Theo đó, Nhà Nho cho rằng con người sanh ra mỗi mỗi đều do số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho và gọi là số mạng hay thiên mạng. Song song với đó, Nhà Phật nói là nghiệp báo. Tất cả chúng sanh có mặt trong vũ trụ đều do nghiệp trước tạo nên, phải chịu quả báo hiện nay.
Giống nhau
Con người không bỗng dưng mà sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo khổ, họ hoàn toàn không có quyền chọn lựa nơi mình sinh ra. Theo Nho giáo đó là: “số trước đã định”, nhưng theo nhà Phật là: “Nghiệp trước gây nên”.
Về cơ bản, cả hai bên giữa nhà Nho và nhà Phật chấp nhận giống nhau là đều thừa nhận có cái sẵn từ trước. Chẳng qua chỉ dùng từ ngữ diễn tả khác nhau mà thôi. Một bên nói số, một bên nói nghiệp.
Khác nhau
1. Nguyên nhân, khởi phát
Đời này ta chịu khổ đau hay vui sướng, đó là kết quả của đời trước hay nhiều đời trước mà chính do ta đã gây ra. Không một bàn tay nào tạo thế cho ta. Mình làm mình chịu trách nhiệm, không đổ thừa, đổ tháo cho ai cả… Nghiệp là nhân đã tạo, báo là quả phải trả.
Nếu đời trước hành động thiện nhiều thì đời nay ta sanh ra gặp hoàn cảnh tốt, mọi việc như ý. Nếu đời trước hành động ác thì đời này ta sanh ra trong hoàn cảnh xấu xa bất như ý. Thế là, hiện nay ta sanh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu của ta đời trước chiêu cảm.
2. Cảm thọ
Nhưng nếu như vậy, cuộc đời của ta không có giá trị gì vì dù vui hay buồn ta cũng không phải người quyết định, khổ đau hay vận hạn chúng ta đều phải chịu đựng, không thoát khỏi số trời, không thay đổi được. Như số đã định nghèo, thì suốt đời phải chịu nghèo, và người giàu có cũng thế. Nghĩa là mọi việc ta đều thả trôi buông xuôi theo số phận, tới đâu hay đó.
3. Hoán cải
Con người hoàn toàn bất lực dưới mệnh lệnh của đấng tạo hóa đã định sẵn. Nếu tin vào một định chế bất di bất dịch, thì xã hội nầy làm sao cải tiến và mọi người phó thác cho định mệnh, không thể nào vươn lên cầu tiến.
Như thế, thì thử hỏi làm sao cá nhân, gia đình và xã hội tiến bộ cho được? Người tin vào số mạng, theo kiểu định kiến, thì chỉ còn có nước ngồi đó khoanh tay chờ chết, chớ làm sao cải đổi cho được. Như thế thì trách nhiệm con người ở đâu? Và như thế, thì xã hội sẽ trở thành lạc hậu mất rồi!
Thế thì, nghiệp lực có thể chuyển được từ xấu trở thành tốt, chớ không phải cố định cứng ngắc, chứ không phải như một số người bỏ cuộc rồi đổ thừa tại nghiệp của tôi.
4. Định chế
Cuộc sống của chúng ta là cuộc sống tự do tự chủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự do của nhân loại hiện nay. Ta là chủ ta có quyền chọn lựa người thay ta lo việc nước việc dân.
Có thể thấy ngoài một điểm tương đồng còn lại là sự khác nhau giữa NGHIỆP BÁO và SỐ PHẬN. Nếu bạn chọn tin vào nghiệp báo hay số phận và sống theo lý tưởng đó thì cuộc đời bạn cũng sẽ thuận theo cách mình tư duy. Vì thế, trước khi lựa chọn nên cần trang bị kiến thức rồi mới tin và làm theo kẻo thiệt thân.