Đức Phật chỉ ra 5 đặc điểm người mang mệnh khổ: Tránh ngay lập tức mới mong đổi đời!

Đức Phật chỉ ra 5 đặc điểm người mang mệnh khổ: Tránh ngay lập tức mới mong đổi đời!
By Tâm Linh
Th1 08

Đức Phật chỉ ra 5 đặc điểm người mang mệnh khổ: Tránh ngay lập tức mới mong đổi đời!

(Tamlinhthanbi.com) Khi đã nhận thức rõ hơn về những đặc điểm người mang mệnh khổ sau đây, bạn có thể chia sẻ nó cho mọi người để soi đường chỉ lối cho họ sớm tìm cách sửa đổi mới mong thoát nghèo, thoát khổ.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!


Có những lần bạn gặp một người ăn xin nhưng tấm lòng của họ rất thảo thơm, dù bản thân đang là một người rất khó khăn nhưng vẫn sẵn lòng sẻ chia phần đồ ăn mình đang có trên tay cho một người khác. Bạn sẽ tự hỏi tại sao họ tốt vậy mà vẫn khổ cực?

Từ “tốt” mà chúng ta vẫn hiểu đang quá chung chung vì cũng chính người làm việc tốt với bạn nhưng lại đã và đang đi hại người khác.

Đức Phật đã chỉ ra những đặc điểm người mang mệnh khổ sau đây để bạn tự nhắc nhở bản thân và tìm cách phòng tránh:

 

1. Kẻ quên đi chữ hiếu
 

Nếu bản thân đang rơi vào cảnh khổ, đừng chỉ dừng lại ở việc cố gắng kiếm tiền để thoát nghèo mà quên đi việc hiếu thuận cha mẹ vì chắc chắn số tiền bạn kiếm chẳng được là bao, nếu may mắn cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống tạm bợ hiện tại.

Ngoài làm việc hãy dành thời gian phụng dưỡng cha mẹ vì chỉ có lòng hiếu thảo mới thực sự giúp bạn thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn trong tương lai. 

Thực tế là trong cuộc sống bộn bề nhiều lo toan thì có rất nhiều chúng ta phải làm, phải hoàn thành mỗi ngày nhưng đừng vì thế mà quên đi cha mẹ vẫn đang mong ngóng chờ tin bạn, dù một cuộc điện thoại hỏi thăm ngắn thôi cũng đủ làm họ an lòng. Bạn nên biết đặt “chế độ ưu tiên” của mình ở đâu và ưu tiên nhất vẫn luôn nên là bố mẹ mình bạn nhé.

Theo lời Phật dạy về báo hiếu cha mẹ thì cha mẹ là phúc điền (nơi nuôi dưỡng phúc đức) lớn nhất trên thế gian này. Thời Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may? Phật đáp: “Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”.

Người sinh ra và nuôi dưỡng bạn nên người có công lao vô cùng lớn lao, vì thế khi bạn làm họ vui, hạnh phúc thì phúc đức của bạn càng tăng trưởng nhanh chóng.

Vì thế, thay vì cố gắng tìm vận may ở nơi nào xa xôi thì hãy hiếu kính cha mẹ, khi làm được việc tốt ấy, bản thân sẽ cảm thấy an lòng, tĩnh tâm, trở nên sáng suốt hơn, công việc nhờ thế mà êm xuôi, sự nghiệp cứ thế mà tịnh tiến.
 

!!!
Dac diem nguoi mang menh kho
 
 

2. Kẻ hay oán hận 

Có những người đeo đầy vàng, ngọc, kim cương nhưng tại sao họ vẫn cảm thấy khổ sở với cuộc sống hiện tại? Họ chưa bao giờ có được giấc ngủ ngon, đêm nào cũng trằn trọc khó yên. Thực ra, mệnh khổ của họ nằm ở trong tâm nhưng họ đâu biết.

Xem thêm  Cúng thí thực có nguồn gốc từ Phật giáo, đừng ai nhầm tưởng mà theo tà đạo

Lời Phật dạy về hận thù đã cho chúng ta biết rằng, sự oán hận chỉ khiến ta mãi chìm đắm trong nỗi đau khổ không bao giờ chấm dứt được. Khi không buông bỏ được nó thì tâm oán thù đó vẫn cứ đeo đẳng ta từ kiếp này tới kiếp khác.

Lòng oán hận cứ như thuốc độc đang âm thầm giết dần, giết mòn tâm trí họ và làm tổn hại âm đức. Đức Phật đã căn dặn rằng, một lần oán hận có thể hủy hết cả công đức mà bạn đã tích góp trong nhiều kiếp.

 
Tực tế đã có người anh vì tức giận việc người em mượn mình số tiền lớn mà không chịu trả, khó chịu vì em vẫn ung dung hưởng thụ cuộc sống sung sướng. Nuôi hận đã lâu, người anh chờ cơ hội ra tay giết hại gần hết gia đình người em.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Thế mới thấy rằng oán giận là nguồn gốc của tất cả tội ác. Do đó, đừng xem nhẹ sự oán hận dù nhỏ thế nào đang bắt đầu dấy lên trong lòng mình, nó chính là cội nguồn của cuộc sống khổ cực, khó khăn của bạn trong tương lai.

Nếu bản thân nhận ra mình đã mang mệnh khổ chỉ vì lòng hận thù thì hãy quay trở về cội nguồn, gốc rễ vấn đề, đôi khi đó không chỉ là tiền bạc mà còn là ở tâm tính.

Nhận thức rõ hận thù sẽ làm con người tràn ngập khổ đau, dẫn dắt chúng ta ngày càng xa rời cuộc sống an lạc. Vì vậy, hóa giải hận thù, sống từ bi, hỷ xả để tâm được an vui, rồi may mắn sẽ ghé thăm cuộc sống của bạn.  

Khi muốn nổi giận với ai đó, hãy kiềm chế để đừng nói ra những lời nặng nề, gay gắt, hay phản ứng trong cơn thịnh nộ. Thay vào đó, hít vài hơi thở sâu, tự trấn tĩnh rồi dịu xuống, tìm cách hóa giải nó trong tâm trí của mình.

3. Kẻ sống vô ơn

Theo lời Phật dạy về lòng biết ơn: Trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn, điều này có nghĩa là khi bạn làm điều ngược lại thì cuộc sống của bạn sẽ thiếu thốn, khổ sở.
 
Thực tế là những người mang mệnh khổ hay phàn nàn mọi thứ, đổ lỗi và chỉ trích như thể bản thân là người rất tốt, chỉ có mọi người “sống lỗi” với họ vậy. Họ tỏ ra mẫu mực, còn người khác sai trái, rằng ông trời bất công không ghi nhận nỗ lực của họ.

Họ quên đi rằng cuộc sống hiện tại của họ đã may mắn hơn so với vô số những người ngoài kia, bản thân vẫn có cơm để ăn, quần áo để mặc đã là quá may mắn rồi, thế nhưng họ lại không nhận ra điều đó. Dường như, họ không hề biết tới khái niệm lòng biết ơn để hiểu ra rằng, họ đang hưởng rất nhiều ân huệ của rất nhiều người xung quanh mình.

Đức Phật đã dạy về lòng biết ơn rằng: “Có hai hạng người này, này các Tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ơn trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỳ kheo, khó tìm được ở đời”. 
 
Thiền sư Nhất Hạnh cũng dạy: “Còn biết ơn là còn hạnh phúc”. Vì thế, hãy luôn học cách tỉnh thức, biết ơn mọi thứ mình đang có thay vì than phiền, trách móc vì những thứ mình chưa có.

 

Xem thêm  Gái kém duyên, muộn chồng lạc quan hơn khi nghe lời Phật dạy
!!!
Có thể bạn thắc mắc kẻ sống vô ơn là đặc điểm người mang mệnh khổ thế nhưng bạn vẫn thấy rất nhiều người như thế mà vẫn có được cuộc sống sung sướng đấy thôi. Thực tế những gì mà họ có rất tạm bợ, nay mai họ sẽ rơi vào cảnh cơ hàn vì chính tính xấu này của mình, hiện tại họ như thế nhưng không ai đảm bảo tương lai của họ sẽ tiếp tục an vui, hạnh phúc.
 
Ban tu co the thay doi van menh cua minh
 

 4. Kẻ hay sát sinh

 
Sát sinh với bất cứ lý do gì thì đều không tốt, giết hại loài vật khác luôn là điều không nên vì ai cũng “ham sống sợ chết”. Khi một người sát sinh họ đã gieo rắc khổ đau cho người khác, theo nhân quả thì chính kẻ đó cũng không thể có được một cuộc đời sung sướng, an vui.

Hay sát sinh thì ắt mệnh khổ đã là điều mà Đức Phật đã nhắc nhở chúng sinh từ bao lâu nay vì theo Phật Giáo: “Trong tất cả các tội nghiệp thì sát sinh là tội nặng nhất”. 

Thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn, tương sát lẫn nhau, nên với lòng từ bi vô hạn, Phật không cho người xuất gia giết hại dù chỉ trong tâm tưởng, người tại gia thì hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật cho đến khi nào giữ được trọn vẹn mới thôi. 

Thế nhưng, sự thật là trong cuộc sống thường nhất rất nhiều người không để ý việc này, họ thường chọn những công việc gây hại tới nhiều loài vật khác và cho rằng bản thân cần phải mưu sinh. Dường như họ đã có nghiệp phải dính mắc vào đó nên không thể thoát ra được, hơn nữa, họ cũng không đủ trí để nhận ra điểm sai của mình ở đâu cho tới khi tai họa ập đến.

Vì thế, để đảm bảo tương lai không rơi vào hoàn cảnh khổ cực thì ngay bây giờ bạn cũng cần chọn lựa nghề nghiệp chân chánh để không làm tổn hại cho người và vật.

!!!
 

5. Kẻ hay đơm đặt chuyện thị phi
 

Một trong những đặc điểm người mang mệnh khổ mà ít ai ngờ tới đó là kẻ thích nói chuyện thị phi. Họ thích tìm niềm vui qua những câu chuyện mà bản thân thêu dệt, “giết thời gian” quý giá của mình bằng những buổi chuyện trò vô bổ.

Xem thêm  Tác động của tần số rung động đến sức khỏe mà bác sĩ chưa bao giờ nói cho bạn điều này

Họ vô tình làm khổ người khác, thậm chí đẩy người ta tới đường cùng chỉ bằng câu chuyện thiếu cơ sở của mình mà cứ tưởng bản thân là người trượng nghĩa, đứng về lẽ phải. Nhân quả rất công bằng, họ gieo đau khổ cho ai, họ sẽ nhận về tương ứng. Vì thế, bản thân những người này đang tự bước vào cõi khổ mà không hay.

 
Hơn nữa, thời gian là vàng là bạc, trong khi họ mải “buôn chuyện” thì những người chăm chỉ kiếm tiền ngoài kia đang thay đổi cuộc sống mỗi ngày. Vì thế, đừng trách vì sao lại rơi vào cảnh khổ, nguyên nhân do chính họ mà thôi.

Đức Thế Tôn từng căn dặn đệ tử của mình cần nỗ lực tịnh hóa khẩu nghiệp bằng cách không nói lời bịa đặt để gây đau khổ cho người. Thay vào đó, ta nên chọn lời thiện lành mang lại sự lợi ích, an lạc cho mình và cho nhiều người. Được như vậy, lời nói trong sự giao tiếp giữa mọi người trên cuộc đời này sẽ tạo nên môi trường sống thương yêu, hiểu biết, hòa hợp, an vui.

!!!
 
Để lời nói có giá trị, Phật dạy: “Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm”. 
 

Có thể thấy dù bản thân có mang những đặc điểm trên thì chính ta vẫn có thể tìm cách thay đổi. Chỉ cần làm ngược lại những đặc điểm này ta sẽ không phải rơi vào cảnh khổ. Hãy ý thức bản thân rèn luyện từng ngày, từng giờ vì chỉ có như thế mới giúp cho vận mệnh được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng nhiều lên và sẽ có ngày ta có được cuộc sống như mơ.

Phật dạy: 4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn và bế tắc, ngụp lặn trong khổ não – Hy vọng không có bạn!
Đức Phật chỉ ra 3 khổ nạn lớn nhất của cuộc đời, người vượt qua được ắt sống an nhàn hưởng phúc
Nghiệp chướng là gì? Giải trừ nghiệp chướng theo lời Phật dạy để lòng thanh thản, đời an vui mãi về sau

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!