Tiết thanh minh 2019 đau đầu chuyện đốt vàng mã để xin xỏ vận may

Tiết thanh minh 2019 đau đầu chuyện đốt vàng mã để xin xỏ vận may
By Tâm Linh
Th1 09

Tiết thanh minh 2019 đau đầu chuyện đốt vàng mã để xin xỏ vận may

Tamlinhthanbi.com Tiết thanh minh 2019 cũng như những năm trước, tục đốt vàng mã được coi là không thể thiếu vào ngày thanh minh trong tiết tháng 3 này.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Tiết thanh minh 2019 – dịp đốt vàng mã nhiều nhất năm

Tết Thanh Minh 2019 là thứ 6 ngày 5/4 dương lịch, tương ứng với ngày 1/3 âm lịch

Tiết thanh minh 2019 cũng như các năm khác, là thời điểm mọi người đi thắp hương ông bà, tổ tiên. Lúc này người người nhà nhà chuẩn bị vàng mã để cúng kiếng người quá cố và tháng 3 Âm này là dịp vàng mã hóa đốt lớn nhất trong năm.

Điển hình là năm 2010 ở Đài Loan, một sự kiện gây xôn xao liên quan đến vàng mã trong dịp Tiết thanh minh đó là khoảng 6000 thuộc dòng họ Yeh đốt khoảng 10 tấn vàng mã và hàng trăm cây pháo hoa tại nghĩa trang nơi người thân của họ yên nghỉ và để thể hiện lòng thành kính.
Việt Nam cũng không kém, mỗi năm cả nước ta tiêu thụ tới trên 50.000 (50 nghìn) tấn vàng mã, tương đương số tiền 20 tỷ đồng. Và đó là nguyên nhân các vụ cháy tại hẻm 81 đường Lương Thế Vinh, quận Tân Phú, Tp.HCM năm 2016; vụ những vụ cháy ở Hào Nam, Đống Đa, vụ Núi Trúc, Hà Nội và nhiều vụ cháy khác.

Hủ tục này đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về người và của cũng như các tệ nạn xã hội mê tín dị đoan mà chúng ta không thể thống kê hết được.

 
Trong văn hoá của người Á Đông, tiết Thanh minh là dịp lễ lớn để thể hiện lòng thành kính của con cháu với các bậc tiên nhân. Hàng tấn tiền vàng, quần áo, xe cộ, nhà cửa… hàng mã được đốt vì người dân tin rằng đốt càng nhiều đồ thì cuộc sống nơi cõi âm của sẽ càng sung túc. 

Thế nhưng, thực tế là việc cúng bái không đúng chính pháp sẽ gây ra tác dụng ngược, chúng sẽ trở thành vấn nạn mê tín dị đoan mà thôi. Đốt vàng mã vô tình mắc tội mà không biết

Xem thêm  Phật dạy 4 hạng người đáng thân và 4 hạng người phải tránh

Việc “cúng kiếng” cầu xin trái lẽ, với hủ tục đốt vàng mã vô tội vạ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Cho nên việc làm này chúng ta cần phải nhìn nhận thấu đáo và hành sự cho đúng đắn để mang lại lợi ích thiết thực về mặt tâm linh. Xem thêm: 3 điều nên nhớ đừng quên trong tiết Thanh Minh

 
tiet thanh minh 2019
 
 

Đốt vàng mã tràn lan mà không hiểu rõ nguồn gốc!

 
Hiểu sao cho đúng tục đốt vàng mã thì trước hết chúng ta quay về nguồn gốc của nó. Có thể thấy, tục đốt vàng mã không phải là của người Việt Nam, mà có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Hoa. Bởi vậy, tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, rồi ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ với tâm thức mặc nhiên mơ hồ.

Trải qua các triều đại, việc chôn cất và mai táng đã thay đổ theo nhiều hình thức khác nhau. Điều đáng nói là vào  đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch) có một quy định là khi người chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ. Đó bao gồm cả người đang sống như thê thiếp, thuộc hạ thân cận phải chôn theo.

 
Về sau hủ tục này đã được bãi bỏ và người sống được thay thế vào đó là Sô linh (tức người bện bằng cỏ). Đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó, giẻ rách…

Đến khi có giấy thì mọi thứ từ tiền, vàng bạc, quần áo… đều thay thế bằng giấy và lúc đầu việc này chỉ được duy trì trong giới vua chúa nhưng được người dân bắt chước và làm theo.

Người dân thi nhau đốt vàng mã để kính thỉnh gia tiên, ngay cả hàng phật tử cũng không ngoại lệ; và hủ tục này lần lần thâm nhập vào tất cả các lễ tiết, rồi sau này trở thành các ngày tết trong năm. 

arfAsync.push(“knye9xke”);
 

Nhân tiết thanh minh 2019 bàn về quan điểm Phật giáo

 
Theo tục lệ cổ truyền, vào tiết thanh minh chúng ta thường ra đồng vơ cỏ trên mộ phần người thân, rồi về nhà làm cơm cúng kiến ông bà, tổ tiên. Việc nhớ ơn báo hiếu tiền nhân đây là nét đẹp về đạo lý và nếu chỉ dừng lại ở “cúng kiếng” coi trọng vật chất mà tâm không thành thì cũng không được lợi ích gì.

Xem thêm  6 cách xua đuổi giấc mơ ma quỷ trong tháng cô hồn

Thậm chí, chính đất nước Trung Quốc cũng đã có thái độ phê phán rõ ràng về việc này. Qua lịch sử được biết, Phật giáo Trung Quốc thời xưa cũng đã phản đối việc đốt vàng mã.

Theo quan điểm Phật giáo tồn tại 6 cõi luân hồi, con người chết đi có thể tái sinh vào một trong 6 cõi trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Khi đó hoạt động thờ cúng, chăm sóc phần mộ, đốt vàng mã không còn ý nghĩa gì đối với người chết đã tái sinh. 

Như vậy, việc đốt vàng mã không những không có tác dụng như những gì chúng ta tưởng tượng và tin tưởng, mà còn phí phạm tiền của tài sản đồng thời gây nên những ảo tưởng hệ lụy về tâm linh thiếu thực tế trong sáng (qua sự suy đoán bản ngã chủ quan của không ít thầy bà tà đạo dọa dẫm có ý trục lợi).

 
Vậy theo quan điểm của đạo Phật, việc đốt vàng mã nhiều tưởng là bày tỏ tình cảm nhưng lại thể hiện lòng tham. Vì chỉ có tham lam mới mong mình đốt nhiều vàng mã thì càng nhận về nhều may mắn. Việc cầu xin có tính bản ngã (tham, sân, si) sẽ trái với luật nhân quả mà Phật dạy. Muốn điều tốt lành đến với mình thì chỉ có cách duy nhất là gieo nhân lành mà thôi.
 
Vì ví như nếu đốt vàng mã nhiều càng dễ xin được mọi việc thì quá dễ dàng cho một ai đó muốn làm giàu chẳng? Cứ đốt vàng mã xin để khỏi bệnh là khỏi ư? Muốn hạnh phúc đốt vàng mã cầu là được sao?

Trả lời những câu hỏi để chúng ta tự kiểm chứng tình hình để thấy đây hoàn toàn là hoạt động mê tín. 

 
Theo quan điểm Phật giáo, theo tính chất của luân hồi chuyển nghiệp thì những người thân của chúng ta nếu là người tốt thì đã tái sinh hoặc thăng lên cảnh giới cao rồi, chỉ có những vong linh lang thang mơi quanh quẩn ở cõi này để tìm ăn. Trần sao âm vậy, người chết có nhận được vàng mã không?

Xem thêm  Lời Phật dạy: Tham sắc dục thì sẽ phải nhận quả báo

Theo giáo lý nhà Phật, chúng ta tồn tại trên trái đất này bao gồm ngũ thú tạp cư (tức năm loài sống chung). Qua luân hồi sinh tử, ai gieo thiện nghiệp thì đã vãng sinh cõi lành, ngược lại ai tạo ác nghiệp thì đã đọa lạc tam đồ. 

Nếu chúng ta càng cúng tế rùm beng, đốt nhiều vàng mã chỉ khiến họ càng tăng thêm nghiệp báo vì đã khơi gợi thêm lòng tham của họ. Vì thế, ngay cả việc cúng lễ phải theo đúng chánh pháp mới đem lại lợi ích từ hai phía nếu không cũng chỉ là đang chuốc thêm phiền não mà thôi.

 
Để cứu rỗi những vong linh này chúng ta phải dùng năng lượng của từ bi để họ thay đổi tận gốc rễ nghiệp bất thiện của mình và giải thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ. Kinh Địa Tạng cũng đề cập phương pháp giúp cho người chết thoát khổ bằng cách sử dụng tài sản của họ vào việc công ích bố thí, cúng dường, hồi hướng công đức cho họ sẽ được lợi ích lớn. 
Vậy nhân dịp Tiết thanh minh 2019 này, lichngaytot.com khuyên bạn tìm hiểu chánh pháp và nương vào chánh pháp để cúng lễ, hồi hướng cho người quá cố chứ không phải cứ đốt nhiều vàng mã cho các cụ mới là cách bày tỏ lòng thành. Đó mới là nét đẹp thanh tịnh trong Tiết thanh minh này.

Kathy (Tổng hợp)

Đốt vàng mã trong tháng Cô hồn thế nào cho chuẩn
Bí quyết lựa chọn vàng mã đúng cách trong tháng 7 âm lịch
Vì sao có tục đốt vàng mã?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!