Tamlinhthanbi.com Tháng 7 Âm lịch có phải tháng Cô hồn không là thắc mắc của rất nhiều người khi quan niệm dân gian từ xưa cho rằng đây là tháng ma quỷ, tháng không may mắn, xui xẻo. Cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
1. Nguồn gốc của tháng Cô hồn
Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.
Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch. Vào khoảng thời gian này người dương nên cúng cháo, gạo… để quỷ đói không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.
Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Người Việt từ xa xưa đã cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là hồn và xác.
Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện. Xem thêm: Cô hồn là gì? Tại sao phải cúng cô hồn?
Từ đó cũng xuất hiện quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc trọng đại như cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều tránh tháng 7 âm lịch.
Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.
Việc thực hiện lễ cúng cô hồn không chỉ để tránh khỏi bị vong linh quỷ hồn quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.
Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Cúng xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch. Người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về Quỷ Môn Quan và đó là thời điểm cúng chuẩn nhất giúp các cô hồn được ăn một bữa cuối no nê trước khi phải chịu thêm 1 năm đói khát.
arfAsync.push(“knye9xke”);
2. Tháng 7 Âm lịch có phải tháng Cô hồn không?
Theo giáo lý nhà Phật, Phật giáo có 4 ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.
Riêng trong tháng 7 âm lịch, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên ngày rằm tháng 7 được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Bởi vậy, dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.
Nguồn gốc lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật – là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.
Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu “có tội” thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng được những cô hồn.
Từ đó, người ta gọi tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.
Trong ngày lễ Vu Lan, các Phật tử thiết lễ cúng kiếng ông bà cha mẹ quá vãng, đồng thời trải lòng bi mẫn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn.
Theo quan điểm của đạo Phật, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn, lễ hội Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch là “tháng báo hiếu”. Chớ nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn.
Khi cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn mồ mả, không con cháu hương hoả.
Tuy nhiên hiện nay, tháng 7 âm lịch – mùa hội Vu Lan báo hiếu vốn có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.
Kinh Vu Lan có mặt rất sớm ở Trung Quốc và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội thời bấy giờ. Người Trung Quốc xưa tiếp thu tinh hoa hiếu đạo của kinh Vu Lan nhưng đồng thời có sự tiếp biến với văn hóa bản địa thành tín ngưỡng dân gian.
Theo đó, người Trung Hoa xưa tin rằng: “Tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan và cao điểm là ngày rằm tháng Bảy thì xả cửa để cho ma quỷ tự do đến sau 12 giờ đêm thì kết thúc”.
Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, nên ngoài việc đọc tụng và thực hành hiếu đạo theo kinh Vu lan, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn”.
Đọc ngay: Những kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc
Vấn đề là người Phật tử Việt Nam hiện nay cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng 7 âm. Nên không có ngày “âm khí xung thiên”, ma quỷ đồng loạt tràn lên dương thế phá phách, xin ăn mặc vào ngày rằm tháng 7.
Nếu tin vào việc Diêm Vương mở địa ngục vào tháng Bảy, rồi thành lệ “tháng 7 âm cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng 7 nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp với Chánh pháp.
Người Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thọ tuế, ngày Phật hoan hỷ.
Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt, là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi.
Cần lưu ý là, thực hành bố thí – ở đây là “thí thực” – nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ… Đặc biệt là không nên kiêng kỵ và sợ hãi ma quỷ theo kiểu mê tín dị đoan.
Do đó, nên tránh gọi tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn” rồi quá chú trọng đến cầu cúng ma quỷ theo dân gian.
Tại sao nhiều người thường hay ăn chay suốt cả tháng 7 âm lịch?
Có tin được không: Tháng Cô hồn là tháng may mắn?
Những việc nên làm trong tháng Cô hồn để được bình an, gặp nhiều may mắn
Những thói quen xấu khiến bạn dễ mơ thấy ma quỷ trong tháng cô hồn
Kiêng dự đám tang tháng Cô hồn liệu có đúng hay không?