– Chư Thiên cùng nhân loại làm thế nào để được sống bình yên và hạnh phúc? Kính xin Thế tôn chỉ dạy.
Phật trả lời:
– Lành thay! Lành thay! Thiên nhân khéo biết cách thưa hỏi, ta sẽ vì ngươi chỉ dạy 10 phương pháp gieo trồng phước đức, để làm lợi lạc cho Trời Người trong hiện tại và mai sau.
1. Lánh xa kẻ xấu ác
Lời Phật dạy về cách chọn bạn: Kết được bạn tốt đời nở hoa, gặp bạn xấu đời là bể khổ. Vì theo bạn xấu thì cuộc đời ta tối tăm, ngược lại, nếu được ở cạnh bạn tốt thì ta cũng được học hỏi, thay đổi cuộc sống tích cực hơn và đó chính là phước đức mà ta có được.
Nhưng thực tế trong cuộc sống không phải ai cũng biết chọn bạn mà chơi vì con người khó lường, thật giả, xấu tốt lẫn lộn, ta phải đủ thông tuệ mới biết ai thực lòng còn ai gian dối với ta.
Thậm chí, có những người đã phải trả giá bằng tiền bạc, bằng thời gian mới nhận ra ai là người nên tránh xa. Việc này cũng cần có được sự tu dưỡng nhất định mới giỏi nhận định vấn đề.
2. Sống trong môi trường tốt
Nếu được môi trường học tập, làm việc tốt quả là việc đáng mừng vì đó là cơ hội để ta có thể gieo trồng phước đức. Sự thật là nếu không may ta rơi vào môi trường xấu, chốn công sở lắm thị phi, toàn gieo rắc tư tưởng độc hại thì lâu dần ta cũng có suy nghĩ, hành động giống những kẻ xung quanh và làm tổn hại tới người khác nhưng vẫn tưởng là mình đúng.
3. Học nghề hay
Nên nhớ, phần lớn cuộc đời của chúng ta là dành cho công việc nên nếu học được nghề nghiệp tốt, sống bằng nghề ấy, ta cảm thấy cuộc đời mình ý nghĩa hơn, thông qua đó giúp đỡ được nhiều người hơn nữa thì quả là cách gieo phúc lộc hữu hiệu.
4. Cung phụng mẹ cha
Việc thể hiện sự hiếu thuận cũng là một trong những điều Phật dạy cách gieo trồng phước đức mà ai ai cũng phải lưu tâm. Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may? Phật đáp: “Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”.
Đúng là việc báo hiếu cho cha mẹ không phải là việc dễ dàng nhưng con cái nhất định phải cố gắng thực hiện bằng những cách khác nhau tùy theo điều kiện của mình.
Ví dụ như con ở xa không thể lo cho họ từng bữa ăn, giấc ngủ thì cũng phải biết thi thoảng gửi quà về và thường xuyên thăm hỏi sức khỏe bố mẹ, đừng kiếm cớ rằng mình bận mà không có chút thời gian để gọi điện.
Nghe Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ để bạn chợt nhận ra rằng chẳng cần phải đi cầu may ở đâu xa cả, chỉ cần báo hiếu cho đấng sinh thành của mình là đủ.
5. Sống vui vẻ bố thí
Luôn tâm niệm trong cuộc sống này ta phải tìm cách để bố thí cho mọi người tùy vào sức của mình. Không phải chỉ người có tiền bạc mới có thể đi bố thí còn người nghèo thì không. Ai cũng có cách riêng phù hợp với mình, ví dụ khi không có nhiều tiền thì ta vẫn có thể bố thí lời hay ý đẹp, một lời động viên, một kiến thức mà ta đã biết…
6. Tránh làm điều ác
Đã có những chuyện như hai người bạn thân ngồi nhậu say sưa với nhau nhưng đến khi có một lời phật lòng, trong lúc thiếu kiểm soát, “rượu điều khiển” nên họ đã gây ra án mạng cực kỳ thương tâm.
Do đó, để tránh làm điều ác chỉ bằng việc phòng ngừa những tác nhân có thể gây ra cái ác đó trước tiên.
7. Khiêm cung lễ độ
Thực ra ta cũng chỉ là “ếch ngồi đáy giếng” chỉ biết bầu trời to bằng miệng giếng mà thôi, cho đến khi thoát khỏi cái giếng đó ta mới hay bầu trời rộng lớn, mênh mông biết nhường nào.
Vì thế, dù ta đang ở đâu, có vị trí như thế nào cũng phải có thái độ khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới, không ngừng học hỏi mỗi ngày nhằm mở mang kiến thức của mình.
Có thể ban đầu ta biết ít thì chỉ nổi tiếng trong cái “ao làng” nhưng khi ta mở mang kiến thức thì được nổi tiếng xóm trên, xóm dưới. Đó chính là phước đức mà ta có được nhờ thái độ khiêm cung, lễ độ và không ngừng học tập mà nên.
8. Kiên trì phục thiện
Thế nhưng việc nào mới là thiện, việc nào mới là ác thì không phải ai cũng sáng tỏ. Do đó, ta cần tìm gặp những người hiểu biết, những bậc thánh hiền để đi theo học hỏi, tránh lầm đường lạc lối.
9. Luôn tỉnh thức
Thậm chí, dù là làm nghề gì, giúp đỡ hay bố thí cho ai cũng cần có trí tuệ soi sáng chứ không phải là làm mọi thứ một cách mù quáng vì có thể chúng ta giúp nhầm người, gây ra không ít hệ quả xấu, ảnh hưởng tới những người khác.
Sự tỉnh thức ở đây còn thể hiện ở chỗ mỗi ngày phải nhìn lại mình, để biết cái mình hay, cái mình dở, biết sám hối những điều vô tình hoặc cố ý mình làm chưa đúng. Từ đó tìm cách để sửa đổi bản thân, trở nên tốt lên mỗi ngày thì khi đó mới mong hậu vận hanh thông, thuận lợi, không phải lo lắng, phiền muộn nữa và đó mới là người hưởng phúc thực sự.