Đức Phật mang cơm được cúng dường cho chó ăn
Trong cuốn “Đại trí độ luận” có ghi lại rằng khi ngài Xá Lợi Phất thành tâm đem bát cơm của mình tới cúng dường Phật thì ông rất bất ngờ với hành động của Ngài.
Đức Thế Tôn mới nhận xong bát cơm liền đem cho chó ăn. Sau đó, Ngài ôn tồn hỏi:
Bài học: Mọi người tin rằng chư Phật được coi là phúc điền lớn nhất nên muốn tích được nhiều phúc đức thiện báo thì ưu tiên chọn cúng dường Phật. Thế nên, cho dù hiện nay Ngài đã không còn nữa nhưng chúng ta vẫn thường xuyên thực hiện việc cúng dường ở lễ chùa như là một cách thay thế.
Đúng là cúng dường Phật giúp tâm ta được hướng tới những điều cao đẹp, có động lực để tích đức hành thiện hơn, thế nhưng qua câu chuyện trên ta hiểu thêm rằng, ta cũng có thể cúng dường, giúp ích cho vô số loài xung quanh mình cũng đã mang lại phước báu rồi.
Theo lời Đức Phật chỉ dạy qua câu chuyện trên, sự việc không đơn giản là đối tượng ta cúng dường mà chúng còn xuất phát ở cái tâm của ta.
Không ít người phô trương hình thức bên ngoài bằng việc cúng dường mâm cao cỗ đầy nhưng trong tâm thì đầy toan tính, như thế họ cũng đã làm mai một đi phước báu của mình ít nhiều mà bản thân không hề hay biết.
Ví dụ, nếu kẻ nào mượn danh đi làm từ thiện nhưng mục đích là phục vụ lợi ích cá nhân, lấp liếm tội lỗi, tư lợi hoặc mượn danh công lý, tự xem mình là người tốt nhưng lại để trả thù riêng… thì không thấy phước báu đâu chỉ thấy tội lỗi chất chồng.
Có phải cứ cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu?
Thực ra, ngay khi chúng ta có chủ tâm rằng phải cúng dường Phật để được phước báu cao nhất có thể mà quên đi những cảnh đời đói khổ xung quanh mình, không nghĩ tới việc giúp đỡ họ thì đã cho thấy bạn không vô tư trong suy nghĩ. Vì thế, bạn tưởng rằng mình được hưởng nhiều phước nhưng thực ra lại được chút ít hoặc chẳng có gì.
Theo lý thuyết đúng là cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu vì Đức Phật là bậc phước điền đệ nhất, thế nhưng không có nghĩa là mọi trường hợp cúng dường cho Ngài đều được phước vô lượng như nhau. Nếu mọi thứ diễn ra dễ dàng như thế thì chắc ai trong chúng ta cũng có hạnh phúc, an vui ngay lập tức sau khi cúng dường. Nhưng thực tế đâu có diễn ra như vậy.
Một người có được phước hay không, phước nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó đáng bàn nhất là tâm ý của người cúng nữa. Nếu cúng Phật với tâm thanh tịnh thì được phước, nhưng nếu cúng để mong cầu điều gì đó như tiền tài, danh vọng, xuất phát từ tâm tham thì có khi sẽ không được gì.
Phật dạy chúng ta không nên có tâm phân biệt với bất cứ ai, bất cứ loài nào, mỗi chúng ta đều có thể trở thành một vị Phật trên thế gian. Vậy nên việc cúng dường những người nghèo khổ với tấm lòng yêu thương thì công đức cũng bằng cúng dường không phải chỉ cho một vị Phật mà cho hằng hà sa chư Phật.
Điều này có nghĩa là dù bạn không phải là Phật tử tại gia hay tu ở chùa, bạn chỉ là một người bình thường, không cúng chùa, chỉ lo bố thí cho người nghèo với tâm thương yêu thật sự cũng được phước lộc lớn mà ít ai sánh kịp.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu: “Cúng dường cho một ngàn ức tam thế chư Phật ăn, không bằng cúng dường cho một vị vô niệm, vô tu, vô chứng ăn”. Nghĩa là đừng chỉ chăm chăm cúng mỗi Phật hay Thần nào đó mà ta kính ngưỡng, ngay trong đời thường, cứ thấy ai khó khăn ta cứ vui vẻ giúp đỡ, đừng tính toán quá nhiều thiệt hơn, còn cân đo đong đếm giúp người này sẽ tốt hơn người kia sẽ khiến tâm ta khó an.
Nếu đi đường thấy một người đang đói, ta nhường phần cơm của mình cho họ, thấy người ta lạnh, ta cho họ tấm áo ấm,… không cần cầu kỳ, màu mè hay cần sự công nhận của ai, ta làm điều tốt cũng đã thể hiện tâm Phật rồi. Chính những điều giản đơn đó cũng là ta đã tự tạo phước chứ không cần phải thủ tục cúng dường gì cả.
Thực tế là ngày nay, nhiều người cũng đi chùa, cúng dường hay làm từ thiện… tưởng rằng lòng tốt đang được lan rộng nhưng không phải ai đến đó cũng bằng tâm thanh tịnh. Họ thường mưu cầu một điều gì đó cho bản thân.
Thậm chí, có những người đi đến những ngôi chùa lớn, cúng dường cho những vị có tiếng tăm để quảng bá thương hiệu của họ, hoặc để cho cộng đồng biết họ cũng là người tốt.
Rất nhiều người cũng có động cơ riêng khi làm từ thiện, chứ không phải làm với lòng trắc ẩn, với tình thương, với lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Dù hình thức là làm việc tốt nhưng động cơ tâm ý không tốt cho nên Đức Phật dạy là không được phước bao nhiêu.
Phật dạy phương pháp cúng dường cao quý nhất không phải là càng nhiều vàng bạc châu báu, những thứ vật chất tiền tài hiện hữu, vật quý giá thì càng tốt, mà
Không phải thứ gì lấp lánh cũng là vàng
2. Chủ thể bố thí: Người đi bố thí cúng dường phải có tâm thiện, việc làm hướng thiện sẽ có phước báu nhiều hơn người bố thí với tâm hẹp hòi, hoặc họ đang làm các nghề bất thiện, thường có những hành vi bất thiện.
Vì thế, không chỉ dâng hương hoa hay vật phẩm tới Phật mới được xem là cúng dường đạt hiệu quả mà từ trong cuộc sống hàng ngày, nếu không màng đến phước báu lớn nhỏ cho riêng mình, luôn sẵn lòng cứu người trước mắt, thì rõ ràng tâm bố thí đó rất lớn lao, cao đẹp.
Chúng ta nên luôn có tâm lượng vị tha để cúng dường hồi hướng cho toàn thể chúng sinh, hơn là chỉ cầu mong điều tốt đẹp cho riêng bản thân và gia đình. Vì thực tế, đứng trên mặt tổng thể để tính phước báu, thì phước báu khi cho kẻ bất thiện lúc đang đói chưa chắc đã ít hơn khi cúng dường một vị đại tăng.
Không ít người sử dụng Phật pháp chỉ vì danh tiếng và lợi lộc riêng, đem cái đẹp đẽ của Phật ra để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Thế nên mới có chuyện những bậc tu hành sắm xe đẹp, có tài sản tiền tỷ như hiện nay.
Quan trọng nhất chính ở cái tâm, ở động cơ của người đó – thứ mà không phải ai cũng thấu tỏ nhưng Trời biết, Đất biết, họ biết là đủ, vì dù sao một người làm sai thì cũng không thể nào tránh khỏi quy luật của Nhân Quả.