Kết hôn là trả nợ ân oán?
Đó là kết quả của một đời sống hạnh phúc mà trước đó hai người đã cam kết với nhau là gặp nhau trong kiếp sau. Cho nên kiếp này họ mới gặp nhau lần đầu, tiềm thức tâm của họ cảm nhận được tần số của người bạn đời kiếp trước của mình rất là thân quen, họ đã chọn đúng người đó thôi, chứ không phải là người khác.
Trong kinh Jàkata là bản kinh nói về những kiếp trước của đức Phật có một đoạn Ngài nói là: “Công chúa Da Du Đà La và ta (với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa) không phải chỉ là vợ chồng ở kiếp này tâm đầu ý hợp mà ở nhiều kiếp trước đã từng là vợ chồng của nhau”. Đó là một dữ liệu rất là quý, cho thấy là đạo Phật chấp nhận hôn nhân mang tính là kiếp trước, người ta chung thuỷ nhau quá, hạnh phúc nhau quá, cho nên người ta không muốn mất nhau ở kiếp này nên muốn vẫn tiếp tục gặp nhau.
Nhưng xét về nhân quả thì đây là do kiếp trước người vợ đã thiếu nợ người chồng ở kiếp này của mình. Nhưng nếu bạn cứ cho rằng bất cứ một người vợ (chồng) xem chồng (vợ) mình là oan gia thì không thể nào xây dựng được hạnh phúc. Nên đạo Phật xem vợ và chồng không phải là oan gia nợ nần mà là nhân duyên, phần lớn là ở kiếp này. Bạn chọn một đối tượng vì điều gì thì điều đó không còn nữa sẽ là nguyên nhân tan vỡ.
Người trọng về chủ nghĩa hình thức thì chọn vợ chọn chồng thiên về nét đẹp, khi sắc đẹp không còn nữa thì tình yêu cất cánh bay. Người chọn vợ chọn chồng thiên về tài chính thì khi nào đó trở nên nghèo thì tình yêu kết thúc.
Do đó, nói tóm lại theo Phật giáo thì không nên xem kết hôn là trả nợ ân oán, vì người trả nợ không bao giờ vui, không thể nào được hạnh phúc. Như vậy là để nhân duyên vợ chồng được tốt thì theo đức Phật chúng ta phải đánh giá niềm tin tôn giáo, đời sống đạo đức, kiến thức hiểu biết và sự độ lượng của người mà mình sẽ gắn bó trọn đời có nhau.
Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.
Nghèo không phải thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống không hạnh phúc ví hàng ngàn năm trước đây con người vẫn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không cần đến vật chất của cải của thời đại hôm nay. Chồng và vợ lúc nào cũng phải tương kính lẫn nhau, họ phải học cách chia sẻ những vui buồn trong đời sống hằng ngày. Tương kính và cảm thông là hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Quan niệm một vợ một chồng trong Phật Pháp |
Đức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với những người phụ nữ khác. (Kinh Parabhava)
Trong hôn nhân, mỗi bên phát huy một vai trò bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và dũng khí đạo lý, mỗi bên biểu lộ sự công nhận vai trò hỗ trợ và đánh giá cao những kỹ năng của nhau. Không nên mang ý niệm trọng nam khinh nữ, hoặc trọng nữ kinh nam. Mỗi bên hỗ tương cho nhau, làm một người bạn đời dựa trên sự bình đẳng, biểu lộ sự nhã nhặn, hào phóng, yên tĩnh và nhiệt tâm với nhau.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Chúng ta có thể suy luận rằng nếu cả hai người trong cuộc đều đến tuổi trưởng thành và đồng thuận việc này, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động của họ, miễn là việc làm của họ đừng làm tổn hại tới người khác. Tuy nhiên, việc làm này bị nghiêm cấm nếu một trong hai người này còn ở tuổi vị thành niên (vẫn còn dưới sự kiểm soát của cha mẹ), và nếu việc này làm cha mẹ và những người trong gia đình của người trẻ đó buồn phiền.
Tình yêu hôn nhân giữa người chồng và người vợ dĩ nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập gia đình và xã hội. Tuy nhiên, người ta có xu hướng trở thành bị ràng buộc quá nhiều vào tình yêu như thế và trở thành ích kỷ trong tình yêu.
Họ có thể không biết đến cái tình yêu rộng lớn hơn mà họ nên có đối với tất cả chúng sanh.” Mặc dầu theo luật nhà Phật, Tăng Ni phải sống đời độc thân. Họ có thể đã từng có gia đình trước khi xuất gia; tuy nhiên, sau khi xuất gia họ phải từ bỏ cuộc sống thế tục
Ly hôn
Nếu người bạn đời đó bị chết đi, việc tái giá cũng được xem là không thích hợp, không được cho phép. Còn đạo Phật cho phép chúng ta được quyền tự do ly hôn, tái hôn, vì khi hôn nhân đó còn hợp pháp thì chúng ta phải chung thuỷ một vợ một chồng. Đó là sự khác biệt về quan hệ hôn nhân.
Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống gia đình phải diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Đức Phật còn đi xa hơn nữa là khuyên người đàn ông già không nên lấy vợ trẻ bởi vì người già và người trẻ không thể tương hợp nhau, sẽ tạo ra những vấn đề không đáng, sự bất hoà và sự suy vi (Kinh Parabhava).
Sống độc thân có nên không?
Sống độc thân là sự kiềm chế khoái lạc nhục dục. Một số người chỉ trích Phật giáo họ nói rằng: Giáo Pháp đi ngược lại thiên nhiên và họ cho là đời sống tình dục là tự nhiên và nó cần thiết.
Sự từ bỏ (xuất gia) thật là cần thiết cho một người muốn đạt được sự phát triển tinh thần và phẩm hạnh ở mức độ cao nhất. Nhưng sự xuất gia này phải tự nguyện và không bắt buộc. Xuất gia phải đến từ một sự hiểu biết rốt ráo về bản chất của con người – bản chất không thỏa mãn những thỏa thích của cảm giác.
Minh Minh