Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?
By Tâm Linh
Th1 16

Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

(Lichngaytot.com) Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1. Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Theo lời ông cha truyền lại thì người Việt cổ chúng ta tin rằng con người sau khi chết đi sẽ bị Diêm vương phán xử, nếu khi còn sống là người tốt, làm nhiều việc thiện thì sẽ sớm được đầu thai sang kiếp khác, còn nếu là kẻ ác, làm nhiều việc xấu thì sẽ bị đày xuống địa ngục, chịu sự tra tấn để đền tội cho kiếp trước.

Thậm chí nếu tội nghiệt quá lớn thì sau đó còn trở thành ma quỷ, mãi mãi không được đầu thai mà lang thang khắp chốn quấy rối người thường. Từ đó, dân Việt ta có tục cúng cô hồn.

Vậy tháng cô hồn là tháng mấy? Lần theo nguồn gốc của Đạo giáo thì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ của người Hoa.

Truyền thuyết kể rằng, vào tháng 7 âm lịch, cụ thể là từ mùng 2/7, Diêm Vương sẽ lệnh cho mở Quỷ Môn Quan, đến rằm tháng 7 thì cho phép tất cả ma quỷ được thoát khỏi xiềng xích mà tới chốn nhân gian. Đến sau 12h đêm ngày rằm thì Quỷ Môn Quan sẽ được đóng lại, tất cả ma quỷ phải quay trở về địa ngục để chịu tiếp nghiệt kiếp của mình.

Vì lẽ đó mà người ta cho rằng trong tháng 7 âm lịch, trên dương gian có rất nhiều quỷ đói lang thang ngoài đường nên phải cúng cháo, gạo, muối để hối lộ, mong chúng không vì đói khát mà quấy nhiễu cuộc sống của mọi người. 
Ở Việt Nam, tục cúng cô hồn được kéo dài trong suốt tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt thì trong tháng cô hồn, việc cúng chúng sinh không chỉ để không bị ma quỷ quấy nhiễu mà còn mang cái tâm thiện đức, muốn làm phúc cho chúng sinh, mong rằng những cô hồn vất vưởng trong những ngày này ít nhất cũng được an ủi phần nào, được ăn no, ăn ngon. 

tai sao thang 7 am lich la thang co hon
 
Điều này thể hiện tính nhân văn rất cao trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, người ta không xa lánh, xua đuổi những kẻ đã từng gây tội ác mà vẫn mở rộng vòng tay, cho chúng được hưởng hơi ấm của tình thương.

Với ngày lễ Xá tội vong nhân, dân tộc Việt Nam còn thể hiện phẩm chất và cốt cách của mình khi giữ nguyên tắc rằng con người nếu đã gây tội thì sẽ phải chịu trừng phạt vì tội ác của mình, song vẫn rất nhân đạo khi cho họ có một ngày được hối lỗi, được xá tội để đỡ đi phần nào khổ cực, đau đớn, cho họ niềm tin để sửa chữa sai lầm.

Xem thêm  Già Lam Bồ Tát - Quan Công buông đao quy y cửa Phật
arfAsync.push(“knye9xke”);
Về lễ Xá tội vong nhân trong tháng cô hồn, người ta còn truyền miệng một câu chuyện khác về Phật giáo. Chuyện kể rằng Đức A Nan Đà, một trong những đại đệ tử của Phật tổ một hôm đang ngồi thiền thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài ngoẵng, lưỡi thè dài, miệng nhả lửa bước rằng.

Con quỷ nói với Đức A Nan Đà rằng 3 ngày nữa ông sẽ chết và cũng sẽ trở thành một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Muốn tránh nạn này thì phải bố thí cho lũ ngạ quỷ mỗi kẻ một hộc đồ ăn, lại cúng dường Tam bảo để chúng được tái sinh, bản thân A Nan Đà cũng nhờ đó mà được tăng thêm tuổi thọ.

Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này kể lại với Đức Phật. Ngài bèn đưa cho ông một bài chú để đem tụng trong lễ cúng Tam bảo, cầu cho lũ quỷ đói kia được siêu thoát.

Từ đó về sau, chuyện này được lan truyền trong dân gian và dần trở thành lệ cúng để cầu phúc cho vong nhân nói chung, hay còn gọi là lễ Xá tội vong nhân. Đây là ngày lễ thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất, cũng thể hiện lòng thương, lòng vị tha của người còn sống với những người xưa đã không còn, tha thứ cho những lỗi lầm mà họ đã gây ra trong quá khứ.

Có nhiều điều cấm kị trong tháng 7 âm lịch này, nhưng thường từ xưa người ta đã truyền nhau về những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn như: không được treo chuông gió đầu giường, dễ gọi ma quỷ về; đi đêm không được gọi tên thật, sợ ma quỷ nghe thấy mà giả làm mình; không được chụp ảnh buổi tối, sẽ nhìn thấy những điều không nên thấy…

Tháng cô hồn theo quan niệm dân gian cũng là tháng xấu, tháng đen đủi, không thích hợp để làm những chuyện lớn, chuyện đại sự trong đời như cưới xin, làm nhà hay cầu tài lộc.

2. Ngạ quỷ – Quỷ đói hay nỗi kinh sợ của người đời trong tháng cô hồn

Người ta truyền rằng trong tháng cô hồn, trên dương gian có rất nhiều hồn ma vất vưởng, cũng có không ít ma quỷ xấu xa đến quấy phá người thường, mà trong số ma quỷ đó, ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói chính là nỗi kinh sợ lớn nhất của mọi người.
Trong các thuyết của Phật giáo, ngạ quỷ được cho là một dạng tái sinh của con người sau khi chết đi. Phải biết rằng, nếu làm nhiều việc tốt, việc thiện thì con người chết đi sẽ được đầu thai sang kiếp khác.

Xem thêm  BÚP BÊ KUMAN THONG: Có bao nhiêu loại, cách tạo ra thế nào, cách diệt ra sao, hóa giải thế nào?

Song nếu khi còn sống lại làm nhiều điều xấu, gây ra những chuyện độc ác, thất đức thì nặng nhất sẽ bị đày xuống 9 tầng địa ngục và chịu tra tấn đau đớn, nhẹ thì đầu thai sang kiếp khác làm súc sinh bị con người giày vò khổ nhục, ngạ quỷ là mức nhẹ nhất.

nga quy
 
Trong dân gian còn có một sự tích khác về ngạ quỷ nữa. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một gia đình vô cùng giàu có sung túc, họ giàu lên là nhờ bán nước mía. Một hôm, có nhà sư tới xin nhà đó nước mía về để chữa bệnh cho chúng sinh. Người chồng đi vắng, trước khi đi còn cẩn thận dặn dò người vợ phải tiếp đãi nhà sư chu đáo. 
Song bà vợ kia là kẻ tham lam và nổi tiếng keo kiệt trong vùng nên mặc kệ lời căn dặn của chồng mà làm trái lại. Bà ta sợ cho nhà sư nhiều nước mía quá thì hụt vốn nhà mình, bèn đi tiểu vào bát của nhà sư rồi đem trộn chung với nước mía. Nhà sư vốn tinh thông nên biết chuyện, ông không nói gì mà chỉ đổ bát nước đi rồi trở về. 
Sau này, bà vợ kia chết đi, do tội lỗi gây ra khi còn sống quá nhiều nên bị đầu thai thành quỷ đói, lúc nào cũng phải sống trong cảnh đói khát, ở những nơi nhớp nhúa, bẩn thỉu để sám hối cho những lỗi lầm trong kiếp trước.

3. Lễ Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan

Trong tháng 7 âm lịch có hai ngày lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn. Về ý nghĩa thì đây là hai ngày lễ hoàn toàn khác nhau. Lễ cúng cô hồn được biết đến như đã nói ở trên, còn lễ Vu Lan lại gắn với tích chuyện Mục Kiều Liên báo hiếu. 
Mục Kiều Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật, ông đã có nhiều năm tu luyện và cũng có nhiều phép thần thông. Mẹ mất sớm, ông đi theo Đức Phật đã lâu, song lòng vẫn không nguôi nhớ mẹ. Một hôm, ông muốn xem mẹ mình chết đi sống có tốt không nên đã dùng mắt thần để tìm lại mẹ.
Không ngờ cảnh ông nhìn thấy vô cùng đau lòng. Ông thấy mẹ mình bị nhốt dưới địa ngục, còn phải đầu thai thành quỷ đói vì kiếp trước lỡ gây ra nhiều nghiệp ác. Mục Kiều Liên nhìn thấy mà đau xót, thương mẹ phải đói khát khổ cực nên đã dùng phép thuật của mình để lén đưa cơm xuống địa ngục dâng cho mẹ. Bà Thanh Đề mẹ ông nhịn đói lâu ngày thì không chịu được, thấy bát cơm liền dùng một tay che lại khi ăn, bà sợ các cô hồn khác sẽ đến ăn tranh phần của mình. Thấy bà vẫn còn lòng tham sân si nên Diêm vương đã trừng phạt bằng cách cho bát cơm hóa thành lửa đỏ, bà Thanh Đề cứ đưa bát cơm lên miệng lại không thể ăn được, bỏ xuống lại nhìn thấy bát cơm như bình thường. 

Xem thêm  Câu chuyện Phật giáo về sinh mệnh thức tỉnh nhân tri

Muc kieu lien cuu me
 
Mục Kiều Liên thương mẹ, bèn cầu xin Đức Phật nghĩ cách cứu giúp mẹ mình. Đức Phật răn rằng, ác nghiệp của bà Thanh Đề quá nặng, một mình Mục Kiều Liên không thể cứu được mẹ mà phải nhờ chư tăng khắp mười phương cùng hợp lực thì mới mong có thể thành công. Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nhân lúc chư tăng mãn hạ sau 3 tháng an cư kiết hạ thì ông phải sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng, nhờ chư tăng cầu phúc, ông lại phải thành khẩn cầu xin thì mới có thể cứu rỗi được vong nhân thoát khỏi chốn địa ngục tối tăm kia.
Mục Kiều Liên thành tâm nghe lời Phật dạy, làm theo những lời Đức Phật căn dặn, sau đó không những cứu được mẹ mình mà còn giải thoát được cho những vong hồn bị giam cầm nơi địa ngục. Kể từ đó, tháng 7 âm lịch được gọi là “mùa hiếu hạnh”, còn là dịp “xá tội vong nhân”, tức xá tội và thả tự do cho các vong hồn.

Trong tháng cô hồn, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc làm lễ cúng bố thí cho các cô hồn (vong hồn không có người thân) để họ được giải thoát khỏi đói khổ, cũng mong họ phù hộ cho mình được bình an.

Từ đó về sau, theo lời Phật dạy, các Phật tử muốn báo hiếu cho đấng sinh thành thì đều cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho cha mẹ và cầu phúc giải thoát cho những vong hồn. Nguồn gốc khác nhau nhưng hai lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả, đề cao lòng hiếu thảo, báo hiếu công ơn cha mẹ và làm phúc ban ơn, bố thí cho kẻ đói khổ.
Tin bài cùng chuyên mục:

Những điều KIÊNG KỴ TRONG THÁNG CÔ HỒN để tránh hồn xiêu phách lạc, ai cũng cần ghi nhớ!
Kiêng dự đám tang tháng Cô hồn liệu có đúng hay không?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!