- 1. Sự khác biệt giữa công đức và phước đức
- 2. Câu chuyện điển hình phân biệt công đức và phước đức
- 3. Cách chuyển phước đức thành công đức
1. Sự khác biệt giữa công đức và phước đức
Nhìn chung, trong các cuốn kinh, khái niệm giữa công đức và phước đức không khác nhau là bao. Chúng đều mang ý nghĩa của một hành động lành, một việc thiện, một việc có đức.
Cùng một hành động có thể dẫn đến hoặc phước đức hoặc công đức. Nếu chúng ta bố thí với ý định được phước báu sau này thì có nghĩa là ta được phần phước đức, nếu chúng ta bố thí với tâm ý giảm thiểu tham sân si thì chúng ta đạt được phần công đức.
Phước đức | Công đức | |
Đối tượng | Cầu điều lành cho chính bản thân hoặc cho gia đình mình. | Hồi hướng lợi ích cho chúng sinh, muôn loài. |
Việc làm | Những việc thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… | Những việc tập trung khía cạnh nội tâm, dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, tu tập để tự cải thiện mình và làm giảm thiểu những ham muốn, giận hờn, si mê. |
Giới hạn | Phước đức bao gồm tài vật của cõi người, trời, mang lại hạnh phúc, giàu sang, thông thái,… nên chỉ tạm bợ và còn trong vòng luân hồi sanh tử. | Công đức siêu việt khỏi luân hồi sanh tử để dẫn đến Phật quả. |
Thời hạn | Phước đức hữu lậu nghĩa là xài sẽ hết. | Công đức vô lậu nghĩa là dùng mãi cũng không hết cho tới ngày thành Phật. |
Cùng một hành động bố thí với tâm niệm đạt được quả báo trần tục thì mình sẽ được phước đức; tuy nhiên cũng là bố thí nhưng với quyết tâm giảm thiểu tham lam bỏn xẻn, muốn tốt cho muôn loài mình sẽ được công đức. Hơn nữa, tuy phước báo ở bên ngoài trợ giúp rất nhiều cho sự tu tập nội tâm, nhưng không thể vì đó mà có được công đức.
Vì hầu hết chúng ta không phân biệt được công đức và phước đức nên bản thân dù tạo ra nhiều phước nhưng không dành thời gian để tu tập trí huệ, cho nên vẫn thường xuyên cảm thấy phiền não.
Hiểu sự khác biệt giữa công đức và phước đức không phải để thấy cái nào hơn cái nào kém mà là để biết rằng khi ta chưa làm được việc gì lớn thì cứ bắt đầu bằng những việc nhỏ. Có thể ban đầu ta làm những việc tốt là vì mình, vì gia đình nhưng theo thời gian khi bản thân đã biết đủ, ta ban tặng lòng tốt của mình cho muôn loài.
Chẳng ai có thể ngay lập tức biết cách tạo ra công đức, mọi thứ diễn ra từ từ như việc xây móng cho nhà cao tầng vậy. Ban đầu có thể là từng viên gạch ghép lại nhưng theo thời gian nó có thể là tòa nhà chọc trời. Thế nên việc tưởng như rất nhỏ như tu phước cũng không nên xem nhẹ vì nó là nền tảng cho việc xây dựng công đức sau này.
Dù sao ta vẫn chỉ là những người không hoàn hảo đang sống ở cõi ta bà này, đoạn sạch tham – sân – si không phải là việc dễ. Thế nên, ban đầu chúng ta có thể thực hiện những việc tốt, có chút mong cầu, chờ đón được báo đáp nhưng khi ta làm mọi việc thành quen, ta sẽ dần quên được điều này, ta sẽ biết giúp người khác vô tư hơn, khi đó chúng sẽ trở thành công đức.
Nhìn chung, cả phước đức và công đức phải được tu tập song hành.
Nhận ra những dấu hiệu sắp hết phước này cần tìm cách sửa đổi tâm tính. Ngược lại, nếu bạn ngó lơ, xem như không có sẽ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói, túng
2. Câu chuyện điển hình phân biệt công đức và phước đức
Đúng thời gian này, tổ Bồ Đề Đạt Ma lặn lội từ Ấn Độ sang Trung Quốc để hoằng pháp. Vua Lương nghe tin, vô cùng mừng rỡ, cho thỉnh Tổ vào cung để thiết đãi linh đình. Trong bữa tiệc, vua Lương tự hào khoe với Tổ rằng mình đã làm nhiều việc tốt cho Tam Bảo:
Khi đã đứng lại, anh ta vẫn cảm thấy mệt, cho nên muốn ngồi xuống. Khi đã ngồi xuống rồi, anh ta vẫn còn mệt, cho nên quyết định nằm xuống. Sau khi đã nằm xuống, nhưng sự mệt vẫn còn, cho nên anh ta nhắm mắt ngủ. Khi anh ta ngủ được rồi thì có thể trở nên rất khỏe”.
3. Cách chuyển phước đức thành công đức
Bố thí mà tuyệt nhiên không nghĩ đến báo đáp thì tâm được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì tuệ phát sinh, cùng lúc đó phước lành đó sẽ bao trùm khắp pháp giới hư không.
Thế nên từ nay, khi làm việc tốt gì ta không chỉ dừng lại ở việc cầu may cho bản thân, cho gia đình mà cho cả muôn loài xung quanh mình. Chúng ta có thể hồi hướng phước đó với mục đích cao thượng như cầu giác ngộ giải thoát, hoặc cầu cho chúng sinh được thoát khỏi đau khổ luân hồi. Khi hiểu lý do vì sao nên hồi hướng công đức chúng ta sẽ làm việc này thành tâm hơn.
Theo Kinh Địa Tạng thì một công đức được chia làm 7 phần, nếu đem hồi hướng thì người nhận chỉ được một, sáu phần còn lại thuộc về người tạo ra công đức ấy. Thế nên ta cần phải kiên trì, mỗi ngày một ít, góp gió thành bão, không nên vì chưa thấy điều gì thay đổi lại vội vàng bỏ cuộc.
Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu hành của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sanh khác.
Sau khi làm việc tốt, bạn có thể gửi tâm nguyện bằng cách nói: “Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong vô số đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả các chúng sinh”.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: