- 1. Chuỗi tràng hạt là gì?
- 2. Tác dụng của tràng hạt trong Phật giáo và đời thường
- 3. Hướng dẫn cách sử dụng tràng hạt
- 4. Ý nghĩa của số lượng hạt trong tràng hạt
- 5. Ý nghĩa của việc đeo chuỗi tràng hạt trong đạo Phật
- 6. Mơ thấy chuỗi tràng hạt có tốt không?
1. Chuỗi tràng hạt là gì?
Chuỗi tràng hạt là 1 vòng xâu hạt được sử dụng trong việc tụng kinh Phật giáo. Hạt này có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thảo mộc, đá, nhựa hay xương.
Trong Phật giáo, hình ảnh một chuỗi hạt được xâu lại như vậy được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì.
Ngày nay, tràng hạt còn được biết đến như một vật phẩm phong thủy được nhiều người yêu thích. Các Phật tử, người biết thì dùng để chuyên tâm lần tràng niệm Phật, người chưa rõ thì đeo trừ tà, đeo cầu may, cầu gia hộ. Hoặc có người đeo như một lời nhắc nhở tâm luôn hướng về Phật Pháp.
Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc.
Còn với Phật giáo Nam Tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước) đã được Phật chế định.
Trong Kinh điển Phật giáo, nguồn gốc của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với vua Ba Lưu Ly theo Kinh Mộc Hoạn Tử. Các Tăng sĩ thường mang tràng hạt bên người như một bảo bối, một pháp khí hỗ trợ họ trên con đường tu học Phật pháp.
2. Tác dụng của tràng hạt trong Phật giáo và đời thường
2.1 Đeo tràng hạt khi tụng kinh niệm Phật giúp dưỡng tâm, tu thập tốt
2.2 Đeo tràng hạt ở tay phải để biến nguy thành an
2.3 Đeo tràng hạt ở tay trái để bình ổn cảm xúc
2.4 Đối với sức khỏe
2.5 Tác dụng phong thủy trong cuộc sống hàng ngày
3. Hướng dẫn cách sử dụng tràng hạt
Dưới đây là những hướng dẫn cách sử dụng chuỗi tràng hạt cơ bản nhất mà ai cũng nên đọc để dùng đúng, không bị phạm kỵ.
3.1 Lần tràng hạt theo ngũ bộ
- Phật Bộ: Dùng ngón cái với ngón trỏ của tay phải mà lần chuỗi.
- Kim Cang Bộ: Dùng ngón cái với ngón giữa của tay phải mà lần chuỗi.
- Liên Hoa Bộ: Dùng ngón cái với ngón út của tay phải mà lần chuỗi.
- Yết Ma Bộ: Dùng ngón cái hợp với cả 4 ngón còn lại của tay phải mà lần chuỗi.
- Bảo Bộ: Dùng ngón cái với ngón vô danh ( áp út ) của tay phải mà lần chuỗi.
3.2 Lần tràng hạt khi tụng kinh niệm chú
3.3 Cách sử dụng, bảo quản tràng hạt
- Kích thước của tràng hạt nên ở mức trung bình, đem lại cảm giác thoải mái khi đeo là được, tránh dùng loại quá lớn hoặc quá nhỏ đều không phù hợp cho việc niệm kinh Phật hàng ngày.
- Khi sử dụng tràng hạt, không được để chuỗi hạt dưới đất, đặc biệt không được để động vật nhỏ như chó mèo đi qua hay đeo lên người chúng.
- Không nên xâu tràng hạt quá lỏng lẻo, nếu quá lỏng lẻo sẽ tạo ra chướng ngại cho chúng ta. Cùng không nên nên xâu tràng hạt quá chặt, lúc niệm sẽ khiến chúng ta bị căng thẳng, khiến cho việc tu hành của chúng ta không trôi chảy.
- Tràng hạt không nên dài quá và cũng không ngắn quá.
3.4 Kiêng kỵ khi sử dụng chuỗi tràng hạt
- Không để tràng hạt bị dính bẩn. Khi không sử dụng tràng hạt hoặc không đeo thì nên đặt ở trước tượng Phật hoặc cất ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Kiêng đeo tràng hạt khi đi tắm.
- Không đeo tràng hạt hoặc để trên đầu giường khi 2 vợ chồng hoặc các cặp đôi ngủ cùng nhau.
- Hạn chế đeo tràng hạt khi hút thuốc hoặc chạm vào hành, tỏi, hoặc uống rượu, đừng nhả khói thuốc vào tràng hạt.
- Không được tùy ý chạm vào tràng hạt của người khác khi chưa có sự cho phép.
- Kiêng bỏ tràng hạt vào túi quần hay túi áo, không đeo được thì nên cất đúng chỗ, đừng tiện tay nhét túi.
- Khi đếm, mỗi khi đọc xong một chuỗi không được lần tràng hạt mà đếm lại, đếm theo chu kỳ không bị gián đoạn, ai đang làm như vậy thì nên thay đổi ngay.
- Nếu đứt dây thì tự xâu lại, đừng nghĩ đó là điềm xấu. Sợi chỉ của tràng hạt sẽ bị đứt sau một thời gian sử dụng, lúc này chúng ta không nên quá mê tín và nghĩ rằng điều không may sẽ xảy ra.
4. Ý nghĩa của số lượng hạt trong tràng hạt
- Chuỗi 108 hạt có ý nghĩa biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
- Chuỗi 54 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, bao gồm Thập Tín, Thập Hạnh, Thập Trú, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
- Chuỗi 42 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, bao gồm Thập Hạnh, Thập Trú, Thập Địa, Thập Hồi Hướng và Đẳng Giác, Diệu Giác.
- Chuỗi 27 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, đó là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả và 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
- Chuỗi 21 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 21 vị, đó là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.
- Chuỗi 14 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 1080 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108.
5. Ý nghĩa của việc đeo chuỗi tràng hạt trong đạo Phật
6. Mơ thấy chuỗi tràng hạt có tốt không?
Trong mơ thấy tràng hạt tiên báo chủ nhân của nó sẽ nhận được sự trợ giúp của quý nhân, vừa mang đến những lời cảnh báo để đề phòng trước những điều bất trắc.
Tuy nhiên nếu như bạn nằm mơ thấy mình được người khác biếu 1 xâu tràng hạt lại là điềm xấu.
Nằm mơ thấy mình đem bán tràng hạt cũng là điềm xấu dự báo trong thời gian tới bạn sẽ mất của.
Nằm mơ thấy mình đang gỡ rối một chuỗi tràng hạt cho thấy bạn đang gặp rắc rối trong cuộc sống, gần đây hay phải lo lắng.
Còn nếu nằm mơ thấy mình đang xâu cườm hoặc đang buộc một tràng hạt là sự nhắc nhở bạn đang có việc quan trọng chưa thực hiện.
Con số liên quan đến chuỗi tràng hạt trong giấc mơ gồm: 13, 25 và 84.