- 1. So sánh ăn chay và thuần chay
- 2. Giải thích chi tiết hơn về hai chế độ ăn chay phổ biến
- 2.2 Chế độ ăn chay (Vegetarian)
- 2.2 Ăn chay thuần (Vegan)
- 3. Cân nhắc dinh dưỡng cho chế độ ăn chay và thuần chay
- 4. Kết luận
1. So sánh ăn chay và thuần chay
So sánh ăn chay và thuần chay |
Trước tiên, chay và thuần chay (hay Vegetarian và Vegan) hiện nay được dùng rộng rãi và phổ biến để đặt tên cho chế độ ăn (diet) hoặc các món ăn/thực phẩm. Chúng có thể sử dụng như danh từ hoặc tính từ.
Điểm chung của ăn chay và thuần chay đó là không dùng thịt động vật như lợn, gà, bò, cá và tất cả các loài khác để chế biến thức ăn và họ tập trung vào các sản phẩm chế biến từ thực vật.
Ăn chay (Vegetarian) | Ăn chay thuần (Vegan) | |
Khả năng bao quát | Bao gồm nhiều hình thức và nhiều chế độ ăn chay khác nhau. | Chỉ là một phương pháp ăn chay. |
Loại đồ ăn | Khái niệm tổng hợp nhất nói đến việc kiêng tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật. | Một chế độ ăn loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng, sữa, mật ong, các sản phẩm thử nghiệm trên động vật và các phục trang có chi tiết từ động vật. |
Thời gian áp dụng | – Tùy vào chế độ ăn chay bạn lựa chọn, có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. – Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm. | – Có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. – Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm. |
Tập trung | Chủ yếu nói về cách ăn uống. | Không chỉ là ăn uống mà còn là phong cách sống. |
2. Giải thích chi tiết hơn về hai chế độ ăn chay phổ biến
2.2 Chế độ ăn chay (Vegetarian)
- Ovo vegetarian: Đồ ăn có thể sử dụng trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.
- Lacto vegetarian: Có thể dùng đồ ăn từ sữa, nhưng không ăn trứng.
- Lacto ovo vegetarian: Có thể ăn cả trứng và sữa.
- Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: không ăn các sản phẩm từ động vật cũng như các rau có mùi thơm như hành và tỏi.
- Ăn chay có trứng (Ovo vegetarian): Chế độ ăn có dùng trứng nhưng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.
- Ăn chay có sữa (Lacto vegetarian): Chế độ ăn được dùng các sản phẩm từ sữa nhưng không được ăn trứng.
- Ăn chay có cả trứng và sữa (Lacto ovo vegetarian): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.
- Ăn chay hoàn toàn (ăn thuần chay): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, trứng, và loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như giày da, áo da, áo lông thú, lông vũ).
- Ăn chay sống hay là ăn chay tươi: chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ cũng có thể được hấp chín ở một nhiệt độ quy định nào đó.
- Ăn chay theo Kỳ Na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây.
- Ăn chay thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa.
- Ăn chay trường: là việc lặp lại một chế độ ăn chay mỗi ngày và duy trì trong một khoảng thời gian dài hoặc suốt đời.
- Ăn chay kỳ: là việc ăn chay vào một hoặc một số ngày cố định trong tháng hoặc trong năm.
2.2 Ăn chay thuần (Vegan)
Có thể thấy, Vegan (thuần chay) là khái niệm ăn chay thuộc một loại của (Vegetarian) mà thôi. Thuần chay là chế độ ăn bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt.
Điều khác biệt của chế độ ăn chay này đó là đồ ăn không bao gồm trứng và các sản phầm từ sữa, cùng mật ong. Nghĩa là người theo đuổi phương pháp thuần chay không sử dụng bất kì nguyên liệu nào có nguồn gốc từ động vật.
Những người theo chế độ ăn chay thuần cũng sẽ không dùng tất cả các sản phẩm từ động vật như quần áo lông thú, giày da, túi da,… Ngoài ra, người theo chế độ ăn chay thuần (Vegan) cũng không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật.
Nói chung, những người ăn chay thuần (Vegan) sẽ tránh xa những thứ sau:
- Đồ ăn từ động vật, kể cả thịt, cá, hải sản, sữa, trứng và mật ong.
- Những sản phẩm được sản xuất có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như gelatin, sáp ong và cochineal.
- Món đồ được làm từ da động vật, chẳng hạn như da, da lộn, lông thú và len.
- Đồ được làm từ động vật hoặc khai thác từ chúng như lông vũ, lông tơ, lụa…
- Không tới những nơi như vườn thú, rạp xiếc, thủy cung… vì chúng dùng các loài khác để làm trò tiêu khiển cho con người.
- Hóa mỹ phẩm, thuốc, các sản phẩm được thử nghiệm trên động vật.
Thế nên khác biệt giữa ăn chay và thuần chay khá rõ ràng, nhìn chung những ai từ chối ăn thịt động vật chỉ nên sử dụng từ ăn chay.
3. Cân nhắc dinh dưỡng cho chế độ ăn chay và thuần chay
- Protein là chất cực kỳ cần thiết, bạn có thể bổ sung protein từ các loại đậu, hạt khô.
- Nhóm thực phẩm bổ sung canxi bạn nên sử dụng đó là sữa đậu nành, nước cam hoặc các loại rau có màu xanh đậm.
- Sắt có trong các loại hạt đậu, ngũ cốc,…
- Nhóm thực phẩm bổ sung kẽm từ các loại đậu và hạt khô để cơ thể tạo được hệ miễn dịch tốt hơn.
- Nhóm thực phẩm bổ sung i-ốt từ muối hoặc các thực phẩm như tảo biển, nấm mỡ, rau bina,…
Ngoài ra, người ăn thuần chay thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn so với người ăn chay và dường như tăng cân ít hơn khi họ già đi.
4. Kết luận
Ở Việt Nam, ăn chay từng gắn liền với đạo Phật và vấn đề tôn giáo. Nhiều người chọn việc ăn chay để tránh việc làm hại các loài động vật khác.
Nhưng hiện nay chúng ta có nét văn hoá ăn chay khác biệt đó là tuy không ăn chay thường xuyên (ăn chay trường) nhưng đông đảo người dân chọn ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng để ăn chay.
Một số người ăn chay không ăn trứng vì lý do tránh việc sát sinh. Nhưng cũng có người ăn trứng vì không nghĩ rằng nó đang hại động vật nào cả, điều này cho thấy họ ăn theo quan niệm cá nhân chứ không vì theo một chế độ cụ thể nào đó.
Không nên vì mình theo đuổi chế độ này theo phong trào hay cảm thấy không hài lòng hoặc chỉ trích người khác vì họ không có chế độ ăn giống mình. Mỗi người có một chọn lựa riêng dựa trên quan niệm sống của họ.
Ăn chay là gì? Ăn chay có tốt không mà nhiều người theo đuổi lối sống này