Đức Phật nói về phụ nữ: Ai ngờ Ngài hiểu nữ giới tới chân tơ kẽ tóc

Đức Phật nói về phụ nữ: Ai ngờ Ngài hiểu nữ giới tới chân tơ kẽ tóc
By Tâm Linh
Th1 08

Đức Phật nói về phụ nữ: Ai ngờ Ngài hiểu nữ giới tới chân tơ kẽ tóc

(Tamlinhthanbi.com) Qua những gì Đức Phật nói về phụ nữ với các Tỳ Kheo của mình có thể thấy sự thấu hiểu vô cùng của Ngài và đi kèm theo đó, Ngài không quên đưa ra những lời khuyên để nữ giới có được cuộc sống hạnh phúc không khác gì ở cõi Thiên.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!

Đức Phật nhiều lần cố tình tránh né phụ nữ vì không ít lần họ đã khuấy nhiễu, cản trở việc hoằng hóa. Chuyện nàng Sundarì bị một số ngoại đạo thúc giục đóng vai một tín nữ ngưỡng mộ, hoặc Cincà giả vờ mang thai để hạ uy tín của Ngài trước chúng hội.

Hay những phiền phức xảy ra của một số phụ nữ trong gia tộc Thích Ca, rồi chuyện của bà vương phi Yasodhara và bà dưỡng mẫu Mahàpajàpati khóc lóc than thở xin được thành lập giáo hội Tỳ Kheo ni… và nhiều chuyện động trời khác nữa.

Không những thế họ còn có sức quyến rũ lạ thường đối với đàn ông, dù đó là bậc hiền triết cũng khó mà kiềm chế không cho dục vọng sinh khởi. Đó là lý do Ngài từng khuyên rằng:

 
“Này các Tỳ Kheo, ta không thấy một hình sắc nào làm say đắm tâm trí của đàn ông như hình sắc của đàn bà. Ta không thấy một âm thanh, mùi hương, vị, xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như âm thanh, mùi hương, vị, xúc của đàn bà (Tăng Chi Bộ).
 
loi phat day ve phu nu dep
 
!!!
 

Đạo Phật mở đường cho cuộc đời của phụ nữ

Tuy rằng đôi khi Ngài cũng có nói đến những nhược điểm của phụ nữ nói chung nhưng đủ công minh để đưa ra lời ngợi khen tài năng và khả năng của nữ giới.

Thậm chí, cho dù thời kỳ phong kiến và xã hội trước đây vô cùng kỳ thị và xem thường phụ nữ thì Đức Phật với tấm lòng bao dung luôn đón nhận họ như bất cứ chúng sinh khác, không phân biệt giới tính.

Phật Giáo có thể được cho là ít kỳ thị nhất trong thái độ đối với phụ nữ và có thể nói Đức Phật là vị đạo sư đầu tiên cho phụ nữ cơ hội bình đẳng, giải phóng trong lãnh vực phát triển tinh thần.  

Đức Phật đã làm được việc mà không tôn giáo nào ở thời kỳ đó làm được đó là mở cửa cho phụ nữ tham gia vào lãnh vực tôn giáo cho họ được nhập vào Đoàn thể Tỳ Kheo Ni, Đoàn Thể Ni Giới. Việc này mở rộng những con đường thênh thang của văn hóa, xã hội và những cơ hội về đời sống công cộng cho phụ nữ. Nó cũng dẫn đến công nhận hoàn toàn tầm quan trọng của phụ nữ trong xã hội, và làm như vậy nâng cao địa vị của người phụ nữ.

Theo Phật Giáo, con trai không phải là cần thiết để người cha để được lên thiên đường, con gái cũng tốt như con trai, nếu được tự do sống một cuộc đời độc lập. Cho phụ nữ được tích cực chia sẻ hoạt động vào đời sống tôn giáo, Đức Phật đã giúp đỡ nâng cao địa vị phụ nữ trong đời sống thế tục.

Cho phép phụ nữ vào đời sống tôn giáo quả là quá tiến bộ trong thời ấy. Thời kỳ đầu Phật Giáo, con gái không lấy chồng, không bị ngược đãi. Người con gái đó có thể ở nhà săn sóc đầy đủ cha mẹ, các anh em chị em còn nhỏ hơn mình. Người con gái đó có quyền sở hữu tài sản to lớn.
 
Đức Phật không gán sự quan trọng vào việc sinh con trai. Trong một dịp Hoàng Đế Kosola đang cùng với Đức Phật, thì được tin báo một đứa con gái của Hoàng Đế được sinh ra. Mong mỏi một con trai, Hoàng Đế không vui. Nhận biết như vậy, Đức Phật đã ca ngợi phụ nữ, nêu cao những đức hạnh của người phụ nữ như sau: 
 
Này nhân chủ ở đời
Có một số thiếu nữ
Có thể tốt đẹp hơn
So sánh với con trai
Có trí tuệ gới đức
Khiến nhạc mẫu thán phục 
Rồi sinh được con trai
Là anh hùng quốc chủ
Người con trai như vậy
Của người vợ hiền đức
Thật xứng là đạo sư
Giáo quốc cho toàn quốc *
(Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu – VNCPH VN ấn hành)
 
Đức Phật cho thấy rõ ràng phụ nữ có khả năng hiểu biết giáo lý của Ngài và có thể tu tập giáo lý này để đạt tinh thần ở mức độ nào đó. Điều này cho thấy rõ ràng do lời khuyên của Đức Phật cho nhiều phụ nữ vào nhiều dịp và hoàn cảnh khác nhau. 
 
 
Ðạo Phật đã mở ra cánh cửa cho phép nữ giới tham gia đầy đủ tất cả các lĩnh vực của đạo giáo bằng cách làm cho họ có đủ tư cách, khả năng được phép gia nhập vào giáo hội Tỳ-kheo ni (Order of Nuns). 

Ðiều này đã mở ra một con đường mới, nền văn hóa xã hội và những cơ hội cho một cuộc sống phổ biến cho nữ giới. Nó giúp cho nữ giới nhận thức được tầm quan trong của họ trong xã hội và làm như vậy cũng nhằm nâng cao địa vị của nữ giới.

Mặc dù có một vài lời phê phán châm chọc được viết trong tâm trang về những sự cám dỗ và thái độ của nữ giới, Ðức Phật cũng đề cập trong Kinh Tương Ưng rất nhiều đặc trưng bù đắp lại của họ. 

Người ta còn cho rằng trong một số trường hợp nào đó nữ giới được xem là thông thái hơn và sâu sắc hơn, thận trọng hơn nam giới. Và nữ giới cũng được xem có khả năng chứng đắc giác ngộ hay thánh quả sau khi tu tập Bát Chánh đạo. Mặc dầu có một số dường như có vẻ hơi khó chịu, thông qua sự quan sát cẩn thận chúng ta thấy rằng những gì Ðức Phật nói về nữ giới vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.

 

Đức Phật hiểu những thiệt thòi của nữ giới

 
Phật Giáo không bao giờ đồng quan điểm với quan điểm Bà La Môn là con trai cần thiết cho người cha để lên thiên đường. Theo Đức Phật, mọi việc trên cuộc đời này tuân theo luật Nhân Quả, mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động và hậu quả của chính ta.

Hạnh phúc của cha hay ông không tùy thuộc vào hành động của người con hay người cháu. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của chính cá nhân ấy.

 
Đức Phật dạy trong kinh Tương Ưng Bộ, chương III, Tương Ưng Nữ Nhân: “Này các Tỷ-kheo, có năm đau khổ riêng biệt mà người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông”
 
1. Ở đây, này các Tỳ kheo, người đàn bà lúc trẻ tuổi đi đến nhà chồng, không có bà con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ nhất, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu điều đó khác biệt với đàn ông.

Đức Phật cũng chỉ rõ những điều cản trở và bất lợi mà người đàn bà phải chịu. Chẳng hạn như gian nan và khổ cực lúc phải xa nhà vào ngày cưới để về nhà chồng và nỗi thương đau phải tự mình gánh chịu để thích nghi với môi trường mới đầy khó khăn và trở ngại.
 
2. Lại nữa, này các Tỳ kheo, người đàn bà có kinh nguyệt. Đây là đau khổ riêng biệt thứ hai, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

Thêm vào đó là cái đau đớn và đau tâm sinh lý mà người đàn bà phải chịu đựng trong lúc kinh kỳ, mang thai và sanh nở. Tất cả những điều này tuy là những hiện tượng tự nhiên chỉ miêu tả những dị biệt bất lợi và hoàn cảnh xẩy ra giữa người đàn ông và người đàn bà.
 
3. Lại nữa, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải mang thai. Đây là sự đau khổ riêng biệt thứ ba, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
 
4.  Lại nữa, này các Tỳ kheo, một người đàn bà phải sanh con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ tư, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
 
5.  Lại nữa, này các Tỳ kheo, người đàn bà hầu hạ đàn ông. Đây là đau khổ riêng biệt thứ năm, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
 
Này các Tỳ kheo, đây là năm đau khổ riêng biệt, này các Tỳ kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.”
 
Lời dạy của Đức Phật về bản chất thực sự của cuộc sống và cái chết về nghiệp và về những nẻo luân hồi – đã thay đổi thái độ đối với phụ nữ trong thời kỳ đó. Điều này cũng đặc biệt như vậy đối với sự quan trọng lớn lao gắn với việc sinh con trai. 

Xem thêm  Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo có nên là vấn đề gây tranh cãi?

Những gì Đức Phật nói về phụ nữ cho thấy Cho nên không có nguyên nhân nào cho người đàn bà lập gia đình phải lo âu chỉ vì không sinh được con trai để thi hành những nghi lễ cho tổ tiên. Điều này cũng có nghĩa con gái cũng tốt như con trai.

 
Duc Phat mo rong con duong cho nu gioi
 

8 điều Người khuyên để phụ nữ tái sinh để sanh Thiên

arfAsync.push(“knye9xke”);

Đức Phật nói về phụ nữ bằng cách nâng cao địa vị của họ trong xã hội nhưng Ngài cũng vẫn vạch ra những dị biệt vô cùng thực tiễn về xã hội và tâm lý hiện hữu giữa nam và nữ giới.

Đức Phật cảm nhận an lạc và hòa hài trong gia đình ở một mức rộng lớn là do người đàn bà. Nhiều trường hợp này đã được miêu tả rõ ràng trong các Kinh Anguttara Nikaya và Samyutta Nikaya.

Về phần người chồng:

+ Người chồng phải trung thành, lịch sự và không khinh miệt.

+ Bổn phận người chồng là trao quyền cho người vợ;

+ Thỉnh thoảng cung cấp đồ trang sức cho vợ. 

+ Người đàn ông phải cải tiến và ổn định kỹ năng và tài thủ công nghệ và chuyên cần vào công việc của mình.

+ Phải có khả năng tìm ra những phương tiện để duy trì và giữ vững gia đình. 

+ Bổn phận người đàn ông là tìm kiếm kiến thức không bao giờ chấm dứt. 

Mặt khác, bổn phận của phụ nữ:

+ Coi sóc nhà cửa và chồng.

Xem thêm  Lời Phật dạy về lời sỉ nhục: Lăng mạ người khác bao nhiêu, nghiệp báo nhận lại bấy nhiêu
 
+ Phục vụ cha mẹ chồng trong tình thương yêu như chính cha mẹ mình. 

+ Phải trân trọng và kính nể thân quyến và bè bạn bên chồng như vậy bầu không khí thuận thảo và hạnh phúc sẽ được tạo nên trong gia đình khi mới về nhà chồng.

+ Phải tìm hiểu bản tính người chồng, xác định hoạt động, tính nết, tâm tính của chồng, và trở nên luôn luôn hữu ích và cộng tác khi mới về nhà chồng.

+ Nên lễ phép, tử tế và ý tứ trong sự giao tế với người làm.

+ Phải dành dụm tiền kiếm được của người chồng và phải biết sự chi tiêu trong gia đình cần được tính toán và duy trì. Đó là lời khuyên có giá trị vô tận của Đức Phật.

!!!
 
Một thời nọ, đức Phật trú tại Kosambi. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anuruddha đang ngồi thiền định thì rất nhiều Thiên nữ đi đến thưa Tôn giả: Chúng tôi là những Thiên nữ với thân hình khả ái. Trên cả ba lĩnh vực, chúng tôi có quyền lực và tự tại. Thưa Tôn giả, chúng tôi muốn có hình sắc, tiếng hay và lạc thọ như thế nào thì ngay lập tức liền được hình sắc, tiếng hay và lạc thọ như thế ấy.
 
Rồi Tôn giả Anuruddha xuất thiền, đi đến đảnh lễ và bạch lại với Phật: Trong khi con tọa thiền, các Thiên nữ khả ái đi đến nói “chúng tôi có quyền lực và tự tại”. Bạch Thế Tôn, phải thành tựu bao nhiêu pháp thì nữ nhân sau khi thân hoại mạng chung mới được sinh về ở chung với các Thiên nữ khả ái đó?
 
– Này Anuruddha, phải có đầy đủ tám pháp, thế nào là tám?
 
Ở đây:

1. Nữ nhân đối với chồng ngủ sau, dậy trước, vui vẻ với công việc, xử sự đẹp lòng, nói lời dễ thương;

2. Người chồng kính trọng Sa môn, Bà la môn thì nữ nhân ấy cũng kính trọng, cúng dường;

 
3. Phàm tất cả việc nhà phải thông thạo, phải biết phương pháp làm hay phải biết sắp đặt người làm;

4. Trong nhà người chồng, nếu có nô tỳ, nhân công thì nữ nhân phải biết quản lý, sắp xếp công việc và phải quan tâm đến đời sống của họ;

5. Tài sản chồng làm ra, nữ nhân phải biết gìn giữ, bảo vệ không để hao phí, mất mát;

!!!
 
6. Nữ nhân quy y Tam bảo;

7. Nữ nhân giữ gìn ngũ giới;

8. Nữ nhân sống với tâm rộng rãi, ưa thích bố thí.

 
Nếu thành tựu tám pháp này, nữ nhân sau khi thân hoại mạng chung, được sinh về ở chung với các Thiên nữ khả ái.”
 
Từ thực tế cuộc sống chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, không phải khi nữ nhân thực hành 8 điều này thì phải đợi đến khi quá vãng mới được sinh thiên mà ngay trong đời sống hiện tại, họ cũng sẽ được hưởng hạnh phúc, an lành không khác gì ở cõi Thiên.

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!