Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật
Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Đức Thích Ca đã đi khắp nơi diễn giảng và giáo hóa chúng sinh với vô số các vị đệ tử nhiều giai cấp, làm trong nhiều ngành nghề khác nhau. Thế nhưng đáng nhớ nhất đó là 5 vị đệ tử đầu tiên từng kính ngưỡng Ngài sau đó cảm thấy thất vọng rồi lại cuối cùng trở thành đệ tử sau khi người thành Đạo.
Đức Phật tu khổ hạnh được xem là giai đoạn mà Ngài phạm sai lầm lớn nhất tới mức suýt chết.
Trong 2 năm đầu, Tất Đạt Đa chỉ ngủ vài giờ nhưng sau đó Người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường mỗi ngày chỉ ăn một bữa ăn thanh đạm với vài hạt ngũ cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.
Họ nhìn Ngài như đang tỏa sáng rực rỡ trước mắt mình, họ biết rằng Ngài đã đắc đạo, không kìm nén được niềm vui tột độ trong lòng, bất giác quên hết những điều vừa bàn bạc.
Con người luôn có những nỗi lo sợ vô hình và khi đó bạn tự hỏi Đức Phật có sợ mình thất bại? Khi bạn hiểu được thực tế ẩn trong những lo lắng này bạn sẽ biết
Thấy sai mà không sửa thì thật nguy hiểm
Với những người từng mỉa mai mình nhưng sau đó quay sang tin tưởng, trở thành đệ tử của Đức Phật đó là quá trình thay đổi nhanh chóng khi nhận ra những lợi ích mà họ được mang lại. Ngài cũng không vì thế mà trách mắng hay hờn giận vì Ngài biết rằng ai cũng có giới hạn hiểu biết nhất định.
Không thể trách được 5 vị đệ tử ấy vì tại thời của Đức Phật mọi người có niềm tin duy nhất là tu khổ hạnh để đắc đạo nên Ngài cũng không thể làm khác được. Thế nhưng điều này đã dẫn đến sai lầm lớn khiến Đức Thế Tôn suýt chết, đó là kết quả rất nghiêm trọng của sự thiếu hiểu biết.
Nếu thấy sai như thế mà không thức tỉnh, không sửa thì thật là nguy hiểm. Đó là biểu hiện của sự vô minh. Hơn nữa, Ngài cũng không thể thấy 5 vị đệ tử kia sắp chết mà không cứu.
Ta cũng có thể học được bài học lớn từ quá trình tu tập này của Ngài, không phải điều ai cũng tin là đúng thì nó cũng là sự thật. Cuộc sống có nhiều điều mà nghe thôi chưa đủ, chính ta phải kiểm nghiệm nhưng đồng thời cũng cần luôn tỉnh thức nhận ra cái sai của bản thân, tìm cách chỉnh sửa kịp thời.
Ai cũng có thể phạm phải sai lầm nhưng điều quan trọng là ta đã học được những gì qua những sai lầm đó và tìm cách để có thể sửa sai.
Nhìn lại 6 năm khổ hạnh của mình, Ngài nhận định đó không hoàn toàn là sai lầm mà là một bài học lớn cực kỳ quan trọng, hỗ trợ Đức Phật tìm ra con đường giải thoát sau này. Thế mới thấy, điều gì xảy ra cũng có ý nghĩa của nó cả, tận cùng của khổ đau không phải là nỗi tuyệt vọng mà là cơ hội để ta nhận ra ánh sáng, tìm một hướng đi mới, tốt đẹp hơn.
Có thể thấy những điều tưởng như là tồi tệ đã đến với ta không đáng sợ bằng cách tư duy tiêu cực của chính mình. Khi ta lạc quan và tìm ra cách thức để xoay chuyển tình hình thì hứa hẹn là sẽ hái được quả ngọt, cũng như Đức Phật nhận ra con đường sai lầm của mình mà tỉnh thức, tìm ra con đường tu đúng đắn, giúp Ngài đắc đạo.