Vì sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng năm xưa?

Vì sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng năm xưa?
By Tâm Linh
Th1 16

Vì sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng năm xưa?

(Lichngaytot.com) Nhiều người không hiểu vì sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng để cho máu me lênh làng cả thành, phải chăng Ngài không thương cảm khi nhìn thấy cảnh đau thương ấy?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Tại sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng

Dòng họ Thích đã không biết dã tâm của Vua Lưu Ly là đánh để trà thù tiêu diệt, chứ không phải chiếm đất nước cai trị. Nếu họ Thích biết rằng sau khi Lưu Ly đánh thắng sẽ giết hết mọi người như thế thì chắc chắn họ đã không mở cửa thành. Âu là nhân duyên diệt vong cho dòng họ Thích đã tới như lời đức Phật đã nói.
 
Dù Thích Ma Ha Nam dùng kế chịu chết để cứu những người dòng họ Thích chạy thoát, nhưng những người này lại chạy từ cửa thành này qua cửa thành khác, chứ không chạy đi, nên tất cả đều bị giết.

Cuối cùng họ cũng  không thể chạy trốn khỏi vì đây cũng là nghiệp tận số cùng đã đến, cái mà đức Phật gọi là “Túc duyên”, túc duyên dẫn dắt họ chạy lòng vòng vào chỗ chết. 

Vụ thảm sát do Vua Lưu Ly gây ra thời ấy đã làm chấn động khi có quá nhiều người chết trong chỉ vài ngày khiến máu chảy thành sông hồ, thây chất thành núi! 

Bấy giờ Vua Lưu Ly nghe tin đức Phật thụ ký rằng “Vua Lưu Ly cùng quân lính tùy tùng sẽ chết trong vòng bảy ngày” thì lo sợ xem có giặc, lửa, nước, tai biến hay không nhưng được biết là mọi sự an toàn. 
 
Lưu Ly sai đếm từng ngày, đến đầu ngày thứ bảy, Vua vui mừng không thể kìm giữ, đem các quân binh cùng quần thần và mỹ nữ đến bờ sông A Chi La vui chơi, rồi nghỉ đêm tại đó. Nửa đêm, mưa to gió lớn bất ngờ khiến vua Lưu Ly cùng bốn bộ quân binh và quần thần đều bị nước cuốn đi hết. Lại có sấm sét gây lửa Trời khiến cung thành của Lưu Ly cháy thiêu rụi thành than.
 

Vậy tại sao Phật không cứu dòng họ khỏi nạn diệt chủng mà đành ngậm ngùi nhìn mọi người bị giết hại như thế? Sự thật là Ngài đã năm lần bảy lượt khuyên răn nhưng vua Lưu Ly vẫn chẳng thể nguôi giận nên họa này khó thoát.

 

Chính Tôn giả Mục Kiền Liên từng kích động nói với Thích Ca Mâu Ni: “Đức Thế Tôn, thành trì của nước Vệ bị vua Lưu Ly xâm lược, chúng ta cần phải nghĩ cách cứu viện toàn dân chúng”.

 
Thích Ca Mâu Ni từ bi nói: “Mục Kiền Liên! Đây là báo ứng của nghiệp mà dân tộc ta đã tạo trước đây, con không thể giúp họ được! Họ không chịu sám hối, mà ngang ngược kiêu ngạo, mục nát hư hỏng, thì phải sụp đổ thôi!”.

Phật đã kể lại rằng vào kiếp quá khứ xa xưa, có một hồ cá lớn ở trong thôn. Vào một ngày lễ nọ mọi người kéo cá lên để ăn thịt, trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái.

 
Được biết con cá lớn đời này trở thành Lưu Ly cùng các con cá nhỏ chính là đội quân vua hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là Đức Phật.
 
Vì thế, theo nghiệp báo thì dòng họ Thích Ca của đức Phật đối mặt với nạn diệt chủng là để trả nợ nghiệp xưa. Kiếp trước những người của dòng họ Thích Ca đã sát sinh nên đến kiếp này phải thọ nhận quả báo, thần thông cũng không thể cứu thoát được. 
arfAsync.push(“knye9xke”);
 

Còn sát sinh thì còn khó thoát khỏi luân hồi

 
Nếu bạn có cái nhìn bao quát bạn sẽ hiểu rằng là con người ai cũng phải chịu một nỗi khổ nào đấy, người giàu có nỗi đau của người giàu, người nghèo có nỗi đau của người nghèo. Vì sao lại thế? Vì chúng ta trong đời, trong kiếp nào đó ta đã từng hại người mà ta chẳng thể nhớ nổi mình đã hại những ai.

Đơn giản như việc ăn uống thôi thì ta cũng đã hại không ít loài vật để có mâm cơm đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng cho cuộc sống hàng ngày. Có thể nhiều người cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không hẳn là đúng.

Vì có người mua về nấu thì người ta mới có động cơ giết hại con vật nên dù vô tình hay cố tình thì tội lỗi hay quả báo mà chúng ta phải nhận đều như nhau. 

 
Dù là người ăn thịt, tuy không trực tiếp giết hại các con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Đó là lý do Phật khuyên chúng ta đó là Đừng vì miếng ăn mà kết ác nghiệp và khuyến khích những bậc tu hành ăn chay, sống hướng thiện.

Thế nhưng để có thể ăn chay là việc không hề dễ dàng, điều này còn cần cả duyên, duyên để tu tâm, duyên để ăn chay, tránh nghiệp sát. Khi đó,con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã từng nói: “Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có thịt, cá…”

Người đời cho rằng nguyên nhân gây ra chiến tranh là do quân xâm lược hoặc những kẻ phản quốc bán nước. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính.

 
Điều này được giải thích là khi ta ăn chay nghĩa là ta đã “dừng nghiệp” để không cho tội lỗi chất chồng thêm, sau đó thể hiện sự sám hối với những gì mình đã gây ra trước đây nghĩa là giải nghiệp quá khứ để hướng về cuộc sống thiện từ nay về sau.

Tất cả chúng ta tu phải đi từ bậc. Bậc thứ nhất là dừng nghiệp, bậc thứ hai là chuyển nghiệp, bậc thứ ba là sạch nghiệp. Trước phải phát tâm qui y, nguyện giữ năm giới, để đừng sa vào hố tội lỗi. 
 
1- Không được sát sanh.
 
2- Không được trộm cướp.
 
3- Không được tà dâm.
 
4- Không được nói dối.
 
5- Không được uống rượu, không được hút á phiện, xì ke, ma túy.
 
Chặn đứng không sa vào hố tội lỗi rồi, kế đó mới tiến qua bước thứ hai là làm lợi ích cho người, tạo phước lành cho mình. 
 
Đến giai đoạn thứ ba, chúng ta biết tất cả nghiệp từ ý mà sanh cho nên mình dừng niệm. Thanh lọc tâm ý trong sạch là làm cho sạch nghiệp. Sạch nghiệp thì được giải thoát sanh tử.

Xem thêm  Hình phạt khủng khiếp ở 18 tầng địa ngục khiến ai cũng phải rùng mình sợ hãi

(Tổng hợp)

Đức Phật nói về người đàn ông lý tưởng mà phụ nữ cũng ao ước có được
Nhân duyên nào mà Đức Phật tắm cho người bệnh hôi hám?
Phật tiết lộ ai sẽ là người ban phước giáng họa cho con người

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!