Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh
Bởi vì các hiện tượng không có các đặc tính vốn có, chúng không sinh ra cũng không bị phá hủy, không tinh khiết, không ô uế, không đến hay đi. Vì tất cả các hiện tượng không tồn tại độc lập với các hiện tượng khác, tất cả những khác biệt chúng ta tạo ra là tùy tiện.
Trước hết chúng ta thử xem xét các pháp trên thế gian này có pháp nào không phải nhân duyên sanh hay không? Như chúng ta nhìn thấy máy bay thì từ đâu mà thành? Do người phát minh, nhân công lắp ghép từng bộ phận, thử nghiệm… cho đến khi được một máy bay hoàn chỉnh.
Không tự nhiên mà xuất hiện một chiếc máy bay, phải đủ nhân, đủ duyên hội hợp mới có. Nhân duyên thì không phải một thứ mà rất nhiều thứ tụ hợp lại thành sự vật. Cũng vậy, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này có cái nào vượt ngoài vòng nhân duyên đâu.
Chúng ta cứ ngỡ rằng những gì mắt thấy tai nghe là thực có, nhưng không ngờ chúng là duyên hợp. Đã là duyên hợp, chúng ta đừng lầm chấp nó thật thì sẽ không đau khổ.
Hiểu lầm về Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh
Như vậy dù mắt thấy, tay sờ mó được mà nói là Không, đó là không chủ thể, không cố định. Bát Nhã nói Không vì nó do nhân duyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh Bát Nhã còn gọi là tính Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó là tự tính Không. Tức là không có chủ thể, không tự tính nhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụ hội.
Người ta cứ ngỡ cái bàn trước mắt là có, hư không trống rỗng là không. Đó là cái có không của người đời, còn Không của Bát Nhã là không tự tánh, không tự tính tức là không thực thể. Vì vậy đức Phật nói thân này vô ngã. Vì vô ngã nên không chủ thể, bởi không chủ thể nên tùy duyên mà thành, tùy duyên mà hoại, không phải lúc nào cũng nguyên vẹn. Đó là ý nghĩa cụ thể của đạo Phật.
Tụng kinh là một trong những biện pháp dưỡng tâm rất tốt. Hơn nữa, những Phật tử tại gia cũng thường hay tụng kinh tại nhà để mong điều tốt cho gia đình. Vậy
Từ bi tuyệt đối là từ bi trong ánh sáng của Tính không: Tất cả chúng sinh đều trống rỗng. Tất cả chúng sinh, do đức tính trống rỗng của họ, đã được giải phóng và thuần khiết. Như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã nói, khổ đau trống rỗng và sự giải thoát khỏi đau khổ cũng trống rỗng.
Cùng theo dõi và trì tụng Kinh Bát Nhã hàng ngày để được giải thoát khổ đau, tiêu tai giải nạn.
Minh Minh
Đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích sau: