Thôn Bát Quái – di sản trăm năm của Gia Cát Lượng

Thôn Bát Quái – di sản trăm năm của Gia Cát Lượng
By Tâm Linh
Th1 10

Thôn Bát Quái – di sản trăm năm của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng – nhà quân sự, địa lý phong thủy tài ba nổi tiếng khắp Á đông đã để lại cho đời Bát quái đồ – trận pháp thâm sâu và chứa nhiều bí mật. Thôn Bát Quái do hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Vũ Hầu xây dựng năm 1300 hé lộ nhiều điều thú vị về trận pháp này.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật

Thon Bat Quai - di san tram nam cua Gia Cat Luong hinh anh

Thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất thôn” thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm không chỉ bởi những câu chuyện về vị quân sư nổi tiếng thời tam Quốc mà còn vì cấu trúc rất độc đáo của nó. 

Mô phỏng theo trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng, thôn lấy hồ Chuông (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ tỏa ra thành “nội bát quái”. Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành “ngoại bát quái” bao bọc. 
Thon Bat Quai - di san tram nam cua Gia Cat Luong hinh anh 2
Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.
Đường vành đai ngoài bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn, mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn và cũng là mô hình biến hóa khôn lường của Bát Quái trận. Gia Cát Đại Sư (cháu đời thứ 27 của Gia Cát Lượng) trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.
Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.
Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.
Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ “không làm lương tướng, tất làm lương y” nên nhiều đời theo nghề thuốc.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.
Được xây dựng từ thời Nam Tống, nhưng kiến trúc các công trình, nhà cửa của thôn Bát Quái còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào.
Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn “đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi”.
Năm 1925, chiến tranh ác liệt dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn. Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này.

Xem thêm  Đức Phật dạy về vai trò của bố mẹ với con cái: Ghi nhớ 5 điều này để tránh lạc lối

ST

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!