Nói dối giúp người với mục đích tốt nên hay không?

Nói dối giúp người với mục đích tốt nên hay không?
By Tâm Linh
Th1 15

Nói dối giúp người với mục đích tốt nên hay không?

(Lichngaytot.com) Nói dối giúp người vốn xuất phát từ tâm ý tốt, mang lại lợi ích cho người chứ không phải tư lợi về mình là điều nên khuyến khích vì chúng khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, nhiều niềm vui hơn.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 

Luôn cố gắng chân thành nhất có thể

Chúng ta luôn lưu tâm rằng: Một sự bất tín, vạn sự bất tin, do đó tự răn bản thân rằng nên sống chân chật, tức không dối gạt người khác. Đúng là những lời nói thật bao giờ cũng giúp đơn giản hóa cuộc sống vì chúng ta không cần phải nhớ những lời đã nói dối.
Thế nhưng, việc nói thật cũng không thể nhận định được rằng tốt hay xấu ngay vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể vì có những lời nói thật gây tổn thương và làm hại người khác. Do đó, có những chuyện ta cần phải nói dối để cứu người tai qua nạn khỏi, vì nói sự thật có thể làm hại cho kẻ khác. 

Có thể thấy, những lời nói dối làm vui lòng người khác sẽ không, hoặc ít làm thiệt hại ngay lập tức đến tình hình chung. Nhưng nếu có quá nhiều lời nói dối này sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến con người, suy nghĩ, và hành động của người đối diện.

 
Có rất nhiều người nói dối với mục đích tốt ví dụ như, nói dối là để người nghe có thêm động lực sống và phấn đấu. Tham khảo: 35 câu nói hay về đối nhân xử thế hay nhất.

Mối quan tâm lớn nhất của con người là lòng tốt, chí ít khi họ tiếp nhận thông tin và xây dựng niềm tin với ai đó. Thực tế, người ta sẽ quan tâm nhiều đến việc bạn có dụng ý tốt hay không, hơn là việc bạn có thành thật hay không.

Nhưng nhất định bạn phải nhớ rằng, cần rất cân nhắc khi làm điều này. Vì đơn giản cái kim trong bọc lâu này cũng lòi ra. Đồng thời đây lại loại nói dối mang tính chất thời điểm, không nên kéo dài và lặp lại thường xuyên.

Xem thêm  Tháng 7 cô hồn kiêng mua gì để tránh xui xẻo đeo bám?
 
Nói dối làm vui lòng người khác ở khía cạnh khác người ta gọi là “nịnh hót”. Loại nói dối này nhằm mục đích lấy lòng và chuộc lợi từ người đối diện. Kẻ xua nịnh là kẻ luôn tìm những lời ngon tiếng ngọt, đưa đẩy tuy làm người khác vui nhưng gốc rễ của nó là tạo điều kiện có lợi cho mình.
  
Nhìn chung, hầu hết những lời nói dối là không nên vì chúng ta không thể nào nhớ hết được những gì mình nói ra và “cái kim lâu trong bọc cũng có ngày lòi ra”. Lúc đó sẽ chẳng còn ai dám tin và uy tín mất đi đồng nghĩa với các cơ hội cũng “đội nón ra đi”. Vì thế, chúng ta nên hạn chế nói dối và cố gắng chân thành nhất có thể.
 
noi doi giup nguoi
 
 

Nói dối giúp người nên hay không?

Nói dối đang được hiểu theo một cách rất đơn thuần: Nói dối nghĩa là nói không đúng sự thật. Nhưng còn có những sự thật khác ẩn đằng sau tâm lí của mỗi người.

Trong 5 giới của người Phật tử tại gia có giới không nói dối hại người, nhưng có trường hợp đặc biệt nói dối để cứu người vẫn được khuyến khích. Xem thêm: Những câu nói hay về sự dối trá đáng suy ngẫm nhất đời người

 
Theo khía cạnh Phật giáp, nói dối giúp người không bị tội mà còn được phước báo to lớn. Tùy theo trường hợp mà linh động uyển chuyển để giúp đỡ mọi người khi cần thiết.
 
Hoặc đơn giản là nếu một lời nói dối nhỏ mà không ai bị tổn thương mà thay vào đó còn làm cho đối phương cảm thấy tốt hơn thì có lẽ bạn nên nói dối. Ví dụ, nếu một người nào đó lo lắng về ngoại hình của mình sau khi bị bệnh thì cũng không có hại gì trong việc nói với họ rằng họ trông đã khá hơn nhiều.

 
Trong kinh có kể chuyện tiền thân đức Phật là một vị Sa Môn, đang ngồi thiền trong rừng. Khi nhà vua và quân lính đi săn, đuổi theo con nai, đến chỗ đức Phật thì mất dấu. Họ đến hỏi vị tỳ kheo: “Ông có thấy con nai chạy về hướng nào không? Vị thầy tu lẳng lặng, không nói. Quân lính nổi giận la hét và lôi thầy tu đến trước mặt nhà vua.
 
Vua lập lại câu hỏi trên thì thầy ấy đáp như sau: “Thưa Đại Vương, tôi là kẻ tu hành, giữ gìn giới luật thì không được nói dối và cũng không được sát sanh. Nếu tôi nói không thấy là tôi nói dối, và phạm tội khi quân. Nếu tôi nói thật để Đại Vương giết con nai thì tôi phạm giới sát sanh.
 
Xin Đại Vương tha thứ và cho tôi miễn trả lời câu hỏi này. Nếu Đại Vương bắt tội thì tôi sẵn sàng chịu chết chứ không thể nào trả lời cho Đại Vương được”.
 
Trong lịch sử Việt Nam, thời vua Quang Trung, khi quân lính truy lùng chúa Nguyễn Ánh, ông phải chạy vào chùa, xin nhà sư cứu mạng. Chùa nghèo và rất đơn sơ, sư đành cho khiêng một trong ba tượng Phật xuống đất và bảo Nguyễn Ánh lên ngồi trên bàn thờ, thế chỗ tượng Phật ấy.
 
Khi quân lính đến hỏi: “Nãy giờ ông có thấy ai chạy vào chùa không?” thì nhà sư  bình tĩnh trả lời: “A Di Đà Phật! Bần đạo bận tụng kinh, niệm Phật nên không nghe thấy ai cả”.
 
Sau một hồi lục soát, thấy không có ai thì họ bỏ đi và nhà sư đã nói dối để cứu mạng một người mà sau này trở thành vua Gia Long.

 

Xem thêm  Infographic: Dâng hương lễ Phật đúng chuẩn
Như bạn có thể thấy, chắc chắn có lúc bạn nên nói dối, nhưng điều quan trọng là không làm điều đó vì lợi ích của riêng bạn hoặc làm tổn thương ai khác. Nói dối sẽ là vô hại nếu nó giúp làm cho cuộc sống những người xung quanh bạn trở nên tốt hơn. Bạn chỉ nên “nói dối tích cực” trong quá trình xã giao hoặc thiết lập các mối quan hệ trong công việc. Nói dối quá nhiều dù nhằm mục đích tốt hay xấu cũng dần khiến bạn đi chệch mục đích ban đầu.
 
arfAsync.push(“knye9xke”);
Thế nhưng, chúng ta không vì thế mà trở nên điêu ngoa, xảo trá vì sợ những tổn thất nho nhỏ vì quyền lợi mà bỏ đi tấm lòng thành thật của mình. Tiền bạc, của cải nếu có ngày chúng mất đi ta có thể làm kiếm lại, một khi lòng thành thật mất đi chúng ta sẽ trở thành một con người không có nhân cách đạo đức tốt.

Người có nhân cách đạo đức thì luôn được hưởng những đặc ân tốt đẹp dù kẻ xấu có muốn hãm hại cũng không làm gì được. Chúng ta có thể qua mắt được pháp luật, dối gạt mọi người, nhưng không thể dối gạt chính mình.

Tóm lại, nói dối để hại người hay lường gạt người khác là điều không nên làm, tuy nhiên nói dối giúp người thì trong nhà Phật vẫn khích lệ.

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!