đó phải chìm nổi trong biển khổ luân hồi, sinh vào nơi bần cùng hà tiện. Chịu biết bao gian nan, nghèo cùng, khốn khó.
 
Ở đời dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai cũng muốn mình được đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, đầm ấm, hạnh phúc. Thế nhưng, muốn có quả nhưng lại chẳng muốn gieo nhân, hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn hái quả lành, đừng trách sao tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ toàn thấy khổ đau. 
 
Khổ quá thì nghe ai nói chỗ nào cầu xin linh thiêng, sẽ ăn nên làm ra, rồi chạy đến để cầu khẩn mà không biết được rằng muốn giàu sang thì phải gieo nhân bố thí, cho đi mà chẳng mong cầu.
 
Những quả thiện lành không thể cầu mà có được, chúng ta phải gieo nhân tốt mới có được quả tốt. Chúng ta nên hiểu rõ hậu quả của các thói quen và hành động tham lam, giận dữ, si mê và cố chấp, kết thúc các nguyên nhân tiêu cực này, các tình trạng đau khổ vô hình hay cụ thể sẽ tự biến mất.

Nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm
 
!!!
Cho nên khi khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng ta phải suy niệm trong tâm, vấn đề mình đang cầu xin Bồ Tát có phù hợp với nhân quả không? 
 
Nếu bạn là người kinh doanh, người buôn bán thịt, bạn đến chùa cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho việc kinh doanh của mình ngày càng ăn nên làm ra, tiền vào như nước, Bồ Tát có thể giúp bạn như thế nào đây? Nếu Ngài thỏa mãn nguyện vọng của bạn, thì sẽ làm tổn thương nhiều chúng sinh hơn. Đương nhiên những điều đó Bồ Tát sẽ không giúp bạn.
 
Người lười biếng, không chăm chỉ làm việc, không nỗ lực học hành, chạy đến xin Bồ Tát cho mình phát tài, thành công, thi cử đỗ đạt ghi tên vào bảng vàng. Đây rõ ràng là những điều  trái với nhân quả, dù bạn có cầu xin Bồ Tát cũng là vô ích. 
 
Ai cũng cầu cho an khang, sung túc, yên lành, nhưng lại buôn gian, bán lận, buôn hàng giả, hàng nhái, buôn thuốc giả, thức ăn kém an toàn; uống rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông, gây gổ đánh nhau… thì sao thân lành, tâm an lạc được. Con người đang cầu an cho chính mình nhưng lại đem bất an cho người khác. Vậy có hợp lý không, có được Phật Thánh phù hộ không?
 
Cuộc sống sẽ chẳng tươi đẹp nếu chúng ta chỉ có những ước muốn thuần túy mà không có những hành động thiết thực. Chính vì lẽ đó mà mối quan hệ nhân – quả luôn được Phật giáo đề cao và răn dạy mọi người phải nghe theo.

Xem thêm: Vì sao Phật dạy nhân quả không chừa một ai?

!!!
 

Nguyên tắc thứ 2: Những việc bạn LÀM đều phải hợp nhân quả

 
Khi đứng trước Phật Bà Quán Âm Bồ Tát, chúng ta phải luôn quán chiếu lại hành vi của mình, nhớ lại xem mình có làm điều gì vi phạm nhân quả hay không. Đây chính là điều thứ 2 cần ghi nhớ trong nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm.
 
Nếu thường sát sinh, trộm cắp, tà dâm, uống rượu, nói bậy, nói tục, nói dối, nói lời ác khẩu làm tổn thương người khác, dù bạn có cầu xin Bồ Tát gia trì cũng vô ích, bởi vì nhân ác chắc chắn sẽ mang lại quả ác.
 
Chư Phật, chư Bồ Tát cũng chỉ là tác duyên cho chúng ta. Còn việc chúng ta cầu nguyện có linh ứng hay không còn phụ thuộc vào phước báu của mình ra sao. Chúng ta không thể đòi hỏi cái gì vượt quá phước báu của mình được. 
 
Muốn có phước báu để có thể cầu được ước thấy, ta phải tích lũy đầy đủ từ các thiện căn của bản thân ta.
 
Trong kinh Đức Phật nói rằng chuyện Chư Thiên, Chư Thần hộ trì là có thật nhưng các Ngài hộ trì theo duyên phước của chúng sinh, nếu bản thân người đó vô phước thì cũng sẽ không có ai hộ trì. 
 
Ví dụ như có những người ăn xin, ăn mày, ai nhìn thấy cũng bố thí cho; nhưng cũng có những người ăn xin, ăn mày, ai nhìn thấy cũng ghét và không muốn cho. Đó là do phước báu của người ăn xin.
!!!
 
Cho nên, trước khi chúng ta muốn cầu nguyện cái gì, chúng ta nên tích lũy phước báu và chuẩn bị cho các duyên được đầy đủ. Cách đơn giản nhất chính là chăm hành thiện tích đức, kết thiện nhân ắt sẽ gặt thiện quả, phước báu ngày càng sâu dày.

Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể cho chúng ta quá phước báu của các Ngài. Các Ngài có thể “ứng phước trước” cho chúng ta giống như cho chúng ta vay trước, nhưng đó là khi các Ngài nhìn thấy khả năng hoàn trả được phước của chúng ta, tức là chúng ta phải tu tập tinh tấn, giữ giới làm phước để được hưởng đúng số phước đúng như các Ngài đã “ứng trước”.
 
Khi phước báu đầy đủ thì các việc sở cầu của chúng ta sẽ tự nhiên được linh ứng. Còn nếu mình thật sự không có phước báu hay thiện căn thì cầu mỏi miệng cũng không được. 
 
Đó là lý do có những người chuyên đi khấn thuê, kêu thay, lạy đỡ,… họ khấn rất hay, rất giỏi nhưng họ vẫn rất khổ và nghèo. Cho nên, chúng ta thấy việc thành tựu cầu nguyện không phải là do khấn hay, khấn giỏi mà là do phúc báu của chúng ta đến đâu thì chúng ta hưởng đến đó. 
!!!
 
Trong cuốn “Thái thượng cảm ứng thiên” viết:

comment leftHọa phúc vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình.
Theo Thái thượng cảm ứng thiên
comment right

Câu này ý rằng họa phúc của một người đều không có cửa mà là do bản thân người ấy tự gây ra. Làm ác thì gặp họa, làm lành thì được phúc, sự báo ứng như hình đi với bóng, không sai một điểm.

 
Khổng Tử cũng giảng: “Hoạch tội vu thiên, vô sở đảo dã”, ý nói phạm tội với Trời thì không cách nào xoay chuyển được.
 
Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy không bao giờ bị mất, khi hội đủ nhân duyên, ta sẽ thọ nhận tất cả quả khổ vui do mình gây ra.
 
Cho nên khi bạn đến chùa cầu xin Bồ Tát, bạn phải cầu những điều có lợi cho tất cả chúng sinh nhiều hơn, cầu nguyện cho cha mẹ, đừng luôn nghĩ đến việc thăng tiến và làm giàu cho bản thân.
!!!
 
Khi cúi đầu khấn cầu dưới chân Quán Thế Âm Bồ Tát, hãy cố gắng đừng mưu cầu hạnh phúc cho mình mà mong tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau, mạnh khỏe và bình an. 
 
Cầu mong cho tất cả chúng sinh kết nhiều thiện nghiệp, tạo được nghiệp lành, cầu được ước thấy.
 
Vì khi bạn đứng trước Phật Quán Thế Âm Bồ Tát sinh lòng từ bi, cầu phúc cho người khác, bạn sẽ càng dễ nhận về phúc báo và may mắn nhiều hơn.
 

Nguyên tắc thứ 3: Bạn phải TIN vào luật nhân quả

 
Nhân quả trong đạo Phật dạy giúp ta sống phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.
 
Đã tin theo đạo Phật thì phải tin nhân quả, làm nhiều việc thiện, ít làm điều ác, chỉ khi gieo nhân lành, tạo duyên với Bồ Tát thì may mắn mới tìm đến.
 
Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
 
Vốn dĩ Phật Bồ Tát luôn đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh. Ngài sẽ không chỉ ban phước cho bạn vì bạn thường thờ cúng và vái lạy Ngài, đồng thời Bồ Tát cũng sẽ không trừng phạt ai vì họ không thích bái Phật.
!!!
 
Và nếu bạn không tin vào nhân quả, không gieo nhân lành mà lại muốn cầu xin Bồ Tát phù hộ để gặt hái quả lành thì Ngài chắc chắn không thể giúp bạn.
 
Theo quy luật muôn đời, nhân quả không tự trói người trong bất hạnh hay nhấn chìm người trong khổ đau, mà tất cả phụ thuộc vào cách sống, cách cư xử và hành động của chính mình. 
 
Cũng có nhiều Phật tử ăn chay, niệm Phật, cúng dường, bố thí, làm phước mà vẫn thường gặp những chuyện không may, rồi cũng đôi ba lần nghi ngờ luật nhân quả. 
 
Nhưng đạo Phật dạy nhân quả tồn tại cả ở 3 đời: quá khứ, hiện tại, tương lai, nên khi gieo nhân bố thí, cúng dường, tu hành mà vẫn gặp khổ nạn là do những kiếp trước làm ác nên giờ mới trổ quả mà thôi. 
 
Ác giả thì ác báo, thiện giả thì thiện báo, đây là điều không thể khác được.

Người tin và làm theo Nhân – quả ắt được gia trì phước lành

 
Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an.
 
Họ thường tin vào những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ lại vào người khác dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, không tin sâu nhân quả, do đó không nhìn thấy được lẽ thật nên luôn sống trong đau khổ lầm mê.
 
Còn ai hiểu và tin sâu nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, luôn sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân, miệng, ý của chính mình.
 
Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lòng tin sâu như vậy, thì sẽ sống không ỷ lại, không cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm dám chịu không đổ thừa cho ai.
 
Khi tin vào luật nhân quả, con người sẽ dám làm, dám hi sinh, hướng về những điều tốt đẹp, giúp đời giúp người. Với những hành động cao thượng, những nguyên nhân tốt ấy sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho mình cho người theo đúng phương châm “tốt đạo đẹp đời” của giáo lý nhà Phật.
 
Đã tin Phật thì phải tin luật nhân quả, người tin vào nhân quả cũng chính là một trong 3 kiểu người được Bồ Tát quý nhất, vì chính nhân quả mà bản thân mình đã gieo trồng mới thực sự là điều phù hộ cho chúng ta chứ không phải một thế lực siêu nhiên nào. 
 
Những người thường gieo nhân tốt có thể gặt quả tốt mà không cầu Phật; còn người thường gieo nhân xấu dù có quỳ bái lạy Phật cả đời cũng không gặt hái được quả tốt.
 
Mời bạn xem thêm các nội dung khác:

3 điềm báo nghiệp chướng đã được tiêu trừ, hóa giải oan khiên nhiều kiếp theo lời Phật dạy
Phật dạy: 4 kiểu người này không cần chăm chỉ bái Phật vẫn tự kết Phật duyên, ắt được độ trì lánh xa mọi khổ não
Phật dạy: Một việc đơn giản này nếu không làm được, dù có cúng dường Phật nhiều đến đâu cũng vô ích

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!