Ngũ uẩn là gì? Tại sao nó là nền tảng của mọi khổ đau đời người?

Ngũ uẩn là gì? Tại sao nó là nền tảng của mọi khổ đau đời người?
By Tâm Linh
Th1 09

Ngũ uẩn là gì? Tại sao nó là nền tảng của mọi khổ đau đời người?

Tamlinhthanbi.com Khái niệm Ngũ uẩn là gì giúp ta cảm nhận rõ hơn sự đổi thay của cuộc sống. Chính mỗi một uẩn đều trải qua những thay đổi liên tục, chúng là các quy trình năng động, sẽ gây đau khổ cho ai muốn nắm bắt, níu giữ.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Ngũ uẩn là gì?
  • 2. Nội dung năm uẩn
  • 3. Ngũ uẩn là gánh nặng

 

1. Ngũ uẩn là gì?

Ngũ uẩn theo tiếng Phạn là Pãnca-skandha (Sanskrit), Pãnca khandha (Pàli). 

– Theo lời Đức Phật dạy ngũ uẩn là có 5 ẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại tạo nên con người, là chúng sanh. Theo đó, năm uẩn là vô thường. Những nỗi khổ cũng sinh ra từ vô thường, vô ngã mà ra. 

 
– Theo ngài Huyền Trang thì uẩn (Khandha) có nghĩa là tụ tập, tích hợp lại theo từng loại, từng nhóm của những thứ có tính chất tương đồng. Ví dụ: Sắc, có nhiều sắc tích tụ lại, kết hợp lại. Thọ, có nhiều loại thọ tích tụ lại, kết hợp lại… 
 
– Ngài Cưu Ma La Thập dịch Khandha là “ấm”, có nghĩa là ngăn che, ngăn lại, che đậy cái thực, cái sự thực. Tức là năm cái “ấm” ấy đã che đậy, khiến cho chúng sanh không thấy rõ thực tánh của pháp. 
 
Ngu uan la gi

Ngũ uẩn là gì?

 
Trong Tiểu bộ kinh kể lại câu chuyện về thời Phật còn tại thế liên quan tới ngũ uẩn như sau:
 
Khi Đức Phật rời khỏi tịnh xá để đi khất thực tại Xá Vệ gặp một bà la môn lớn tuổi Bāhiya Dāraciriva. Ông này đến gần và cúi đầu xuống chân ngài hỏi:
 
– Bạch Thế Tôn! Ngài hãy thuyết pháp cho con có thể có được hạnh phúc và an lạc lâu dài.
 
– Này Bāhiya không phải lúc này! Ta đang đi khất thực cơ mà, ông không thấy ta đang cầm bát hay sao?
 
– Thưa Thế Tôn, con biết, nhưng con không biết mạng sống của con sẽ như thế nào mới mong Ngài thuyết pháp cho con nghe.
 
Mặc cho Đức Thế Tôn từ chối nhưng vị bà la môn vẫn nài nỉ, cuối cùng Ngài đã nói ngắn gọn như sau: 
 
– Này Bāhiya, ông chỉ cần nhớ một điều rằng: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
 
Khi đó, trong cái thấy vẫn là cái thấy; trong cái nghe vẫn là cái nghe; trong cái thọ tưởng vẫn là cái thọ tưởng; trong cái thức tri vẫn là cái thức tri thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy.
 
Vậy nên ông không là đời này, ông không là đời sau, không còn ở đời nào nữa, vậy là khổ đau đoạn tuyệt. 
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Ngay khi Đức Phật ngắt lời, dường như Bāhiya Dāruciriya đã cảm nhận được sự giải thoát. Sau đó một thời gian vị bà la môn qua đời vì bị một con bò điên húc phải. Nghe tin, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo:
 
– Này các Tỳ Kheo! Hãy lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên một cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Ông ấy là một vị đồng phạm hạnh với các thầy, nay đã qua đời!
 
Những lời này của Đức Phật gián tiếp cho biết Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết bàn.
 

Tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh – hiểu được rồi thì sống một đời an yên
Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc là câu nói kinh điển, nhưng ít người có thể hiểu được tính Không trong Bát Nhã Tâm Kinh cũng như ý nghĩa nội hàm vô cùng

2. Nội dung năm uẩn

 

2.1 Sắc

Sắc là sắc chất, bao gồm 4 yếu tố tạo thành nó là: đất, nước, gió, lửa. Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm.

Xem thêm  Bài học đi tìm hạnh phúc: Niềm vui từ chính bản thân

Yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn.

Thức ăn là thứ nuôi dưỡng sắc, khi thức ăn đoạn diệt thì sắc cũng bị đoạn diệt theo. Điều này được tạm hiểu là nếu ta thường xuyên ăn những món ăn từ động vật thì yếu tố liên quan đến sắc càng gia tăng, cho đến khi ta ăn chay thì chúng mới tự diệt dần dần. Có thể giải thích cho việc này ở hình ảnh hung hãn của một cá nhân nào đó chủ yếu là vì họ thường xuyên ăn thịt của những loài có tính khí tương tự.

 
Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí…

Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh… Đó là cái nhìn về con người một cách toàn diện.

 
Ngu uan chi phoi con nguoi
 

2.2 Thọ

Thọ, là cảm thọ. Cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ không khổ không vui. 

Đức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý.

Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ.

 
Khổ: Cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích. Ví dụ như đang vui lại gặp người ta ghét, kéo theo sự khó chịu, muốn tránh xa, cáu kỉnh,…

Vui sướng: Cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp xúc với một đối tượng mình thích. Ví dụ như thích được tặng hoa hồng nên ai tặng sẽ rất vui, cảm ơn rối rít. Thích được mặc váy đẹp và mua được một bộ vừa ý thì vừa ngắm vừa cười hạnh phúc.

Không vui không khổ: Cảm giác trung tính không khó chịu, cũng không thấy vui hay thoải mái, không có một cảm xúc rõ ràng nào khởi lên trong tâm. Ví dụ khi ta đi qua đường, đi theo một dòng người đang đi cùng mình, không khởi lên khổ hay lạc mà chỉ là cảm giác thông thường.
 

Có thể thấy, những loại cảm giác về thời gian, không gian, cảm giác sâu sắc bên trong tâm như thiền định chẳng hạn, hay cảm giác bên ngoài qua các giác quan, cảm giác cường độ mạnh hay yếu đều nằm trong thọ uẩn.
 
Xem thêm  30 Lời Phật dạy về hạnh phúc vô cùng đáng quý không nên bỏ lỡ

2.3 Tưởng

Tưởng là sự nhận thức hay sự cảm nhận, bao gồm: sắc tưởng, thanh tưởng, hương vị, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng. Là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan.
Sự nhận biết đối tượng có hai loại:
  • Nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết ai là bố, mẹ ta, ai là người lạ; tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc quen thuộc hay một bản nhạc mới đang hot…
  • Nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức… 
Tưởng bao gồm mọi nhận thức về thế giới vật lý, tâm lý. Tuy nhiên, thế giới vật lý, tâm lý ấy được ký hiệu hóa, khái niệm hóa, nên giữa tri giác và thực tại luôn có một khoảng cách.
 
Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm từ trong quá khứ như mùi hoa nhài biết ngay là có hoa nhài. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động, ví dụ như có mùi tinh dầu chiết xuất từ hoa nhài nhưng ta nghĩ là có hoa ở đây.
 
Tri giác tồn tại có điều kiện, vì vậy chúng vô thường, trống rỗng; và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà ta thường gọi là vọng tưởng.

 

2.4 Hành

Hành là sự tạo tác, sự tích tụ. Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là “tư”: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. 

Hành uẩn ở đây có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh.
Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của hành trong quá khứ, nghĩa là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển thúc đẩy ở trong chiều sâu tâm thức.
 
Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận.

 

2.5 Thức

Thức là sự nhận biết. Ta nhận biết nó chua, đắng, cay, ngọt, bùi… Thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương; thọ, tưởng, hành là Tâm sở.

Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thức ghi nhận sự xuất hiện của đối tượng, việc này giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Ví dụ như khi ta cắn một miếng chanh chua thì hình ảnh quả chanh màu xanh, mọng nước bắt đầu hiện lên trong tâm trí của ta vậy.

 
Thức cũng là một hợp thể của bốn uẩn phía trên, vì vậy đạo Phật không chấp nhận có một thức nào đó độc lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Thức vô thường lưu chuyển, vô ngã và do duyên sinh.
 
Năm uẩn là một chỉnh thể thống nhất, chúng không hoạt động độc lập, chúng phụ thuộc lẫn nhau và không thể nào tách rời chúng ra được. Mỗi nhóm là một tập hợp của các yếu tố, đồng thời mỗi nhóm đều nương tựa vào nhóm kia mà tồn tại, nhóm này có trong nhóm kia và ngược lại. Nói khác, trong sắc có thọ, trong thọ có sắc, chúng nương vào nhau mà có mặt. 

Xem thêm  Bài khấn cầu bình an và tài lộc cho gia đình khi đi chùa lễ Phật

Mục tiêu của sự phân tích năm uẩn: thấy rõ bản chất của con người và vũ trụ mà con người đang sống, nhờ đó mà khai mở trí tuệ, đoạn diệt khổ đau. 
 

3. Ngũ uẩn là gánh nặng

 
Đức Phật nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng phân loại các uẩn là để biết chúng là gánh nặng lớn lao của kiếp con người. Thế nên phải nhận thức chúng là vô ngã, vô thường để bớt đi những khổ đau.

Vì năm uẩn là vô thường, khổ đau nên cần nhìn nó không phải là mình, không phải là của mình, không phải là tự ngã của mình.

Thực tế là khi ta mang thân này ta phải đảm bảo cho chúng sạch sẽ, ăn ngon, mặc ấm để làm hài lòng sắc uẩn. Không những thế nó còn đòi hỏi là phải đẹp, hạnh phúc.

Để đáp ứng nhu cầu của thọ ẩn, ta phải đảm bảo cảm giác vật chất lẫn tinh thần vừa ý, thoải mái. Mọi thứ chưa dừng lại ở đó, ta phải quan tâm tới đời sống tinh thần khác như cho mình đi du lịch ngắm cảnh đẹp, nghe những bản nhạc hay đó là thức uẩn

Chúng ta có thể nhận ra những gánh nặng mà ngũ uẩn mang lại không hề ít, thậm chí ngày càng gia tăng theo thời gian, không biết khi nào mới có thể dừng lại. Ví dụ như trước đây ta cảm thấy vui khi đủ ăn, đủ mặc thì nay ta thích phải ăn ngon, mặc đẹp, và sau này các tiêu chuẩn một lúc một cao hơn, càng gia tăng gánh nặng cho chính chúng ta bởi những ham muốn đó.

 
Cũng vì không đủ sức mang gánh nặng này nên dù người giàu hay người nghèo cũng có nguy cơ vi phạm đạo đức, pháp luật do bị những uẩn này hối thúc. Hầu hết các tội lỗi hình thành cũng vì con người không kham nổi gánh nặng của các sinh hoạt mang tính chất nghiệp này.

Thế nên việc nhận diện ngũ uẩn là gì cũng rất quan trọng và từ đó mới mong tìm ra cách diệt trừ khổ đau do chúng mang lại. Tuy nhiên, việc này cũng không hề dễ dàng khi mà chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào thân người ở giữa cõi đời này.

Tứ diệu đế – chân lý cốt lõi trong giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh hưởng phúc
8 nỗi khổ theo lời Phật dạy: Lạ lùng biết được những điều này cũng đã bớt khổ

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!