Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản

Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản
By Tâm Linh
Th1 09

Vì đâu núi Yên Tử là nơi trở về của các Phật tử trong ngày lễ Phật đản

Tamlinhthanbi.com Ngoài cảnh đẹp kỳ vĩ, huyền bí, linh thiêng, núi Yên Tử hấp dẫn du khách khắp nơi đến nơi với đây bởi những giá trị to lớn về nhiều phương diện.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

  

Mới đây, gần 4.000 phật tử của chùa Tân Hải, Hà Nội đã có chuyến hành hương về núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh tham dự Pháp hội cầu an để chuẩn bị chào mừng ngày lễ Phật đản 8/4 (Âm lịch) sắp tới. 
 
Cuộc hành hương này nhằm chuyển tải thông điệp Phật giáo tới mọi người, hướng dẫn các Phật tử tu học, thực hiện các nghi thức Phật giáo… Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, cầu nguyện cho âm siêu, dương thái… đại lễ Phật đản là dịp để tăng ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam ôn lại truyền thống “hộ quốc an dân”, được kết tinh qua chiều dài hơn 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, giáo lý Phật giáo đã góp phần tô điểm cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam với đức hiếu sinh, tinh thần ôn hòa, bao dung, vì hạnh phúc an cho mọi người.

 
Thực tế cho thấy, không chỉ ngày lễ Phật đản mà suốt bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông khách về Yên Tử từ bốn phương Nam, Bắc,Tây, Đông; từ trong nước, từ nhiều quốc gia trên thế giới, đủ mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và địa vị xã hội.  

10 lời nguyện chúc cát lành mừng ngày Đại lễ Đức Phật đản sinh
Với những tín đồ Phật giáo, Phật Đản được coi là thánh lễ với nhiều nghi thức quan trọng, thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng và mong ước hướng đến những điều tốt
 
Yen Tu
 
 

Vì sao các Phật tử hành hương về Yên Tử trong ngày lễ Phật đản 

Núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, núi Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách.  

Xem thêm  Bài khấn cầu bình an và tài lộc cho gia đình khi đi chùa lễ Phật

Yên Tử vốn được biết đến với phong cảnh rừng núi hùng vĩ, là vùng đất Phật linh thiêng, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Trải qua thời gian, cảnh quan Yên Tử đã có những thay đổi, nhưng cơ bản vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ vốn có của nó. Có lẽ đây chính là nét hấp dẫn riêng mà không phải nơi nào cũng có được. 

 
Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Cuối thời Lý, đầu đời Trần, Yên Tử đã là nơi thờ Phật và tu hành của các thiền sư: Hiện Quang, Viên Chứng, Đại Đăng, Tiêu Dao, Huệ Tuệ. Đến khi vua Trần Nhân Tông về đây tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm thì Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo của nước ta từ đó. Trải qua gần 1000 năm lịch sử, những công trình kiến trúc về chùa, am, tháp và những di vật cổ quý giá từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn lưu dấu tích, ẩn khuất giữa rừng già. 

Chuyến hành hương của các Phật tử về chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm góp phần tôn vinh hình ảnh Phật Hoàng Trần Nhân Tông, núi thiêng Yên Tử, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc của con dân nước Việt, đề cao sự hòa hợp giữa con người với con người, giữa con người và thiên nhiên. 

 

arfAsync.push(“knye9xke”);

Giá trị cốt lõi của Yên Tử

Yên Tử là tổng hòa của ba giá trị cốt lõi, nổi bật: tâm linh, thiên nhiên, văn hóa – lịch sử. Những giá trị này hòa quyện vào nhau, nâng tầm cho nhau mang lại sự thiêng liêng, sức mạnh huyền bí và tinh thần. 
 
Ve dep cua Yen Tu co suc me hoac ky la
 

Tâm linh

 
Yên Tử là Tổ Sơn của vùng Đông Bắc, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi kết tập tâm linh tự bao đời, tạo nên vẻ đẹp huyền diệu, quyến rũ du khách thập phương. Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt, có vị thế lớn lao trong tình cảm, tâm hồn người Việt Nam và sự ngưỡng mộ của du khách quốc tế, là trung tâm văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái hấp dẫn của nước ta.

Xem thêm  Áp dụng 4 điều hay của nhà Phật để có giấc ngủ vẹn tròn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa.

Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài.

Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành Thập Thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức. Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.


Thiên nhiên

 
Các tín đồ khi đến đây phải leo qua những bậc thang trên núi Yên Tử để đến được chùa Đồng nằm ở đỉnh núi. Đây là nơi sau khi thoái vị, vua Trần Nhân Tông đã xuống tóc đi tu.

Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (Uông Bí ngày nay), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân (Đông Triều), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng núi phía Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.
 

Với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch,..Yên Tử là nơi có điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa tâm linh, tiềm năng du lịch, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen,…để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Văn hóa lịch sử

 
Linh sơn Yên Tử đã đi vào tiềm thức, là niềm tự hào của con người Việt Nam và sự ngưỡng mộ của du khách quốc tế. Yên Tử non thiêng là bảo tàng văn hóa kiến trúc, bảo tàng động vật, thực vật phong phú. Chính nơi đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rõ. 
Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. 

Là địa danh quan trọng nhất đối với các tín đồ Phật giáo Việt Nam, núi Yên Tử là nơi nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, những báu vật mang giá trị lịch sử và những ngôi chùa cổ. Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.

Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại ở thế kỷ XX, Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi bộ đội luyện quân, là vọng gác canh bầu trời Việt Nam. 

Kathy

Lễ hội Yên Tử – Hành hương lễ Phật, du xuân may mắn

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!