Con trẻ như cái cây non, cần sự dạy dỗ, uốn nắn hàng giờ, hàng ngày. Không nhất thiết phải là tín đồ nhưng cách dạy con theo triết lý nhà Phật sẽ có nhiều điều đáng để các bậc cha mẹ học hỏi và áp dụng.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
► Mời các bạn đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
1. Tâm trí tĩnh lặng là tâm trí mạnh mẽ
Theo Phật giáo, cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Vì vậy, sự ổn định của đời người không bao giờ đến từ hoàn cảnh bên ngoài mà cần trau dồi để có tâm trí ổn định bên trong. Phật giáo khuyến khích tất cả mọi người đón nhận và đối diện với tất cả bằng thái độ bình thản. Cách dạy con theo triết lý Phật giáo này sẽ giúp đứa trẻ trưởng thành một cách tự nhiên nhưng vững vàng, sẵn sàng đương đầu với khó khăn khi không có bố mẹ bên cạnh.
2. Mở cửa đón những khái niệm vô thường
Trong chương trình học ở trường của các con và trong cả những lúc nói chuyện, dạy con học, người lớn luôn có ý tránh né một sự thật rằng trong cuộc sống này, mọi thứ đang thay đổi liên tục. Con không mảy may lo nghĩ, ưu sầu nhưng khi biến cố đến hay chỉ cần một thay đổi rất nhỏ xảy ra, con sẽ hoảng loạn, sợ hãi, bối rối và không biết lý giải như thế nào. Theo quan niệm Phật giáo, mọi thứ là vô thường, hãy mở rộng cửa để đón nhận những khái niệm về vô thường vào trong cuộc đời của mình; bởi lẽ, chúng ta sẽ không thể nào trốn tránh được nó. Từng ngày một, chúng ta và con học cách chấp nhận, chứ không sợ hãi sự thay đổi của cuộc đời.
3. Học cách sống chung với sự lo lắng
Bởi biết đến vô thường nên trong tâm mỗi người đều tiềm ẩn sự lo lắng. Lo lắng không phải là dấu hiệu của sai lầm, mà nó chỉ đơn thuần là kinh nghiệm khi chúng ta sống chung trong một thế giới vô thường. Đây là cảm giác không thể thay đổi trong lòng của bất kỳ ai. Hãy dạy con theo triết lý Phật giáo là cứ sống chung với sự lo lắng, nhưng đừng để nó đe dọa hay làm con hoảng sợ.
4. Chú ý đến cảm xúc của con, tất cả các cảm xúc
arfAsync.push(“knye9xke”);
Phật giáo khuyến khích con người chú ý đến các biến động của cuộc sống và quan trọng hơn là cảm xúc của bản thân trước những biến động đó. Vì lý do này, cảm xúc không phải đơn thuần là “tốt” hay “xấu”; đó là những gì chúng ta cảm nhận được về chính mình và về cuộc sống. Các bậc cha mẹ có thể dạy con mình xử lý những cảm xúc một cách tự nhiên nhất, ở hiện tại và khi cảm xúc đó đã bị thời gian đẩy lùi về phía sau.
5. Tin tưởng rằng con mình rất kiên cường
Trong cuộc sống luôn có mất mát và có thất vọng. Tuy nhiên, xuất phát từ bản năng làm cha mẹ, người lớn luôn tìm cách bảo vệ con mình an toàn thoát khỏi những góc cạnh sắc nhọn của cuộc sống; điều này xuất phát từ tình thương, nhưng không phải là yêu thương đúng cách. Cuộc đấu tranh với thất bại và thất vọng hiển hiện trong cuộc sống của một con người từ rất sớm. Vì một lúc nào đó con sẽ phải tự mình sống tiếp cuộc đời mình, bố mẹ hãy tin tưởng vào sự kiên cường của con. Đó là cách dạy con theo triết lý Phật giáo đáng suy ngẫm.
ST