Hiểu trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo để tìm cách chữa trị tận gốc rễ

Hiểu trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo để tìm cách chữa trị tận gốc rễ
By Tâm Linh
Th1 11

Hiểu trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo để tìm cách chữa trị tận gốc rễ

(Lichngaytot.com) Trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo không chỉ là một căn bệnh cứ uống thuốc là chữa được mà bạn phải hiểu rõ nguyên nhân sâu xa mới mong tìm ra cách đối trị phù hợp, mới mong thoát khỏi căn bệnh này.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1. Biểu hiện cơ bản của bệnh trầm cảm

 
Nguy hiểm nhất đó là khi ta bắt đầu rơi vào tình trạng trầm cảm mà chính chúng ta không biết, ta chỉ nghĩ rằng mình đang có những nỗi buồn mà thôi. Thế nhưng, nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa trị càng cao. Bạn có thể tự quát sát chính mình cũng như những người xung quanh dựa vào một số đặc điểm sau:

– Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc, cảm thấy uể oải, thiếu sức sống. Việc này thường thấy ở những người ở trong nhà quá lâu, ít tiếp xúc với mọi người. Vì thế, chúng ta nên đặc biệt chú ý tới phụ nữ sau sinh, nếu có thể nên thường xuyên trò chuyện với họ.

 
– Những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh khiến họ cảm thấy mình vô tích sự, thiếu tự chủ, có mặc cảm tội lỗi và tự khiển trách mình. Người bị bệnh trầm cảm nặng có thể cảm thấy đau khổ cùng cực khiến cho họ nghĩ đến việc tự tử hoặc là tìm đến sự tự tử.
 
– Người bị bệnh trầm cảm còn mắc phải những chứng rối loạn tâm thần, chẳng hạn như ảo tưởng và ảo giác. Đây là giai đoạn bệnh khá nặng, họ dễ tìm đến sự tự tử. Có thể người ngoài không hiểu nhưng chính ảo giác sẽ hối thúc họ hành động. Xem thêm: Đau khổ, buồn phiền có gì đâu mà phải làm quá lên?
 

– Bên cạnh đó, người bị trầm cảm cũng có thể có sự khó khăn về mặt tư duy, thiếu sự tập trung, và trí nhớ kém hoặc thậm chí mất trí nhớ.

 
Có thể thấy, bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta từ chính lối tư duy không đúng đắn. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta có khả năng làm chủ bản thân và có thể chuyển hóa phần nào nghiệp quả của mình.  
 
tram cam theo goc nhin cua Phat giao
 

2. Quan niệm của đạo Phật về bệnh trầm cảm 

2.1 Xét về nguyên nhân của bệnh

– Các yếu tố sinh vật lý và các yếu tố xã hội. Những yếu tố này cũng góp phần tạo nên sự trầm cảm. Nhưng chúng chỉ là những tác nhân phụ. 

Xem thêm  Cúng vía Thần Tài 2021 lúc mấy giờ chuẩn nhất để cả năm may mắn về tiền bạc, lộc lá không ngớt

– Tự cho mình là nhất: Cảm giác tự xem mình là nhất rồi khi không đạt được điều mình muốn lại không hài lòng, thậm chí chán ghét bản thân khi không nổi trội hơn tất cả mọi người. Và khi mong muốn này không trở thành hiện thực thì lại có những ý nghĩ tiêu cực, tự ghép mình như là “kẻ vô dụng”,… Việc này thường xảy ra với những người đã từng là người xuất sắc, nổi bật nhưng vì một biến cố họ cảm thấy mình kém cỏi vô cùng.

– Do nghiệp lực: Có nghĩa là một người bị trầm cảm một phần nguyên nhân là do những nghiệp nhân không tốt trong quá khứ hay là trong đời hiện tại mà chúng ta đã tạo nên. Tuy nhiên, nghiệp cũng chỉ đóng vai trò khá nhỏ vì cách chúng ta đối mặt với nó còn quan trọng hơn là những gì đến với mình.

Nhưng điều có thể thấy rõ nhất đó là nguyên nhân của bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta. Bệnh trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo xác định đó chủ yếu là bệnh do tâm mà ra. 

Cách chúng ta tiếp xúc, phân tích và hiểu rõ những tác nhân ấy mới là quan trọng, mới là yếu tố chính dẫn đến trạng thái trầm cảm của chúng ta. Chính lối tư duy không đúng đắn của chúng ta đã khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm. 

 
Vì thế, Phật giáo giúp chúng ta chú trọng vào việc thay đổi cách tư duy, phân tích vấn đề, chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực, mang mầm mống bệnh hoạn thành những tư tưởng tích cực, lành mạnh. Ví dụ như khi ta hiểu việc quá coi trọng chính mình, lấy mình làm trung tâm là nhân tố chính gây ra trầm cảm, thì chúng ta bắt đầu tìm cách để loại bỏ thói quen ấy, nghĩ về người khác nhiều hơn.
Hoặc đơn giản suy nghĩ rằng sự trầm cảm mà chúng ta đang chịu đựng là do những nghiệp nhân bất thiện trong quá của chúng ta, giờ này đã đến lúc chúng ta trả quả, khi trả hết rồi thì chúng ta sẽ được hạnh phúc. Cho nên chúng ta vui vẻ đón nhận, không oán hận, không chạy trốn. 
 
Ngoài ra, không quên tập trung tâm từ bi, nuôi lớn lòng thương yêu trong tâm của chúng ta thì cũng là cách đẩy lùi việc chấp ngã, lấy mình làm trung tâm sẽ bị suy yếu dần. Khi chúng ta ước muốn đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người và mọi loài, và chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi người khác có hạnh phúc thì niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ được nhân đôi.
 
 

2.2 Thiền định – Ứng dụng Phật pháp chữa trầm cảm 

Vì mải đuổi theo những ham muốn trong cuộc đời mà ta quên rằng hơi thở chính là điều quan trọng nhất của đời người. Khi gặp những chuyện buồn bạn chỉ cần hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ.

Trầm cảm theo góc nhìn của Phật giáo đó là vấn đề của suy nghĩ vì thế ta có thể dùng Thiền như là cách hữu hiệu để chữa lành những vết thương tâm lý này. Bạn có thể học cách Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong việc áp dụng Phật pháp để chữa bệnh:

 
Trước tiên, phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì tạo ra những đau khổ đó. Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong mới đủ mạnh mẽ tìm cách xử lý vấn đề. Và thiền tịnh có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm. 
 
– Tìm không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng để cảm thấy mình thoải mái và ngồi lên một miếng nệm phù hợp với cơ thể giúp bạn ngồi trong khoảng thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi.
 
 – Bạn có thể dùng chuông như là cách để bắt đầu buổi thiền tịnh tâm, nếu không, bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính để sử dụng khi cần.
 
 – Ngồi đúng tư thế Thiền: Giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Bắt đầu thư giãn từ mặt đến chân để toàn bộ các cơ trên cơ thể được thả lỏng. Xem thêm: Những hiểu lầm về Thiền không phải ai cũng biết
 
 – Chú ý đến hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra thật sâu, đều. Bên cạnh đó, khi bạn chú ý đến hơi thở, cơ thể và tâm trí sẽ kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem lại niềm vui, sự bình tĩnh và thư giãn. Đây cũng là lý do vì sao ngồi thiền tịnh tâm lại giúp trấn an tâm trí con người.
 
ban co the thuc hanh thien bat cu khi nao ban muon
 
– Khi bạn hít thở hãy suy nghĩ đến những điều tích cực và mỉm cười
 
– Mọi người nghĩ tới Thiền là điều gì đó rất khó khăn nhưng thực tế, Thiền đơn giản, dễ dàng, chỉ cần 5 phút, cho dù ở trong nhà hoặc ngoài trời, bạn chỉ cần nơi yên tĩnh là được, thậm chí khi ngồi trên xe buýt, nơi làm việc… dù không phải ngồi Thiền nhưng chỉ cần tập trung tĩnh tâm, duy trì hơi thở nuôi dưỡng và phục hồi bản thân.
 
– Nên ngồi Thiền thường xuyên để hình thành thói quen coi đó là một món ăn tinh thần cho cơ thể bạn. Nhất là trong lúc bạn cảm thấy căng thẳng đang xâm lấn tâm trí và con người mình.
 
Những lúc ta rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm uất nặng, chúng ta cũng có thể thực tập Thiền bằng việc theo dõi hơi thở, hay quán chiếu những dòng tâm thức đang sinh khởi, vận hành trong tâm thức của chúng ta, hoặc chú tâm vào một danh hiệu Phật, một câu thần chú,… Sự thực tập này sẽ giúp cho tâm của chúng ta được lắng dịu lại, được nhẹ nhàng hơn.
 
Như vậy, chúng ta có thể vận dụng giáo lý đạo Phật để điều trị bệnh trầm cảm với chức năng như là một liệu pháp tâm lý để giúp cho người bệnh giải tỏa sự trầm cảm một cách hiệu quả và ngăn ngừa chứng trầm cảm tái phát. Liệu pháp tâm lý này có thể chữa trị trên cả hai phương diện là tâm lý và sinh lý. 
 
Ngoài việc hành Thiền, ta cũng nên hiểu rằng để giúp chúng ta sống lạc quan, vui vẻ, không bị khổ đau, trầm cảm hành hạ đó là đối xử tử tế, thân thiện với mọi người, luôn luôn bao dung, độ lượng và hỷ xả với tất cả.

Xem thêm  Làm theo điều răn của Phật, cả đời không lo thiếu vinh hoa phú quý

Khi chúng ta đối xử tử tế, thân thiện với mọi người thì lẽ đương nhiên hầu hết mọi người cũng đối xử tử tế, thân thiện với chính mình, và điều này sẽ làm cho mình và người có được hạnh phúc trong cuộc sống.

Hơn nữa, nếu chúng ta biết bao dung thì niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều, vì chúng ta không chỉ hạnh phúc với những thành công, những kết quả tốt đẹp của mình mà còn hạnh phúc với những thành công, những kết quả tốt đẹp của người khác.

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!