Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?

Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?
By Tâm Linh
Th1 11

Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?

(Lichngaytot.com) Phật giáo tu hành có thể coi là một dạng trị liệu tâm lý hay không? Câu hỏi này chắc chắn là tâm điểm chú ý của nhiều người bởi không ít người tìm đến tâm linh như một liệu pháp chữa trị các vết thương tinh thần, tìm lại niềm vui cuộc sống. Cùng xét tới tác dụng chữa bệnh của Phật giáo.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Kinh Phật – Các bài kinh phổ biến, Ý nghĩa, Lợi ích, Hướng dẫn cách nghe, tụng kinh tại gia hiệu quả

phat giao chua benh
 
Tôn giáo là “thuốc” của tâm hồn, quan điểm này đã được nhiều nhà Triết học ghi nhận và chứng minh bằng lý thuyết thực tiễn. Giống như cơ thể, muốn hồi phục cần có liệu pháp, tinh thần cần có con đường của riêng mình.
Phật giáo hình thành từ thế kỉ thứ 6 TCN, trải qua hàng ngàn năm phát triển đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới với hệ thống tư tưởng sâu sắc, rộng lớn. Trong Phật giáo không chỉ có niềm tin tâm linh, hệ thống Phật pháp, kinh sách mà còn có triết lý cuộc sống, kinh nghiệm cuộc đời, con đường tĩnh tâm. Vì thế mà tác dụng chữa bệnh của Phật giáo được không ít người thừa nhận.
Lý luận cơ bản nhất của Phật giáo là nội dung nhân quả luân hồi, ngũ giới thập thiện, tích cực hướng thiện, hài hòa thế tục và duy trì thân thể khỏe mạnh. Phật giáo phản đối quan niệm số mệnh, khổ hạnh, tế tự, thần định mà nhấn mạnh rằng hoàn cảnh của bản thân do nghiệp lực chính mình tạo ra. Có thể thông qua sám hối, bố thí, tu hành tạo thiện hạnh để thay đổi.
Không ít nhà nghiên cứu tâm lý, nghiên cứu xã hội học đã tìm hiểu về vấn đề tác dụng chữa bệnh của Phật giáo, một số quan điểm chính như sau.
1. Phật giáo giúp con người minh xét sự vật, hiểu rõ bản thân và nhận thức hiện thực. Họ có thể lý giải động cơ, hoàn cảnh và thậm chí cả tương lai thông qua triết lý Phật giáo, từ đó buông bỏ khổ não, buồn khiền, định hướng tốt hơn cho cuộc sống. Một người hiểu rõ chính mình thì giải quyết vấn đề cũng dễ dàng hơn.
2. Phật giáo mặc dù có yếu tố tín ngưỡng nhưng đặc điểm lớn nhất là đặt “Người” ở trung tâm, không giống như các tôn giáo khác đặt “Thần” ở trung tâm. Một mặt, Phật giáo phản đối mê tín, phản đối sùng bái quỷ thần mù quáng , thừ nhận tiềm năng vô hạn của con người. 
Mặt khác, Phật giáo có quan niệm vô thường, vô ngã khiến người ta càng tỉnh táo nhận ra giá trị tồn tại của bản thân, càng thêm quý trọng sinh mạng, không bao giờ tìm đến cái chết và có thể hướng tới cuộc sống an nhiên ngay lập tức. Phật giáo lấy sám hối, hành giới, bố thí, phát tâm bồ đề là nội dung tu hành, khơi gợi lòng trắc ẩn, hướng thiện trong mỗi con người
3. Phật giáo lấy “sinh tử” là ý nghĩa tu hành chính nhằm giải quyết các câu hỏi “Ta là ai?”, “Ta sinh ra từ đâu?”, “Ta chết đi sẽ hướng về đâu?”, đây là vấn đề căn bản nhất của nhân sinh. Nhìn thẳng và giải quyết triệt để vấn đề này là một trong những phương pháp chữa bệnh của Phật giáo, đương nhiên là chữa bệnh về mặt tinh thần.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Nhận thức được sự tồn tài của chính mình, có câu trả lời về bản thân, về nguồn gốc và tương lai sẽ giúp mỗi người không bỡ ngỡ, không lạc lối trước quá nhiều cám dỗ của đời sống. Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi của phương pháp trị liệu tinh thần hiện đại: tăng tính tự giác giúp con người đối diện với ngoại cảnh một cách tích cực nhất. 

Phật giáo tu hành đánh vỡ sự vô minh, loại bỏ chấp niệm trong lòng, làm thanh sạch ý thức nên gia tăng sự trân quý sinh mạng, đề cao lợi ích của chúng sinh, cuối cùng đạt tới cấp độ Niết Bàn. Nhờ vậy có thể coi tu Phật là một hình thức chữa bệnh tinh thần.
4. Tu Phật là một trải nghiệm cá nhân, không mang tính tập thể dù cộng đồng Phật tử rất đông. Mỗi người có con đường tới với Phật pháp và cách tu hành riêng, cảm giác riêng, không ai giống ai, càng không ai có thể định hướng cho ai, chỉ có thể cùng nhau trao đổi, truyền thụ kinh nghiệm và tìm ra lối đi cho mình. 
Trong kinh Phật hướng con người tới thiện tu, giáo lý sâu rộng, phương pháp phong phú mà lại không khó thực hiện nên dễ quy tụ được lòng người. Tĩnh tọa, thiền định là cấp bậc cao của tu hành, đòi hỏi sự thanh lọc trong tâm hồn và chấn chỉnh tư tưởng một cách nghiêm cẩn. 
5. Phật giáo cho rằng, có 4 phương pháp giáo dục chúng sinh, theo thứ tự là: thế giới tất đàn, mọi người tất đàn, đối trị tất đàn, đại nghĩa tất đàn. 4 phương pháp này xem xét ở 4 góc độ, có liên quan tới trị liệu tâm lý.
Thứ nhất, thế giới tất đàn, thế gian xem tất cả sự vật đều là nhân duyên, các sự kiện dựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo ra kết quả mà trong đó yếu tố then chốt là “tâm” hay nói cách khác là tinh thần. Chúng sinh khẩn cầu hợp với nguyện lực và công đức của Phật Bồ Tát mới phát huy tác dụng, dù Phật Bồ Tát thần thông quảng đại đến đâu cũng cần có tiền đề là ý nguyện của chúng sinh. 
Thế mới có câu “Phật không độ người không có duyên. Như vậy tức là mọi việc đều xuất phát từ mong muốn, tinh thần của mỗi cá nhân. Nội tâm mạnh mẽ, ắt mọi sự thành, nội tâm yếu đuối, không thể thành công. 
Thứ hai, mọi người tất đàn, chúng sinh không có căn cơ đồng nhất, mỗi người có con đường riêng, sức mạnh riêng, có người thành Phật, Bồ Tát, có người thành Phật tử. Vì thé không cầu người chỉ cầu mình, không nhìn người, chỉ nhìn mình.
Thứ ba, đối trị tất đàn, vô minh – không minh mẫn, sáng suốt là nguồn cơn của tất cả các loại bệnh. Để chữa bệnh, cần phải có trí tuệ. Niệm Phật, bái Phật, đọc kinh, sám hối, nguyện đều là các loại “thuốc”, chữa trị những muộn phiền trong lòng chúng sinh, khiến bản thân tự biết tâm mình, thanh lọc tâm mình, thu được hạnh phúc vui sướng. 
Phật giáo cho rằng, lòng người bất đồng, phương thức tu hành tự nhiên cũng có điều biến hóa. Đây được coi là một liệu pháp thích ứng về tinh thần, thuận theo tự nhiên và hướng tinh thần vào khuôn khổ nhưng không thúc ép. Khi tinh thần sáng suốt, có trí tuệ, tự khắc phân biệt được đúng sai tốt xấu.
Thứ tư, đại nghĩa tất đàn, mục đích cuối cùng của giáo dục là thấy được chân tướng của mọi chuyện, hướng tới Niết Bàn giải thoát. Phật giáo không hướng con người tới sự sùng bái mù quáng, cúng bái mê muội, lợi dụng lòng tin mà muốn hướng lòng tin đó tới sự chân thật, coi như đó là tác dụng chữa bệnh của Phật giáo, bệnh về tinh thần.
“Tín ngưỡng chân chính không phải sinh ra từ sự tin tưởng mà hình thành từ sự chân thật”. Chỉ có sự thật mới trường tồn và phát triển cùng với thời gian. Bởi thế, sự khách quan, công bằng chính là một trong những lý do quan trọng để Phật giáo trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, quy tụ hàng triệu tín đồ mộ đạo.
Bất cứ ai cũng có thể vận dụng phương pháp chữa bệnh bằng Phật giáo bởi ai sinh ra trên đời chẳng có “tâm bệnh”. Lo buồn khổ sở vì trăm thứ chuyện khiến tinh thần mệt mỏi, tìm đến Phật giáo có thể coi là một hình thức dưỡng tâm khá tốt, có nhiều lợi ích mà không nặng nề

Hiện nay, người không theo đạo Phật nhưng tin tưởng theo con đường dưỡng sinh dưỡng tâm của Phật giáo không hề ít. Cụ thể, có một số hình thức mà bạn đọc có thể áp dụng như sau:
1. Ăn chay – dưỡng sinh và dưỡng tâm, tránh sát sinh theo quan điểm Phật giáo và tốt cho sức khỏe theo quan điểm khoa học.
2. Nghiên cứu giáo lý nhà Phật – một hình thức khai mở trí tuệ, tiếp thu kiến thức Triết học và đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống.
3. Tụng kinh niệm Phật – thói quen điều hướng tinh thần tới điều thiện, có chỗ dựa về tinh thần, có mong mỏi về chuyện tốt đẹp. 
4. Làm việc thiện – hành động cụ thể để tinh thần thoải mái, không hành ác không sợ hãi.
Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là chữa bệnh về tâm, nên hiểu theo hướng này để vận dụng tôn giáo một cách đúng đắn, không mê tín dị đoan, không mù quáng thiển cận, như vậy mới đích thực là hướng Phật thành tâm.

3 nguyên tắc cơ bản của Phật giáo giúp tu 3 giờ hiệu quả như 3 năm
Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?
Lịch Phật hàng năm – những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát

Tâm Lan

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!
Xem thêm  Cách rút chân bát hương và vệ sinh bàn thờ ngày cuối năm
Bài mới nhất

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!