Chú Vãng sanh là gì? Mà sao chỉ vài dòng ngắn mà có lợi ích vô cùng?

Chú Vãng sanh là gì? Mà sao chỉ vài dòng ngắn mà có lợi ích vô cùng?
By Tâm Linh
Th1 08

Chú Vãng sanh là gì? Mà sao chỉ vài dòng ngắn mà có lợi ích vô cùng?

(Tamlinhthanbi.com) Chú Vãng sanh là thần chú ngắn, chỉ gói gọn trong có 59 chữ nhưng lại có rất nhiều lợi ích và chúng ta có thể trì chú bất cứ lúc nào, không thể nào lười tụng chú chỉ vì lý do cuộc sống đang bận rộn.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Chú Vãng sanh là gì?
  • 2. Lợi ích trì chú Vãng sanh
  • 3. Chú Vãng sang tiếng Phạn, tiếng Việt
  • 4. Lưu ý khi trì chú Vãng sanh
 

1. Chú Vãng sanh là gì?

Chú Vãng sanh có tên gọi đầy đủ là “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni”, còn gọi là “A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là Vãng Sinh Chú.
 
Chú này được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với “Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn).
 
– Bạt nhất thiết nghiệp chướng: Bạt nghĩa gốc là đánh tan đi, trong cụm này tạm hiểu là nhổ bỏ đi, gỡ bỏ ra. Tức là đọc chú có thể đánh tan đi tất cả những nghiệp chướng chúng ta vì vô minh mà tạo nên.
 
Chúng ta đang phải lưu chuyển trong tái sinh và luân hồi trong lục đạo là vì nghiệp chướng nặng nề do tham, sân, si mà ra cho dù là do lầm lỡ hoặc cố tình. Sau một thời gian, nghiệp chướng này sẽ trở thành hậu quả xấu và gây ra trở ngại xấu cho hiện tại cũng như tương lai. Những sai trái mà ta gây ra cứ thế mà từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt.
 
Những chướng ngại gọi là quả báo ấy luôn khiến chúng ta phải khổ sở, không thể vui vẻ, không thể phát triển. Vì vậy, nói “bạt nhất thiết nghiệp chướng” nghĩa là khi đọc chú này sẽ giúp những chướng ngại này mất đi.
 
– Đắc sinh tịnh độ: Ở đây “đắc sinh tịnh độ” có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Nghĩa đầu tiên được hiểu là ngay lập tức, ngay bây giờ, tức là chúng ta trì chú khi vẫn ở còn ở cõi người, chưa lên vùng cực lạc nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, an lạc trong tâm. Sự tịnh độ đó là tịnh độ được thực hiện ngay bây giờ.

+ Nghĩa thứ hai của đắc sinh tịnh độ là ta khi ta không còn sống ở cõi trần nữa ta sẽ  được lên miền cực lạc.

Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần chú, có nghĩa là “tổng trì”. “Tổng” là gom thâu tất cả pháp, “Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần chú có công đức vô lượng.

 
Vì vậy, bất cứ khi nào, dù ta già hay đang trẻ, chúng ta nên trì tụng chú cũng có thể tịnh độ trong sự an tĩnh của lương tâm, phiền não không cho sinh khởi thì khi nhắm mắt xuôi tay, ta sẽ được tới miền cực lạc, tới thế giới của Đức Phật. 
 
!!!
Cõi cực lạc có thực hay không?
Cõi cực lạc là nơi ai cũng mơ về nhưng không phải ai cũng đạt được mong muốn đó nếu không hội tụ đủ TÍN, HẠNH và NGUYỆN.
 
 

2. Trì chú Vãng sanh có lợi ích gì?

– Thần chú Vãng sanh là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản (những chuyện chúng ta làm lỡ, sai lầm, gây tổn hại cho người khác, bây giờ có hậu quả là gây trở ngại cho sự khai mở nội tâm mình), để được vãng sanh về Cực lạc.
– Vãng sanh thần chú trợ giúp chúng ta bạt trừ những nghiệp căn bổn, không cho phiền não sinh khởi, nhờ thế mà an vui, hạnh phúc trong hiện tại cũng như tương lai sau này.
  
– Nhờ trì chú mà đạo tràng, nhà cửa trang nghiêm thanh tịnh, không còn những chuyện ồn ào, không còn thấy những âm hồn âm binh lai vãng trong nhà, không còn thấy linh hồn ông bà, những người đã qua đời than vãn thở than khóc lóc, than đói thiếu thốn đòi hỏi cúng kiến, giúp thân tâm an lạc, tỉnh táo trong mọi việc làm ăn dễ thành đạt. 
arfAsync.push(“knye9xke”);

– Thường chúng ta chỉ nghĩ chú này đọc lúc mình sắp chết hoặc chỉ riêng cầu cho người qua đời, thực ra chính chúng ta ở cuộc sống hiện tại cũng cần trì chú để dứt nghiệp chướng, thân tâm thư thái, dũng mãnh siêng tu các pháp môn khác, điều ngự các nghiệp chướng trong nhiều đời nảy sanh, chuyển hóa tâm hung ác thành thánh thiện.
 
Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sanh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sanh về Tịnh độ. Lúc bấy giờ, Ngài Bồ tát Phổ Hiền bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít.

Xem thêm  Nhà Nguyễn phát tích nhờ phong thủy?

Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha”. 

!!!
 
Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì lo lắng cho chúng sanh mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sanh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sanh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sanh để được mong muốn.
 

3. Chú Vãng sang tiếng Phạn, tiếng Việt

Những ai tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sanh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về nghĩa của thần chú này thông qua tiếng Việt:
 
 Tiếng PhạnPhiên âm tiếng PhạnTiếng Việt
1NAMO AMITÀBHÀYANam mô a di đa bà dạQuy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)
2TATHÀGATÀYAĐa tha già đa dạNhư Lai
3TADYATHÀĐa địa dạ thaNhư vậy, liền nói Chú là
4AMRTODBHAVE ( AMRÏTA UDBHAVE )A di rị đô bà tỳCam Lộ hiện lên
5AMRTA SAMBHAVEA di rị đa tất đam bà tỳCam Lộ phát sinh
6AMRTA VIKRÀNTEA di rị đa tỳ ca lan đáCam Lộ dũng mãnh
7AMRTA VIKRÀNTA GAMINIA di rị đa tỳ ca lan đa già di nịĐạt đến Cam Lộ Dũng mãnh
8GAGANA KÌRTTI KAREGià già na, chỉ đa ca lệRải đầy Hư Không
9SVÀHÀTa bà haThành tựu cát tường
!!!
Video Chú vãng sanh 21 biến do thầy Thích Trí Thoát tụng

4. Lưu ý khi trì chú Vãng sanh

– Thần chú chỉ có 59 chữ, nên ngoài việc tụng niệm công cứ ở trong thời điểm tập tu, những ai tu tại gia nên tính đến thời gian, hoặc tính theo cây nhang đang đốt trên lư hương, khi cây nhang cháy hết có thể dừng lại, việc này hỗ trợ cho họ tránh việc không biết khi nào mới xong – một bệnh trầm kha của người tu.

– Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm trì niệm 6 thời, mỗi thời tụng 21 biến mới mong tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngũ nghịch hay thập ác tội chướng.

 
– Giới cư sĩ mỗi ngày tụng 1 lần, mỗi lần tụng 30 phút. Trường hợp nhập thất bảy ngày thì phát nguyện tụng thần chú mỗi ngày 4 thời khóa (sáng tối trưa chiều), mỗi thời khóa 1 tiếng đồng hồ. Những người cao tuổi nhưng có sức khỏe, không bận rộn việc nhà, việc gia đình ổn định có thể nhập thất ba tuần lễ, nhập thất bảy tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. 

– Mỗi khi trì chú cần phải nhất tâm thì mới linh ứng, nếu không thông suốt chữ nghĩa, có khi tụng sai sót đôi chút không nên lo lắng quá. Khi đọc chú, chúng ta phải đọc làm sao để càng lan tỏa ra sự ấm áp, càng làm cho những người xung quanh từ từ cảm nhận được tình thương và sự vô hạn định. 

Xem thêm  5 sắc màu trên lá cờ Phật giáo hội tụ mọi phép màu nhiệm - Điều không phải ai cũng biết!

– Thần chú Vãng sanh không làm trở ngại các pháp môn tu chính của những người con Phật. Thần chú Vãng sanh là chú lực của hành giả Mật tông, nhưng vẫn là pháp tu chánh của các liên hữu tu Tịnh độ, khi phát nguyện trì tụng không cần phải lập đàn, kiết giới, kiết ấn.

– Có thể tùy nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa hộ cho các âm hồn người đã khuất, xây dựng niềm tin Phật pháp cho mọi người, làm nảy sanh sinh khí trong đời sống hàng ngày.

– Không đợi phải đến quý, mùa tu hành như phát nguyện tụng kinh Pháp hoa, hay các kinh lớn; mà có thể phát nguyện tụng công cứ thần chú vào bất cứ thời gian nào rỗi rảnh, nhưng khi phát nguyện rồi thì không bỏ cuộc, không làm xê dịch thời gian mà mình đã phát nguyện. Nếu lỡ quên, bỏ cuộc ngày hôm nay thì sau đó phải khấn nguyện bài sám hối hàng ngày trước Tam bảo, hoặc tự lòng cảnh tĩnh chính mình rồi tiếp tục thực tập thiền tụng cho đủ số thần chú.

 

(Tổng hợp)

Đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc có phải để ngồi chơi, hưởng nhàn?
Phương pháp niệm Phật để nhất tâm bất loạn, vãn sanh về Cực Lạc

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!