- Ngày 30 tháng 7 Địa Tạng Vương bồ tát đại khai nhãn giới
Tamlinhthanbi.com Trong Phật giáo có Tam thánh, ba vị Phật, Bồ Tát có sức mạnh, trí tuệ và kinh lý uyên thâm, soi tỏ bốn phương tám hướng, mở lối chỉ đường cho chúng sinh. Như Lai, Phổ Hiền, Văn Thù – tam đại thánh giả, quy hướng về để hiểu thấu lẽ đời, học đạo tu theo Bồ Tát, tìm tới chân tâm.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
► Mời các bạn đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật |
Phổ Hiền Bồ Tát theo tiếng Phạn là Bạt Đà La Bồ Tát, một trong tứ đại Bồ Tát Phật giáo. Trong các chùa chiền, tượng Phổ Hiền Bồ Tát cùng Văn Thù Bồ Tát đều là hiếp thị của Phật Tổ Như Lai. Ngàu cưỡi voi trắng, ở phía bên phải của Phật Như Lai; Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, ở phía bên trái của Phật Như Lai.
Hai vị Bồ Tát là hai đại sĩ, Văn Thù biểu hiện của trí, tuệ và chứng; Phổ Hiện đại diện cho lý, định, hành; cùng hộ tống Như Lai chủ về lý trí, định tuệ, hành chứng là viên mãn. Hai vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền là chủ của thập phương tam thế Bồ Tát. Trong kinh Phật có ghi chép, hai ngày thường hiệp trợ Như Lai Hoằng Dương Phật hiệu được chúng sinh xưng tụng.
Theo “Đại Nhật kinh sơ” có ghi: Phổ Hiền Bồ Tát phổ khắp mọi nơi, xưng là Diệu Thiện nghĩa, phát bồ đề tâm, nguyện cho tất cả các giai cấp bình đẳng, mọi nơi đều thuần diệu thiện, đủ chúng đức, giống như tên Phổ Hiền. 21/2 âm lịch chúng Phật tử kỷ niệm ngày sinh Phổ Hiền Bồ Tát – hiệu Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, dùng kim cang phá tan phiền muộn, hướng chúng sinh tới hạnh phúc, an nhiên và đúng đắn.
Phổ Hiền, Văn thù, Như Lai ba vị hợp xưng Hoa Nghiêm tam thánh, chính là ba vị thánh giả trong “Hoa Nghiêm kinh”. Văn Thù sư lợi lấy đức tuyệt vừi, lấy minh Phật tính, có đủ pháp thân, Bát Nhã, giải thoát tam đức, dạy đức cho chúng sinh. Vì chủ trí môn nên Ngài đứng ở bên trái Đức Phật, Phổ Hiền Bồ Tát chủ về lý nên đứng bên phải Đức Phật.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Trong “Hoa Nghiêm kinh” có chương “Phổ Hiền hành nguyện phẩm” nói về việc Phổ Hiền Bồ Tát giảng giải thập đại hành nguyện: tu ứng với 10 loại hành nguyện, một là cúi chào chư Phật, hai là tán thưởng Như Lai, ba là rộng rãi cung dưỡng cho việc tu, bốn là xưng tội nghiệp chướng, năm là tùy hỉ làm thiện, sáu là chuyển pháp đổi phiên, bảy là xin mời Phật ngự ở đời, tám là theo học Phật, chính là hằng thuận chúng sinh, mười là hướng về điều thiện.
Đi lễ chùa, học đạo tu theo Bồ Tát, ban đài của tam thánh bao giờ cũng ở ngôi cao nhất, với ý nghĩa vị trí và sự tôn kính về đức độ, quảng đại của ba ngài. Phật tử và người hướng Phật ngoài việc cung dưỡng đồ lễ khi tới chùa lên ban các vị, hãy đọc hiểu kinh sách, thấm nhuần tư tưởng và ý nghĩa những điều tốt lành, hướng thiện, đức nhân của các ngài để hồi hướng cuộc sống, định vị bản thân theo con đường thiện hơn, chân hơn, mĩ hơn.
Để phát tâm và thỉnh tam thánh, chúng Phật tử có thể tụng niệm các bài lễ Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Phật Như Lai để tụng tại gia, tụng tại chùa hoặc tụng trong tâm. Ngoài ra, ngày Phật đản sinh, ngày sinh các vị Bồ Tát cũng nên thành tâm tụng niệm, dâng lễ cúng dường và hành thiện, phóng sinh để cầu bình an cho toàn gia.
Vì sao Văn Thù Bồ Tát lại cầm kiếm trên tay?
Niệm danh Phật Định Quang cầu bình an trong ngày vía 13/2
Trần Hồng