Hỏa táng hay còn được gọi là hỏa thiêu là hình thức an táng người chết bằng cách đốt cháy và thu lại tro của người chết, sau đó tro được đựng trong hũ, bình cốt. Thế nhưng không phải ai cũng chấp nhận hình thức này vì họ muốn được chôn cất theo truyền thống hoặc họ có những nỗi lo sợ như sợ mình bị nóng khi hỏa thiêu.
Những nỗi lo đó là vô căn cứ và hiện nay các cơ quan, đoàn thể đang tích cực vận động người dân chuyển sang hình thức hỏa táng như một hình thức mai táng văn minh, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất đai.
![]() |
Hỏa táng có từ lâu đời
Quá trình hỏa táng
Xem thêm:

Nhiều gia đình chọn cách hỏa thiêu để an táng cho thân nhân khi qua đời, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, vậy hỏa táng hay không theo quan điểm của Phật
Sau khi đốt không chỉ có mỗi xương
Sau khi quá trình thiêu đốt kết thúc, các mảnh xương còn lại được gọi là tàn dư hỏa táng được thu gom từ buồng hỏa táng rồi được đặt vào lò đốt phụ, tiếp tục đốt để tàn dư tan rã hoàn toàn. Nếu như không có lò đốt phụ, tàn dư hỏa táng được đặt vào một bộ vi xử lý để nghiền nát, chúng thường được gọi là tro và được đặt vào trong bình đựng tro cốt.
Hũ tro cốt
Người Nhật 99% hỏa táng
Ấn Độ hỏa táng bên sông Hằng
![]() |
Theo khía cạnh tâm linh, ở Ấn Độ, những đám hỏa táng theo tôn giáo diễn ra hàng ngày với tần suất và số lượng khá lớn ở sông Hằng, Varanasi. Nơi đây, thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông là một nghi lễ truyền thống thiêng liêng của người theo đạo Hindu.
Đạo Hindu cho rằng, nếu hộp sọ của người mất nổ thì người chết được lên thiên đàng, gia đình họ sẽ gặp may mắn. Còn nếu không thì người đại diện đưa tang sẽ đập vỡ hộp sọ sau khi lửa tắt. Sau khi hỏa táng, tro tàn còn lại sẽ được rải xuống sông Hằng ngay cả khi chúng chưa thực sự cháy hết, người ta cũng thả xuống sông xương cốt và các bộ phận còn sót lại.
(Tổng hợp)