Tụng kinh niệm Phật: Nghi thức niệm Phật hàng ngày đúng chuẩn!

Tụng kinh niệm Phật: Nghi thức niệm Phật hàng ngày đúng chuẩn!
By Tâm Linh
Th1 10

Tụng kinh niệm Phật: Nghi thức niệm Phật hàng ngày đúng chuẩn!

Kinh là những lời Phật dạy về những phương pháp tin Phật, học Phật cho đến thành Phật. Phương pháp thì vô biên cho nên số lượng kinh và danh mục của kinh cũng nhiều vô tận. Ngày nay, tụng kinh không chỉ là cách để truyền bá Phật giáo mà còn như một nghi thức dưỡng tâm tâm linh.

Tung kinh - nghi thuc duong tam tam linh hinh anh
 
Khởi nguyên của việc tụng kinh vốn xuất phát từ thời đại của Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ. Thời đó, kinh không dùng văn tự để sao chép, cũng không có in ấn mà đều truyền khẩu từ người này sang người khác.

Vì thế chúng đệ tử của Phật thay Phật thuyết pháp, thỉnh thoảng nghe các vị đệ tử đem các bản kinh đã từng nghe qua một lần mà tụng ra, hoặc như bản thân muốn thuộc lòng một bộ kinh nào cũng phải quyết tâm hạ thủ công phu đem bộ kinh ấy ra mà tụng.

Đến đời sau tụng kinh đã trở thành công tác cơ bản của việc học tập Phật pháp và tuyên truyền Phật pháp.
 

Có điều,vì sao tín đồ Phật giáo dù đã thuộc lòng một bộ kinh vẫn tụng đi tụng lại trước ban Phật? Sở dĩ như thế là vì hai lý do sau :
 
1. Lúc đang tụng kinh, đọc lại lời kinh như một tấm gương soi lại mọi hành vi trong lòng, bởi phàm phu rất khó giữ tâm không phạm sai lầm.

Tín đồ Phật giáo tin rằng, chúng ta có lúc sai lầm nhưng không biết mình sai để sửa, ngay lúc đối diện trước Phật, miệng đang đọc lời kinh, bấy giờ cũng như đích thân được nghe những lời pháp trực tiếp từ kim khẩu của Phật nói ra.

Xem thêm  Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở

Ngài dạy bảo răn đe khiến mỗi lần tụng kinh là mỗi lần tự soi xét, cảnh sách, khích lệ tu hành, những việc sai lầm lỡ phạm liền mau sửa đổi còn những việc sai lầm chưa phạm quyết tâm không phạm, các công đức lành đã tu nỗ lực tăng thêm, các công đức lành chưa tu lập chí để làm.

Tụng kinh là cách để tu tâm dưỡng tính. Hãy tham khảo các bài niệm chú đại bi để tâm bình an, thanh tịnh. 
 

2. Trong Phật giáo, ngay lúc đang tụng kinh là lãnh sứ mạng thần thánh thay Phật thuyết pháp. Đối tượng giáo hóa chủ yếu của Phật giáo là con người, ngoài con người ra trong sáu đạo chúng sinh còn có trời, thần, quỷ và một số ít bình sinh cũng có thể tín thọ Phật pháp.

Các tín đồ tin rằng, dù ở chỗ không có người, chỉ cần tụng kinh chuyên tâm chí thành sẽ cảm ứng được các loài chúng sinh như trời, thần, quỷ, bình sinh đến nghe.

Nếu gia đình có người qua đời mà mời Phật sư đến tụng kinh thì tiếng kinh sẽ vang vọng đưa linh hồn người chết tới nghe.

Dẫu lúc sống chưa từng nghe qua câu Phật pháp nào nhưng khi chết được nghe kinh thì cùng có thể nương nhờ vào công đức đó mà hiểu Phật pháp, được Phật hóa giải tai ương nghiệp chướng của tiền kiếp để kiếp sau được đầu thai làm người.

Vì thế mà ngày nay, tụng kinh trở thành một nghi lễ tâm linh không thể thiếu trong tang lễ.

Nghi thức niệm Phật hàng ngày

 
 
Chú ý: Trang phục ngay thẳng đứng hướng về bàn thờ Phật. Nếu nhà không có nơi thờ phụng có thể xoay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn) để tiến hành trì tụng kinh Phật.
 

– Đảnh lễ

 
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
 
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
 
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
 

– Tán Phật

 
A Di Ðà Phật thân sắc vàng
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm
Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
 
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
 
Quy mạng lễ A Di Ðà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Ðức Từ Bi tiếp độ.
 
Nam-mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật.
 

– Niệm Phật

 
Nam-mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật (Tùy niệm càng nhiều càng tốt)
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam-mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần)
 

– Sám hối

 
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thủy tham sân si
Bởi thân khẩu ý phát sinh ra
Hết thảy con nay nguyện sám hối. (3 lần)
 

– Phát nguyện

 
Nguyện sanh Tịnh Độ ở Tây Phương
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bồ Tát bất thối là bạn lữ.
 

– Tam tự quy y

 
Tự quy y Phật. Nguyện cho chúng sanh hiểu sâu đạo cả, phát tâm vô thượng.(1 lạy)
 
Tự quy y Pháp. Nguyện cho chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lạy)
 
Tự quy y Tăng. Nguyện cho chúng sanh tâm ý hòa hợp, biết thương mến nhau.(1 lạy)
 

– Hồi hướng

 
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
 
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc

Đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích sau:

2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật
Hướng dẫn tụng kinh cho Phật tử tại gia
Những hiện tượng thường gặp khi niệm Phật và cách khắc phục
Xem thêm  2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!