- 1. Cúng 49 ngày là gì?
- 2. Ý nghĩa lễ cúng 49 ngày
- 3. Lễ cúng 49 ngày cần những gì?
- 4. Bài văn khấn cúng 49 ngày
- 5. Các câu hỏi thường gặp
- 6. Những lưu ý khi tổ chức nghi lễ 49 ngày
1. Cúng 49 ngày là gì?
Theo Đạo Phật, ngoại trừ những bậc đại giác như Đức Phật, Bồ Tát,… đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi thì chúng ta khi qua đời, sẽ dựa vào phước phần của quá khứ để được “luận tội” là sẽ trở về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, hay nhân và thiên.
Lý do có con số 49 ngày vì lúc này, vong linh của người đã khuất đi qua một điện lớn ở âm ty, trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày thành 49 ngày. Sau 7 tuần tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. Thực tế, có người có thể được tái sinh ngay tại tuần đầu tiên hoặc thứ hai, tùy duyên của họ.
2. Ý nghĩa lễ cúng 49 ngày
– Tiễn người mất sang thế giới khác
– Giúp linh hồn giảm bớt tội
Chúng ta cầu siêu, nói những điều thiện lành là để người đã khuất hướng tâm về cái thiện và được về cảnh giới an lành, tốt đẹp. Việc này có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người đã mất xa rời dục vọng, mong muốn thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.
Chính vì thế, những người còn sống phải tổ chức một cách trang nghiêm và thành tâm để người chết được về với cảnh giới an lành.
Hơn nữa, tất cả những gì ta làm thể hiện mong muốn của chúng ta, còn việc vong linh có thức tỉnh hay không thì không thể biết được, do đó, đừng quá kỳ vọng, chỉ cố gắng thực hiện với tâm tốt, an lành là đủ.
– Nhắc nhở người thân: không phải chết là hết
Chúng ta thường cho rằng chết là hết, thế nhưng theo đạo Phật thì ta có phần hồn và phần xác, khi chết nghĩa là thân thể sẽ dần bị hủy hoại trên cõi trần, nhưng linh hồn đã tách rời khỏi xác và vẫn tồn tại, đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống.
Do đó, người thân bạn hữu của người đã khuất hiểu rằng, khi đang có cơ hội làm người thì cố gắng làm việc tốt, việc lành với mục đích gieo hạt giống tốt, chuẩn bị cho tương lai của mình từ nay về sau.
3. Lễ cúng 49 ngày cần những gì?
Trong thời gian 49 ngày, vong linh vẫn đang thọ thân trung ấm, vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).
Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).
Lễ cúng 49 ngày rất quan trọng đối với người đã mất, chính vì thế người thân trong gia đình cần nắm rõ lễ nghi để việc thờ cúng chu đáo, giúp người mất được siêu thoát.
Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây.
+ Bài văn cúng tế
4. Bài văn khấn cúng 49 ngày
Về cơ bản văn cúng 49 ngày cũng như bài văn cúng lễ Tốt Khốc.
Bạn có thể thay vào cho phù hợp để sử dụng. Bạn có thể tham khảo bài văn cúng 49 ngày như sau:
5. Các câu hỏi thường gặp
Cách tính 49 ngày sao cho chuẩn?
+ Một là làm lễ cúng 49 ngày bắt đầu từ ngày người đó mất.
+ Hai là tính 49 ngày kể từ ngày an táng.
Mâm cơm cúng 49 ngày nên là đồ chay hay mặn?
Thời gian này mọi người cũng nên làm nhiều điều thiện và không được sát sinh để giúp cho vong hồn người đã khuất sớm được siêu thoát.
Việc cúng cơm sau 49 ngày?
Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực…
Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng. Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.
Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính.
Thế nhưng, ngày giỗ hằng năm thì cần chuẩn bị mâm cúng giỗ để tưởng nhớ về người đã khuất. Tuy nhiên không nên quá câu nệ vào hình thức, chỉ cúng lễ đơn giản, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người còn sống.
Sau 49 ngày người chết đi về đâu?
Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?
6. Những lưu ý khi tổ chức nghi lễ 49 ngày
– Khi dâng cơm cúng cho người mất nếu cúng xôi chè rất dễ bị ruồi bay quanh bu vào, cần cắt cử người trông nom đuổi ruồi để mâm cúng được sạch sẽ.
(Tổng hợp)