- 1. Albert Einstein
- 2. Giáo sư Rhys Davids
- 3. Giáo sư người Đức Max Miller
- 4. Tổng thống Jawaharlal Nehru
- 5. Tiến sĩ S. Radhakrisnan
Đạo Phật có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, đó là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…. Ở Việt Nam, Đạo Phật đã phát triển cũng gần hai mươi thế kỷ và có thể nói mọi thứ đã không còn giữ được như nguyên bản của nó.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu để lý giải, tìm hiểu sâu sắc về đạo Phật. Hiện vẫn đang có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này và có thể chính bạn cũng đang cố giải thích mọi thứ theo góc nhìn của mình.
Bạn có thể tham khảo về cách các thiên tài lý giải về Đức Phật để bổ sung thông tin, củng cố thêm cho cách nhìn nhận vấn đề liên quan tới Đạo Phật.
1. Albert Einstein
Ông từng khuyên các các nhà khoa học nên học hỏi ở tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, theo Albert Einstein, chỉ có Phật giáo mới có thể sánh được với khoa học hiện đại.
Theo đó, Phật giáo có giá trị xuyên thời gian nên không cần cập nhật mới hay từ bỏ quan điểm nào đó để thích nghi với khoa học. “Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…”, Albert Einstein nhận định trong một tài liệu của mình.
Theo Albert Einstein, trong tương lai tôn giáo trong tương lai sẽ vượt qua cả thần linh, thần học hay những giáo điều để trở thành tôn giáo toàn cầu. Đó là khi tôn giáo có thể bao hàm cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, vượt qua cả căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Khi ấy, Phật giáo sẽ hoàn toàn phù hợp với những điều kiện đó.
Albert Einstein là một trong những thiên tài lý giải về Đức Phật và dùng lý thuyết của Ngài để bổ sung cho thiếu sót của khoa học |
2. Giáo sư Rhys Davids
Khi thực hiện nghiên cứu về Đức Phật, ông cho rằng dủ mình có là Phật tử hay không thì cũng rất hài lòng khi bản thân đã ứng dụng những lý thuyết tuyệt vời của Đạo Phật vào cuộc sống. Rhys Davids đã quan sát và tìm hiểu các hệ thống tôn giáo khác nhau và không có gì có thể quát triệt và toàn diện như Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Đức Phật.
3. Giáo sư người Đức Max Miller
Suốt thời gian dài hoằng pháp, Đức Phật không chỉ nói lý thuyết mà Ngài đã áp dụng đã chuyển từng lời nói thành hành động cụ thể. Có thể thấy, Đức Phật luôn kiểm soát thân, không buông theo dục vọng. Max Miller nhận định: “Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến”.
4. Tổng thống Jawaharlal Nehru
Tuy vậy, Jawaharlal Nehru không phải là người vô thần hay người chống tôn giáo. Nehru nhận thức rất rõ những giá trị tôn giáo, nhưng những giá trị ấy phải dựa trên tinh thần khoa học và hàm chứa đạo đức phổ quát, và điều đó ông tìm thấy ở nơi Phật giáo.
Nehru viết trong cuốn Khám phá Ấn Độ: “… Tôi đã bị cuốn hút theo thanh niên Siddhartha, người sau nhiều cuộc đấu tranh nội tâm, khổ đau dằn vặt, đã trở thành Phật. Ánh sáng Á châu của Edwin Arnold trở thành một trong những cuốn sách tôi yêu thích nhất…”.
Những lời của Ngài còn nguyên giá trị cho tới bây giờ là vô cùng cần thiết cho thời đại ngày nay và có thể áp dụng để đem lại hòa bình cho thế giới hiện tại. Để đối đầu với những thứ khủng khiếp nhất như bom nguyên tử thì chúng ta cũng chỉ cần nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp).
Tổng thống còn cho rằng thời gian không làm xói mòn đi những lời dạy của Đức Phật mà qua hai ngàn năm trăm năm những thông điệp ấy còn sáng chói và rực rỡ hơn nữa.
“Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài”, tổng thống Nehru cho hay.
Tổng thống Jawaharlal Nehru |
5. Tiến sĩ S. Radhakrisnan
Theo Tiến sĩ S. Radhakrisnan , khi đọc những bài thuyết giảng của Đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch những nghi ngờ, thắc mắc, phiền não đang làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại.
(Tổng hợp)