Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo có nên là vấn đề gây tranh cãi?

Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo có nên là vấn đề gây tranh cãi?
By Tâm Linh
Th1 09

Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo có nên là vấn đề gây tranh cãi?

Tamlinhthanbi.com Không ai thực hư việc Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo hay không nên đây từng là chủ đề gây tranh cãi và dường như cho tới nay vẫn chưa có được câu trả lời xác đáng.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo?

Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo hoàn toàn độc lập, tại hai vùng đất cách nhau rất xa thế nhưng từng có thông tin gây xôn xao và gây tranh cãi khi trong bộ phim tài liệu của BBC cho rằng Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo.

Thậm chí, nhiều chuyên gia đã cho rằng Jesus đã trốn thoát khỏi nạn đóng đinh thập giá và khi gần 40 tuổi Ngài trở về Ấn Độ. Người dân địa phương khẳng định rằng sau đó Jesus đã lưu lại Thung lũng Kashmir vài năm nơi ngài đã sống vui vẻ cho tới khi qua đời vào năm 80 tuổi, được an táng tại lăng mộ Roza Bal ở Srinagar, Kashmir, một bang tự quản thuộc Ấn độ.

Họ cho rằng, Ngài đã quay lại miền đất này và còn tới thăm những người theo đạo Do thái ở Afghanistan, những người đã chạy trốn khỏi sự độc tài của Đại đế Do thái Nebuchadnezzar. Tổng thời gian Người ở Ấn độ và các vùng khác nhau ở Himalayakhoảng 61- 65 năm bao gồm 16 năm thời tuổi trẻ và 45 năm cuối.

Bên cạnh đó, một tác phẩm của Walwin đoạt giải thưởng Nghệ thuật, Văn hóa, Giáo dục Dayawati Modi vào năm 2009 là “Bé Jesus: Những tháng năm mất tích”, mô tả cuộc đời chúa Jesus cho rằng Ngài đã đến vùng Tây Á khi ngài khoảng 13-14 tuổi.
 
Nhà làm phim này cho biết, phần đầu của bộ phim dựa vào bộ Phúc Âm và phần thứ hai của bộ phim thì dựa vào “tài liệu thực tế”.

 
Bên cạnh đó, trước đây, vào cuối thế kỷ 19, có một nhà báo người Nga Nicolas Notovitch tiết lộ trong cuốn “The Unknown Life of Christ“ ( Cuộc đời chưa biết của Chúa Kitô), được xuất bản năm 1894 cho hay ông đã được đọc cuốn sách về cuộc đời của Jesus.
Ông dưỡng thương tại Tu viện Phật giáo Tây Tạng Hemis ở thành phố Leh, vùng núi cao nhất của Ấn Độ trong chuyến đi chu du khắp Ấn Độ, Tây Tạng và Afghanistan. Notovitch đã dành thời gian nghiên cứu và phiên dịch được 200 trong số 224 câu kệ của tập tài liệu tiết lộ cuộc đời của Chúa.
 
Đó là câu chuyện có thật kể về một thiếu niên tên là Jesussinh ra trong một gia đình nghèo ở Israel vào thế kỷ thứ nhất. Ở phương Đông họ gọi ông là nhà tiên tri Issa, nghĩa là “con trai của Thần”. Theo tài liệu, từ năm 13 đến 29 tuổi ông đã được học những điều trong kinh sách Phật giáo, do các học giả Vệ Đà truyền dạy.
 
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi một vị cao tăng, hay Lạt-ma viên tịch, các nhà thông thái sẽ theo dõi thiên văn và điềm báo khác rồi lên đường, thường là những chuyến đi rất dài để tìm hài nhi do Lạt-ma đó chuyển sinh.

Khi hài nhi đó đủ lớn thì sẽ phải rời cha mẹ và được đưa đến tu học Phật giáo. Người ta tin rằng Chúa Jesus đã được đưa đến Ấn Độ năm 13 tuổi rồi được giáo dưỡng như một Phật tử. 

Thực tế, những điều trên cũng chỉ mang tính chất giả thiết vì cuộc đời của Chúa Jesus cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn vì thông tin chúng ta biết được khá ít ỏi được ghi lại trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm.

 
Trong Hồi giáo, Giêsu được xem là một nhà tiên tri quan trọng của Thiên Chúa, một người mang lại kinh thánh, và một người làm ra điều mầu nhiệm. Hồi giáo cũng gọi Giêsu là “Messiah”, nhưng họ không dạy rằng Giêsu mang đặc tính thần linh.
 
Theo hầu hết các giải thích của đạo Thiên chúa trong Kinh Thánh, các chủ đề cơ bản của những lời răn dạy của Giêsu là sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường. Xem thêm: Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế?
 

Đừng để giới hạn niềm tin là rào cản

 
Việc đặt ra câu hỏi Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo không phải để phân định ai thấp, ai cao mà đơn giản là để chúng ta có cơ hội tìm hiểu lại nguồn gốc cơ sở niềm tin của chúng ta, tránh thần thánh hóa và có cơ hội tự nghiên cứu, tìm lời giải cho mình.

Cuối cùng, ngay cả khi bạn tin hay không tin những thông tin trên thì những gì bạn nghĩ hay tin tưởng tất cả phụ thuộc vào nghiên cứu của bạn, những cuốn sách mà bạn đọc, hoặc những người mà bạn nói chuyện.

Đặt câu hỏi này là để bạn được nhìn sâu vào nó, ít nhất bạn đã thực hiện đặc quyền để hỏi và điều tra vấn đề hơn là vẫn còn trong các giới hạn của thông tin hoặc những khuôn mẫu mà bạn được tiếp cận.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Hơn nữa, Kinh Thánh hay Kinh trong Phật giáo cũng là do con người viết lại, dễ bị tam sao thất bản, rất nhiều tài liệu trong đó là sự giải thích của con người về Thần, chứ không phải là lời nói trực tiếp của Thần. Vì vậy có nhiều điều được viết ra là dựa theo lý giải và nhận thức của bản thân người viết.
 
Bạn nên hiểu rằng, dù Đức Phật và Chúa Giêsu đều đã tạo nên những động lực hết sức cao thượng để con người hành thiện, tránh ác, để sống một cuộc đời cao đẹp.

Xem thêm  Phật dạy về nghiệp báo: Tâm con không ác nhưng số con lại khổ, hóa ra nguyên do thực sự rất đơn giản

Họ là những người có trái tim của những vị Thần giúp truyền cảm hứng cho mọi người, giúp họ xoa dịu biết bao đau khổ. Sự tồn tại của hai tín ngưỡng này đối với nhân loại thật có ý nghĩa to lớn.

Phật giáo tại Châu Á và Kitô giáo tại Châu Âu và Châu Mỹ đều đóng vai trò quan trọng như nhau vì nếu không có những tôn giáo ấy, thế giới này đã mất đi những điều hết sức quý báu, và đạo đức của con người sẽ khó mà duy trì được.

 
Phật hay Chúa này đều là những con người hết sức tốt đẹp, biết hạnh phúc ngay ở trần gian này bất chấp bao khổ đau xảy đến cho mình, từ bi bác ái cao độ, biết xả thân cho những lý tưởng cao đẹp, hy sinh cho người khác đến quên mình, luôn luôn nỗ lực làm cho thế giới này bớt đau khổ và thêm hạnh phúc.

Vì thế, thay vì tập trung vào việc tranh cãi liệu Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo hay không thì nên tập trung tu thân. Việc bạn tin theo ai không quan trọng bằng việc nhờ niềm tin đó mà bạn có thêm cảng hứng, động lực làm điều tốt, trở thành người hữu ích.

(Tổng hợp)

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!