1. Không phải là luật theo Đạo Phật
Một trong những hiểu nhầm về luật nhân quả của không ít người đó là tin rằng đây là Luật do Phật giáo đề ra. Thế nhưng, sự thật là luật Nhân – Quả là luật chung của cả vũ trụ, nghĩa là Luật này dùng cho loài người toàn vũ trụ, ở tất cả các hành tinh, chứ không phải chỉ có ở Trái đất.
Người vi phạm Luật vũ trụ sẽ bị Luật Nhân – Quả phạt tự nhiên, không có ai xét xử. Nghĩa là cứ có công thì được hưởng Phúc, có tội thì phải đền tội, diễn tiến một cách tự nhiên.
Từ đó Ngài lý giải những nghi vấn, thắc mắc mà con người chưa tìm ra lời giải đáp. Đức Phật mong muốn loài người biết được điều này để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết gây ra.
Như vậy luật nhân quả là quy luật vận hành tự nhiên của vạn hữu vũ trụ. Không ai đặt định bày ra luật này và Ðức Phật cũng chỉ là người giác ngộ khám phá ra luật nhân quả mà thôi.
Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo.
Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.
2. Ai hiểu luật Nhân Quả cũng có được cuộc sống hạnh phúc
Thực tế là giữa lý thuyết và thật hành khó mà có thể luôn đồng nhất vì nói thì rất dễ nhưng làm thì rất khó. Vì thế, nên sách Nho có câu: “Thuyết dị, hành nan” hay “năng thuyết bất năng hành”.
Lý thuyết bao giờ cũng đi xa hơn hành động, do đó, những ai càng hiểu biết thì họ thường ít nói và chỉ nói những gì trong phạm vi khả năng mà các Ngài có thể thật hành được thôi.
Có người ít khi áp dụng chớ không phải hoàn toàn là họ không có áp dụng. Nghĩa là họ có áp dụng từ từ, đó gọi là họ đang hướng đời mình trên bước đường tu tập. Như thế, kể ra họ cũng vẫn còn tốt hơn là những người mà cả đời chưa bao giờ học hỏi biết đến nhân quả và họ cũng không bao giờ áp dụng một chút nào theo lý nhân quả trong cuộc sống.
Do đó, nên suốt đời họ gặp phải nhiều tai nạn khổ đau. Có tránh nhân xấu thì mới không gặp quả xấu. Ở đời, nếu mình đòi hỏi phải thật hành một cách toàn vẹn, điều đó, thật khó có ai làm được, ngoại trừ các bậc Thánh nhân.
3. Luật Nhân Quả tuân theo thuyết định mệnh
Thế nhưng luật Nhân Quả không hoàn toàn là thuyết định mệnh. Nếu chấp nhận thuyết định mệnh thì không thể nào chúng ta đoạn tận được khổ đau.
Hậu quả của nghiệp có thể giảm nhẹ đi không chỉ giới hạn ở đời này mà còn vượt ra khỏi đời này nữa vì theo Phật giáo, cuộc sống không chỉ giới hạn ở sự tồn tại cá nhân và riêng lẻ. Kiếp sống hiện tại chỉ là một phần của vòng luân hồi (samsara) kéo dài qua không gian và thời gian.
Một sự hiện hữu nào đó đều luôn được một chuỗi các yếu tố lần lượt quy định và đến phiên nó, trở lại làm điều kiện để tạo nên nhiều sự kiện diễn ra sau đó nữa. Sự tồn tại, trong cùng một thời điểm, vừa là quả của một nhân đã tạo và là nhân đưa đến một quả khác.
Chúng sanh bị giam cầm trong vòng luân hồi của sự hiện hữu là kết quả từ chính hành động (nghiệp) của mình, hoặc tốt hoặc xấu. Do nghiệp quy định, hình thức tồn tại của chúng ta trong hiện tại có thể thay đổi hoặc biến mất cũng do nghiệp.
Điều này có thể xảy ra vì hiện tại không phải hoàn toàn là kết quả của nhân trong quá khứ. Hiện tại là nhân đồng thời cũng là quả.
Trong hiện tại, con người có thể tạo những nghiệp mang lại an lạc, hạnh phúc cho mình cho dù mình đang sống trong hoàn cảnh nào, đang phải nhận chịu quả báo của những nghiệp trong quá khứ đời này hay đời trước. Con người có thể tạo ra những nghiệp mới theo chiều hướng tích cực để khắc phục hậu quả của những nghiệp đã tạo trong quá khứ.
Ở một bài kinh, khi có người hỏi: “Do nguyên nhân nào mà trên cõi thế gian có người yểu mạng, có người thọ mạng; có người bệnh hoạn, có người khỏe mạnh; có người xấu xí, có người đẹp đẽ.
Do nguyên nhân nào có người nghèo khổ, có người giàu sang; có người sinh ra trong gia đình bần tiện, có người sinh ra trong dòng dõi cao sang; có người ngu mê tăm tối, có người thông minh tài trí…”.
Đức Phật đã trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa.
Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi chúng sinh mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Trung A-hàm, kinh Anh vũ, 170; Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, 135).
4. Chỉ hiểu đường đi của Nhân – Quả nhãn tiền
Theo luật Nhân Quả, nghiệp nhân sẽ dẫn đến nghiệp quả, nhưng thời gian đưa đến nghiệp quả (mau hay chậm, trong hiện tại hay tương lai, đời này hay đời khác) và mức độ, tính chất của nghiệp quả như thế nào (nặng hay nhẹ và giống nghiệp nhân nhiều hay ít) còn tuỳ thuộc vào năng lực nghiệp nhân mạnh hay yếu và nhiều điều kiện nhân duyên khác nữa.
Đức Phật đã từng nói điều này trong kinh Tăng chi bộ: “Có bốn phạm trù không thể tư duy, đó là Phật giới, thế giới tâm, thiền định của người tu thiền định và quả dị thục của Nghiệp”. Chỉ có bậc Thánh giác ngộ (Phật, Bồ-tát, A-la-hán…) mới có thể tường tận đường đi phức tạp của Nhân quả – Nghiệp báo.
Cuộc đời Đức Phật, các vị Thánh đệ tử, chư Tổ, các vị thiền sư… đã chứng minh điều này. Ngay cả những người tu tập Phật pháp, dù chưa đạt đến cảnh giới giác ngộ giải thoát cũng có được an lạc hạnh phúc khi biết chuyển nghiệp.
Và không chỉ người tu hành, những ai có quyết tâm cải thiện bản thân, thay đổi tư duy, hành động, lối sống của mình theo chiều hướng tích cực cũng đều có được an vui, hạnh phúc ngay trong hiện tại.