(Tamlinhthanbi.com) Đại lễ Phật đản 2023 là ngày nào, thông điệp của Phật đản 2023 là gì, các Phật tử nên làm gì vào ngày này để tích phúc cho bản thân và cả gia đình? Mời bạn cùng Lịch ngày TỐT tìm hiểu thông tin chi tiết trong nội dung dưới đây.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
- Phật dạy: GIẢI ĐEN chẳng cần đao to búa lớn, khéo léo làm điều này là đẩy lùi mọi rắc rối – Đã làm là hết XUI!
- QUẢ BÁO của một người sẽ đến khi nào? Chớ coi thường mà làm càn kẻo trả NGHIỆP nhiều đời vẫn không hết
- Đức Phật nói rằng quả báo của việc hành hạ động vật rất nặng, luật NHÂN QUẢ không chừa một ai!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Phật đản là ngày gì?
- 2. Đại lễ Phật đản 2023 là ngày nào?
- 3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật đản
- 4. Thông điệp của mùa Phật đản 2023
- 5. Các nghi thức lễ Phật Đản nên biết
- 6. Phật tử nên làm gì để mừng ngày Phật đản?
- 7. Có nên tự tổ chức cúng bái ngày lễ Phật đản?
- 8. Ngày lễ Phật đản tụng kinh gì để hưởng phúc?
1. Phật đản là ngày gì?
Đại lễ Phật Đản (hay còn gọi là Đại lễ Vesak) là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.
Đây là một trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật cùng với lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) và lễ Phật Thành đạo (8/12 âm lịch).
Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc – Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019.
2. Đại lễ Phật đản 2023 là ngày nào?
Hàng năm, Lễ Phật đản được giáo phái Bắc Tông tổ chức vào ngày mùng 8/4 Âm lịch, còn giáo phái Nam Tông tổ chức vào trăng tròn rằm tháng 4 Âm lịch.
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mùng 8/4 Âm lịch.
Sau đại hội Phật giáo thế giới đầu tiên năm 1950, 26 nước thành viên lấy ngày Rằm tháng 4 là ngày Phật đản. Năm 1999, Liên Hợp quốc cũng công nhận lễ Phật đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.
!!!
Như vậy, đại lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2023 Âm lịch, tức Thứ 6 ngày 2/6/2023 Dương lịch.
3. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật đản
– Nguồn gốc:
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc nhỏ có tên là Thái tử Tất Đạt Đa, được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng đã gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật).
Ngày kỷ niệm Tam hiệp (Vesak) được mỗi quốc gia tổ chức kỷ niệm vào một ngày khác nhau theo quan niệm của từng địa phương. Trong đó, Việt Nam và một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước Phật giáo nguyên thủy lại lấy ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (vào tháng 4 hoặc tháng 5).
Năm 1950, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Colombo, Srilanka đã thống nhất chọn ngày 15/4 âm lịch hàng năm làm ngày lễ Phật đản quốc tế để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
arfAsync.push(“knye9xke”);
– Ý nghĩa:
Lễ Phật Đản là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo và thường được tổ chức rất long trọng.
Vào ngày lễ này, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng, nghe các bài thuyết về giáo lý nhà Phật để tự chiêm nghiệm cũng như tìm sự thanh tịnh cho tâm hồn.
Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.
Tại Việt Nam, lễ Phật Đản được Giáo hội Phật giáo tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.
Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.
!!!
Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.
Để tán thán một cách tốt đẹp Đức Bổn sư chúng ta, vào Đại lễ Phật Đản hàng năm, mỗi người con Phật hãy sống một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che.
Nhờ đó, thông qua ngày lễ Phật đản, người Phật tử ngoài việc thấm nhuần tư tưởng giáo lý nhà Phật, còn lan tỏa và tạo duyên lành cho người thân, bạn bè và những người chưa biết đến Phật pháp được kết duyên lành với Tam Bảo. Nhờ đó, có thêm nhiều người được mở rộng trí tuệ, hướng tới những điều đạo đức tốt đẹp và chuyển hóa, thay đổi bản thân và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.
4. Thông điệp của mùa Phật đản 2023
Dưới đây Lịch ngày TỐT xin chia sẻ đến các bạn nội dung thông điệp đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 do Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhắn nhủ đến chúng sinh Phật tử.
!!!
5. Các nghi thức lễ Phật Đản nên biết
Một số nội dung chính trong việc cử hành đại lễ Phật đản hằng năm mà bạn nên biết bao gồm:
– Phần dẫn nhập:
Nghi thức đầu tiên được gọi là “dẫn nhập” sẽ bao gồm các hoạt động như: Nguyện Hương, Khen ngợi Phật và Đảnh lễ Tam Bảo, Tán Hương, Phát Nguyện Trì Kinh, Tán Dương Giáo Pháp.
– Phần chánh kinh:
Tiếp theo sẽ tới phần “chánh kinh”, bao gồm các hoạt động như: Thi kể câu chuyện về cuộc đời Đức Phật.
– Phần hồi hướng:
Nghi thức thứ 3 được gọi là “hồi hướng”, bao gồm các hoạt động như: Kinh Tinh Hoa Trí Tuệ, Kệ Tắm Phật, Xướng Lễ cuộc đời Đức Phật, Sám Phật Đản, Sám Khánh Đản, Mười Nguyện Phổ Hiền, Hồi Hướng Công Đức, Lời nguyện cuối, Đảnh lễ Ba Ngôi Báu.
6. Phật tử nên làm gì để mừng ngày Phật đản?
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch.
Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.
Vào ngày này, giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật… để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.
Dưới đây là các hoạt động Phật tử nên làm vào ngày Phật tử để cầu phúc:
– Đi chùa:
Đi chùa cầu bình an, tưởng nhớ về Đức Phật là hoạt động quan trọng mà bạn nên làm vào dịp Phật đản.
Vào ngày này, các chùa thường trang hoàng và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa mà bạn có thể tham gia như xem diễu hành, thả đèn hoa đăng, xem nghi thức tắm Phật,…
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều kiêng kỵ khi đi chùa như không ăn mặc hở hang, không nói tục chửi thề, không để con nít chạy giỡn lung tung…
– Ăn chay niệm Phật:
Ăn chay là hình thức hướng về Phật, giúp tâm hồn an yên, gạt bỏ muộn phiền, tích đức cho bản thân, gia đình và con cái. Ngày Phật đản bạn có thể lựa chọn ăn chay niệm Phật cũng là một hình thức cầu phúc cầu may.
– Lau dọn bàn thờ tại gia:
Các gia đình trong dịp Phật đản thường lau dọn bàn thờ, bài vị tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng Phật, mong cầu cuộc sống may mắn, an yên. Điều này giúp con người cảm thấy thanh thản, an nhiên và thanh tịnh hơn.
Nếu có điều kiện, gia đình nên treo lồng đèn Phật đản trong suốt tháng Tư mùa Phật đản, treo cờ Phật giáo trước cửa nhà nếu có thể.
– Tham gia nghe pháp, giảng đạo:
Các khóa học về nghe Pháp, giảng đạo được tổ chức rộng rãi tại các chùa, đặc biệt là vào ngày Phật đản. Đây là dịp để bạn tham gia các khóa học về Phật, hiểu thêm về tôn giáo của bản thân cũng như gột rửa tâm hồn.
– Phóng sinh:
Phóng sinh là một hoạt động mang tính nhân văn cao mà Phật Tử nên làm trong ngày Phật đản 2023. Điều này chẳng những giúp giảm bớt nghiệp sát sanh mà còn giúp con người có lòng từ bi và sống an lạc, vui vẻ.
Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng của các sư về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân giúp cho tâm hồn được thanh tịnh.
– Không sát sinh:
Trong ngày lễ Phật đản, Phật tử không nên sát sinh. Bởi giáo lý của nhà Phật tôn trọng mạng sống của chúng sinh. Việc giết hại sẽ đem lại khổ đau cho con người. Người không sát sinh sẽ giữ được sự an lạc trong tâm hồn.
– Thận trọng lời ăn tiếng nói:
Không nên nói tục, chửi bậy hoặc nói những điều không xui xẻo trong ngày Phật đản. Nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói và tránh xa những chuyện thị phi.
Đồng thời giữ tâm trạng bình tĩnh trong mọi tình huống. Điều này không chỉ cần thực hiện trong ngày lễ Phật đản mà nên rèn cho mình như một thói quen.
!!!
7. Có nên tự tổ chức cúng bái ngày lễ Phật đản?
Lễ Phật đản thường được tổ chức trang trọng với nghi lễ, nghi thức trọng thể tại các ngôi chùa. Tuy vậy nhiều tín đồ Phật giáo hòa chung không khí trong ngày kỷ niệm cũng mong muốn tổ chức ngày lễ Phật đản.
Theo đó khuyến khích các Phật tử nếu có điều kiện có thể treo đèn lồng Phật đản, treo cờ Phật tại gia đình mình.
Thông qua việc làm này, người đệ tử Phật không chỉ thể hiện lòng hân hoan chào đón lễ Phật đản sinh mà còn tạo duyên cho người thân, bạn bè hay những người chưa biết đến Phật pháp được kết duyên lành với Tam Bảo.
8. Ngày lễ Phật đản tụng kinh gì để hưởng phúc?
(*) Chú thích ký hiệu:
- C: 1 hồi chuông
- CC: 2 hồi chuông
“Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (3 lần) (C)
Kệ Khai Kinh
Phật pháp cao sâu không gì sánh
Ngàn năm nào dễ gặp được đâu
Nay con nhận rõ con đường sáng
Xin nguyện hành thâm lý nhiệm mầu. (CC)
Kinh Tụng
Hôm nay là ngày Phật Đản (Thành Đạo), toàn thể chúng con, tâm thành kính lễ. Lòng tràn hoan hỷ, cảm kích vô cùng, đức Phật ra đời, vì thương nhân loại. Chúng sanh chìm đắm, trong biển trầm luân, sanh tử không dừng, chừng nào ra khỏi. (C)
!!!
Thuyền từ rời bến, vào chốn biển mê, cứu vớt chúng sanh, đưa đến bờ giác. Vô minh đêm tối, chẳng biết lối đi, cầm đuốc đưa đường, dẫn về quê cũ. (C)
Thế Tôn ứng hiện, dưới cội Vô Ưu, vừa mới ra đời, liền đi bảy bước. Gót chân sen nở, nhạc trời reo vang, mừng đấng cứu đời, giáng sinh trần thế. (C)
Tin vui đồn khắp, thành thị chốn quê, nô nức reo hò, như hạn gặp mưa, như con mừng mẹ. Ngài đã lớn lên, Sống trong nhung lụa, Ở vị Đông cung, Mà không mãn ý. Nền vàng điện ngọc, Chẳng chút bận tâm, Vợ đẹp con yêu, Không sao trói buộc. Canh cánh nỗi lòng, Vì thương nhân loại. (C)
Rồi một đêm ấy, vượt thành xuất gia. Tìm học các tiên, mà không toại nguyện. Quyết tâm khổ hạnh, thử đạt đạo chăng? Đã trải sáu năm, chỉ chiêu kiệt lực. Bỏ tu khổ hạnh, đến cội Bồ Đề, thệ nguyện nơi đây, nếu không thành đạo, xương tan thịt nát, thề không đổi dời. Đến đêm bốn chín, sao mai vừa lên, đạo cả sáng ngời, Bồ Đề viên mãn. Mối mang sanh tử, cội gốc vô minh, dứt sạch vỡ tan, không còn manh vụn. (C)
Ngài liền tuyên bố, chứng quả Bồ Đề, thành bậc Chánh giác. Nhớ đến chúng sanh, lặn hụp biển mê, ngài đi hoằng hóa, ngót bốn mươi năm, không hề ngừng nghỉ. Người đạt đạo quả, La Hán rất nhiều, Bồ tát chư thiên, không sao tính kể. (C)
!!!
Chánh pháp từ đây, rao truyền rộng khắp, phá tan mê chấp, tẩy sạch tà đồ, mở mắt chúng sanh, thấy trời quang đãng, Đông Tây Nam Bắc, khắp cõi Ta Bà, dần được no lòng, nếm mùi giải thoát. (C)
Đến tám mươi tuổi, về rừng Sa La, ở dưới hai cây, thế tôn thị tịch. Chúng Tăng than khóc, chư thiên ngậm ngùi, đức Phật hết duyên, Niết Bàn an nghỉ. Ân cao đức trọng, làm sao đáp đền? Chỉ cố gắng tu, đạt được đạo quả. Mồi đèn nổi lửa, đời đời không dừng, đền ơn chư Phật, là ơn chẳng đền. Giáo hóa chúng sanh, là đền ơn Phật. (C)
Chúng con phát nguyện, quyết chí tiến tu, theo gương Đức Phật. Chúng sanh còn mê, chúng con phải giác, chúng sanh còn khổ, chúng con ban vui, không sót một người, mới tròn bản nguyện. (C)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. (3 lần) (CC).”
Trên đây Lịch ngày TỐT đã gửi tới bạn đọc thông tin về ngày đại lễ Phật đản 2023 là ngày nào, cũng như các thông tin liên quan khác. Cùng chúc mừng Lễ Phật Đản 2023 ý nghĩa sắp tới bằng những việc làm ý nghĩa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về ngày đại lễ trong Phật giáo này.
Chấp trước trong Đạo Phật là gì mà nếu không nhận thức rõ thì dù đẹp hay giàu cũng bị xa lánh?
Đức Phật nói về phước đức của người nghệ sĩ: Có phải cứ ca múa hát diễn hay sẽ sanh Thiên?
Lời Phật dạy: 7 tài sản vừa quý vừa bền hơn cả của cải, châu báu mà bạn đang nắm giữ