Tại sao “ác giả” lại không bị “ác báo”?

Tại sao “ác giả” lại không bị “ác báo”?
By Tâm Linh
Th1 09

Tại sao “ác giả” lại không bị “ác báo”?

Tamlinhthanbi.com “Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo”. Người phương Đông vẫn luôn tin rằng làm việc ác tất sẽ bị “ông Trời” trừng trị. Thế nhưng, vẫn có không ít người làm việc xấu, thậm chí là không điều ác nào không làm lại vẫn phát tài, lên chức vị cao, mọi chuyện được như ý khiến người người nhìn vào cảm thấy ngưỡng mộ? 

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm
Điều này là có nguyên nhân bởi vì nhân quả được thông suốt qua tam thế (quá khứ, hiện tại và tương lai). Cho nên, người ở kiếp này đang hưởng vinh hoa phú quý, mọi sự thuận lợi mặc dù họ làm điều ác là bởi vì kiếp trước họ đã làm nhiều việc đại đức đại thiện. Một người kiếp này làm điều ác sẽ có thể có 3 loại kết quả xảy ra:
Một là nếu như ác báo không triệt tiêu hết phúc báo, thì người đó đương nhiên có thể tiếp tục hưởng thụ phúc báo của mình. Người đó sẽ thăng quan lên đến chức vị mà họ đáng được hưởng mới dừng lại hoặc sẽ kiếm được nhiều tiền đến mức mà họ nên được. Mãi cho đến lúc mà người này đã hưởng hết phúc báo của mình thì mới đến thời điểm bắt đầu làm ác gặp ác báo. Tức là trong kiếp này người đó đã hưởng hết phúc báo của đời trước và phúc báo của đời này, sắp đến lúc gặp ác báo. Chẳng qua là chưa đến nên người ngoài nhìn vào nghĩ lầm là không gặp.

Người xưa luôn coi trọng đức, không chỉ cho bản thân mà còn tích đức để lại đời sau.
Hai là nếu như kiếp trước người này làm việc đại thiện đại đức nên phúc báo của họ vô cùng lớn. Kiếp này họ có làm việc ác nhưng mà ác báo chỉ bằng một phần rất nhỏ của phúc báo mà người đó làm từ kiếp trước thì cả đời họ vẫn sống suôn sẻ. Vì vậy, ở kiếp này, chúng ta nhìn sẽ thấy người này tuy có làm việc ác nhưng lại không thấy bị ác báo.
Ba là trường hợp phúc báo nên được hưởng sắp hết mà việc ác đã làm lại tích tụ quá nhiều, lúc này là thời cơ ác báo đã “chín muồi”, phúc báo kết thúc và người này bắt đầu phải chịu ác báo như sống thê thảm, đột nhiên bị bệnh tật, tai nạn bất ngờ mà chết, hối hận không kịp.
 

Vì sao “ác giả ác báo” không hoàn toàn đúng trong một kiếp?

Có một câu chuyện như thế này:

arfAsync.push(“knye9xke”);
Phật Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo. Một hôm, ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng. Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho cả đất nước đều bị vùi lấp.
Nguyên lai lúc đầu trên trời cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo. Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.
Người làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện. Có người kinh doanh ngành nghề sát sinh mà kiếm tiền, số tiền này kỳ thực là phúc báo ở trong mệnh của họ. Dù họ cũng có thể thông qua các cách khác để kiếm tiền, ví như gửi tiền ngân hàng để lấy lãi…, nhưng họ đã dùng sai phương pháp kiếm tiền. Số tiền đã kiếm được kia đợi hưởng thụ xong rồi thì ác báo của giết nghiệp kia sẽ tới.
Người xưa giảng “có phúc báo không thể hưởng thụ hết”, lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi, bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ dàng.
Trong “địa tạng kinh” có giảng, con người một khi đã rơi vào “tam ác đạo” (ba đường là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ) rồi, thì sẽ ở trong tam ác đạo mà luân chuyển, vào địa ngục làm quỷ đói, sau khi làm quỷ đói rồi lại làm súc sinh, sau khi làm súc sinh mới được làm người. Vậy sau khi làm người rồi, không có phúc báo, nghèo khó thấp hèn, không có cách nào bồi dưỡng phúc báo, rồi lại rớt xuống, điều này rất đáng thương.
Chúng ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được. Người xưa luôn khuyên bảo con người rằng: “Có phúc báo không nên hưởng hết” chính là có ý này!

Xem thêm  Lời Phật dạy về nghiệp quả: Nỗi đau của kiếp này là nghiệp của kiếp trước

ST.

9 cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng
Luật nhân quả: Oan nghiệt đời trước, kiếp này phải trả
Chuyện về ĐOÁN MỆNH, xem xong giật mình

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!