Tamlinhthanbi.com Khi không hiểu Tu hành là gì mọi người thường đưa khái niệm này ra để cười đùa như thể đó là việc của các sư sãi ở Chùa chứ không phải là việc của chính chúng ta trong cuộc sống thường ngày.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Tu hành là gì?
“Tu là sửa” nghĩa là sửa đổi đi những điểm xấu để bản thân không còn chút nào mặc cảm về tội lỗi; và không quên bồi bổ nó thêm về những hành động hiền lành phước đức, đúng lời Phật dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. (Chớ làm các việc ác, tuân theo điều lành).
Hành là bồi bổ cho mình được đức độ. Nếu chúng ta tu mà không thực hành giáo lý, không sửa chữa bản thân thì chỉ là tu suông cái miệng, không đúng nghĩa tu hành, không đúng nghĩa tu đức.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp nhiều điều nhiễu nhương, thường khiến chúng ta bị rối loạn việc tu hành. Mục đích của tu hành cũng là vì giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Nhiều người mơ hồ với khái niệm Tu hành là gì và cho rằng Tu hành là phải vào chùa niệm kinh, sống nương nhờ cửa Phật. Nhưng lối sống cách ly đó chỉ là né tránh vấn đề chứ không phải là Tu từ tâm.
Thực tế Tu hành còn có nghĩa rộng hơn thế. Nếu bạn đủ hiểu nguyên tắc cơ bản của Phật giáo thì tu 3 giờ hiệu quả như 3 năm.
Don dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn cũng là một loại tu hành
Bao nhiêu khổ não sinh ra trong vũ trụ, thường khiến con người chuyển hướng suy nghĩ về sự yên ổn, quy ẩn nơi núi rừng, mạc thiên tịch địa, ngồi thiền, hành bộ…
Tuy nhiên, định nghĩa của Tu hành còn có nghĩa là tu tâm, tính của chính mình trong cuộc sống thường nhật ví dụ như Ăn cơm cũng là tu hành. Khi ta đang học cách cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lực và sức khỏe, giữa những mong muốn, cảm xúc, vui vẻ, khổ đau cùng vô thường.
Tìm cầu sự cân bằng trong cái mối quan hệ phức tạp đan xen, trái lại càng có thể khiến chúng ta nhìn rõ bản chất thực của cuộc sống đó cũng là cách chúng ta đang thực tập Tu hành.
Vì thế, không phải cứ lên chùa, đi vào rừng để tránh xa nhiễu nhương mới là tu. Thậm chí, việc chúng ta dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình mà không than phiền, cáu kỉnh cũng là một cách để Tu hành. Bản chất của việc Tu hành cũng chỉ là mong cầu điều an vui trong cuộc sống. Vì thế, dù có lên chùa nhưng trong lòng bất an, không tĩnh tâm khi nhà cửa bộn bề, trong lòng vẫn còn ưu phiền thì làm sao Tu?
Có thể nói, khi đã hiểu Tu hành là gì chúng ta sẽ không còn tìm cách trốn tránh thực tại nữa.
Tu hành tức là… ở đâu có vấn đề thì ở đó có tu sửa
Cái thân và cái tâm chúng ta sống trong đời bị lục dục thất tình phá hoại dần mòn nên cũng hư hao chỗ này chỗ nọ, không nhiều thì ít. Vậy nên phải tu để sửa chữa cái thân và cái tâm của ta.
Nhưng ta còn hay nói tu bồi, tu bổ. Cái xe hư chỉ sửa chữa thôi cũng chưa đủ; còn phải thường xuyên chăm sóc nó, bôi dầu mỡ, lau chùi, đắp vá những chỗ tróc sơn hay mục sét,… Như vậy tức là bồi bổ cho cái xe. Đối với thân và tâm ta, đối với cuộc đời chúng ta, cũng tương tự như cái xe vậy.
Phần tu là bồi bổ, chỉ cho người một cái hướng, cái chỗ đi, nhưng chưa biết phải làm gì và đi tới đâu, tức phải nhờ vào sở học. Nhưng học gì đây, trong khi mình là một người tu, một người phế đời hành đạo, một người hướng thiện?
Học đạo, nếu chỉ một tiếng thôi, cũng chưa đủ. Nó còn phải hiểu thêm nhiều nữa giữa đời thường. Chúng ta đang có Thầy Trời là Đức Cao Đài dạy cho ta tu học. Trời là minh sư, là ông thầy sáng suốt dạy đúng để chúng ta tu đúng, khỏi lạc lối lầm đường. Nếu chúng ta tu không thành công là lỗi của chúng ta.
Không phải ai cũng hiểu tu hành là gì? Tu hành không phải vì để gặp Phật bên ngoài, mà vì để gặp chính mình trước nhất, tu cho tròn trước nhất đạo làm người…
Chân chính tu hành không ở nơi núi sâu, cũng không tại đền chùa hay thoát ly xã hội, mà chính ở trong hiện thực cuộc sống mà tôi luyện tâm can. Môi trường, hoàn cảnh chính là nơi tu đạo tốt nhất mà bạn nên tận dụng.
Tất cả những điều này ai cũng biết, nhưng từ biết tới làm cho trọn vẹn là hai chuyện rất khác nhau. Bởi lẽ chúng ta ngại khó, làm biếng.
Lao khổ tu đi một kiếp này
Tu là sửa đổi dở ra hay
Tu là bồi bổ nền âm chất
Tu rạng thanh danh mối đạo Thầy.
Minh Minh
Tụng kinh niệm Phật thành tâm, nhớ kĩ 12 điều căn cốt