Đạo Phật nói về cái chết
Theo quan niệm của đạo Phật và một số đạo giáo thì chết không phải là hết, người ta không phải sống và chết một lần. Chết lại là để sống một đời khác và cứ như vậy luân hồi mãi cho tới ngày giải thoát. Xem thêm: Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết.
Sự sống là bất diệt nhưng nó mang nhiều dạng sống khác nhau ở các cõi sống khác nhau hay theo quan niệm tôn giáo là chuyển tới một kiếp khác, trong một diện mạo khác.
Đạo Phật chia các cõi sống ra làm ba cõi, tùy theo trình độ tâm linh và chúng ta luân hồi trong ba cõi:
+ Cõi Vô sắc: Đó là cõi trời cao cấp nhất, đó là nhưng chúng sinh thường xuyên ở trong thiền định, không có sắc thân như thân thể riêng biệt của chúng ta, mà chỉ sống cuộc sống tinh thần thuần túy. Cõi Vô sắc chia ra bốn cấp có trình độ cao thấp khác nhau.
Cõi người chúng ta nằm trong Dục giới. Cõi người không phải là cõi sống có trình độ cao nhất trong Dục giới. Có 6 cõi trời cũng nằm trong Dục giới, gọi là Lục dục thiên. Ở đây chúng sinh có thọ mạng dài hơn thọ mạng của loài người rất nhiều.
Cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời nói trên, tức là cõi Bốn thiên vương, ở đây một ngày đêm bằng 50 năm ở cõi người. Do thời gian khác nhau giữa cõi trời và cõi người, cho nên vẫn có khả năng các loài trời đến thăm cõi người nhưng thật là hãn hữu lắm họ mới đến.
Trong đó, địa ngục không phải cái ngục ở dưới đất mà chỉ cho những cõi sống rất khổ cực, không thể đem so nỗi khổ cực của thế giới con người. Sách Phật nói tới luân hồi trong sáu đường, tức là luân hồi trong ba cõi thiện và trong ba cõi ác.
Cõi âm theo góc nhìn đạo Phật
Chính những điều này là đầu mối của những tín ngưỡng dân gian tồn tại dài lâu trong đời sống xã hội và sau này thấy có vẻ phi khoa học nên gọi là mê tín dị đoan. Những hiện tượng “siêu hình” ấy khiến cho con người ngày xưa không thể giải thích nổi.
Riêng Đạo Phật không hề mang màu sắc mê tín vì luôn dùng trí tuệ giải thích thỏa đáng. Đức Phật đã truyền dạy, trong luân hồi có nhiều chúng sinh ở các cõi trời Vô sắc giới, Hữu sắc và các cõi Trời khác cũng như các cõi A tu la, Địa ngục, Ngã quỷ… tức các cõi vô hình, hữu hình như người và súc sinh.
Vậy, chúng sinh thế nào trong thế giới cõi âm? Họ từ đâu mà có? Họ có những lúc hiện ra để làm cho người khác phải sợ hoặc bắt người sống phải làm theo ý mình,… họ là ai?
Thực ra những linh hồn đó lại là Thân trung ấm – khái niệm được đạo Phật giải thích khá rõ ràng, không hề có tính chất mơ hồ nào cả.
Trong thời gian đó, vong linh được gọi là Thân trung ấm, tức là “thần thức” của thân xác trước đã mất và đang đợi chờ thân xác mới để “nhập thai” bắt đầu cho một kiếp sống sau.
Nguyên tắc như thế nhưng rất nhiều người trước khi lâm chung vẫn chưa thể “siêu thoát” vì họ còn nhiều điều còn lo lắng như con cái còn nhỏ, vợ còn quá trẻ, tham vọng trong sự nghiệp chưa được hoàn thành…
Đó là lý do khiến Trung ấm thân của họ không đành đi hoặc không thể đi được, để rồi họ cứ luẩn quẩn ở lại, thậm chí cả trăm năm sau, họ vẫn còn nhận ra con cháu của họ qua những nhà ngoại cảm.
Vì thế, nhìn chung có thể hiểu cõi âm mà chúng ta nói tới theo đạo Phật là nơi mà những linh hồn vẫn đang còn vương vất, chưa thể giải thoát nên vẫn còn ở lại với dương gian.
(Tổng hợp)