- Lễ chùa – những điều nên biết
- 1. Chùa Phúc Khánh
- 2. Chùa Hà
- 3. Chùa Trấn Quốc
- 4. Chùa Quán Sứ
- 5. Phủ Tây Hồ
- 6. Đền Quán Thánh
- 7. Đền Kim Liên
- 8. Chùa Vĩnh Nghiêm
- 9. Chùa Phổ Quang
- 10. Chùa Hoằng Pháp
Vào ngày Tết Nguyên tiêu theo lịch âm, người dân Việt không chỉ làm mâm cúng ở nhà mà còn đi chùa lễ Phật dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, bình an; gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới. Dưới đây là một số chùa được nhiều người viếng thăm dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng ở Hà Nội.
Đền/chùa ở miền Bắc:
1. Chùa Phúc Khánh
Hàng nghìn người đổ về chùa Phúc Khánh dâng sao giải hạn |
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.
2. Chùa Hà
Chùa Hà nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên nên thu hút đông đảo bạn trẻ |
Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.
Năm mới lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Cùng điểm danh 5 ngôi chùa cầu được ước thấy trên đất nước Việt Nam.
3. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc |
Điều thu hút nhất của chùa Trấn Quốc chính là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu bình an và cả cầu duyên.
Đầu xuân mà vừa đi cầu bình an, tài lộc còn được ngắm cảnh đẹp đầu xuân thì còn gì bằng. Vậy nên người kéo đến đây rất đông vào ngày đầu xuân. Đặc biệt là những bạn trẻ thường tìm vừa đến chùa để cầu duyên đầu năm vừa tạo cho mình những bức ảnh đẹp nhất.
Bạn có biết: Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?
4. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ |
Vào những ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng, đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng đầu xuân, dòng người dân đến chùa để khấn bái cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cầu tình duyên, cầu sức khỏe và cả những người hiếm muộn cầu con… rất đông.
5. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ |
Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ. Là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử trong tín ngưỡng của người Việt, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Cũng theo như truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được dựng lên do trạng nguyên Phùng Khắc Khoan lập nên để tưởng nhớ về người tri âm.
Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông. Cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.
Không chỉ để cầu tài lộc, dâng sao giải hạn cho gia đình mà còn người tới lễ phủ còn để cầu duyên mỗi dịp đầu xuân năm mới.
6. Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh |
Năm 1962, đền đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử – văn hóa. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương đến dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng. Nơi đây tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
7. Đền Kim Liên
Đền Kim Liên |
Đền/chùa ở miền Nam:
8. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm |
Nằm trong danh sách các ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng linh thiêng của khu vực phía Nam, chùa Vĩnh Nghiêm là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại.
Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa có khuôn viên khá rộng với diện tích sử dụng khá rộng khoảng hơn 7000m2.
Bước vào chùa là tượng Phật Mẹ Quan Âm cao lớn. Lên cầu thang quẹo qua tay trái là Tháp Quan Thế Âm cao 7 tầng, bên trong tháp mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ Tát Quan Thế Âm.
Đây là địa điểm mà các tăng ni phật tử thường đến nghiên cứu Phật học. Ngôi chùa là nơi các du khách thập phương thường đến tham quan và người dân đi cầu may mắn, hạnh phúc.
Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thành phố vì thế, người dân đến đây thường khá đông trong dịp rằm tháng Giêng để dâng lễ cầu bình an, dâng sao giải hạn cho cả gia đình.
Nhang trong bảo điện lúc nào cũng nghi ngút khói. Chùa đã và đang là địa chỉ tin cậy để người dân thành phố có được một điểm tựa về mặt tinh thần trong cuộc đời đầy bộn bề vất vả, lo toan này.
9. Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang |
Chùa Phổ Quang tọa lạc ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Điều đặc biệt khi ghé thăm ngôi chùa này là ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.
Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.
Ngôi chùa này là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ bái lớn trong năm như: cúng rằm tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Hạ Nguyên, Giao thừa, Tân niên… Ngoài ra chùa cùng là nơi thường xuyên lui tới thắp hương và nguyện cầu mỗi ngày 15 và mùng 1 hàng tháng.
Bên cạnh đó, chùa Phổ Quang Tân Bình còn là nơi học tập Phật pháp và thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện, cầu siêu cho nhân dân và đất nước.
10. Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp |
Tọa lạc tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM, chùa Hoằng Pháp cũng là một chốn linh thiêng với người dân miền Nam tìm đến mỗi dịp đầu xuân năm mới, các ngày lễ hoặc ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng để lễ Phật, cầu an cho gia đình.
Chùa Hoằng Pháp có rất nhiều hoạt động quy mô hoành tráng và rất thú vị như: Lễ giỗ tổ chùa (lễ húy kỵ), khóa tu Phật thất, khóa tu mùa hè, lễ Vu Lan, vía A Di Đà, lễ Phật đản sanh…
Đặc biệt, chùa Hoằng Pháp đã tổ chức rất nhiều khóa tu Phật thất thu hút hàng nghìn thiện nam thiện nữ từ khắp nơi về đăng ký tham gia. Trong 7 ngày tu tại chùa bạn sẽ được học rất nhiều điều, nhiều văn hóa trong cuộc sống đạo Phật như: Cách lễ bái, cách chắp tay, xá chào, cách lễ lạy và ý nghĩa của chúng.
Đến đây không chỉ tu tâm, tu tính mà người tham gia còn được rèn luyện sức khỏe dẻo dai.
► Mời các bạn: Đổi ngày dương sang âm nhanh chóng và chuẩn xác nhất tại Lịch ngày tốt |
Xem thêm clip: Buông tất cả để được tất cả