Tết đến xuân sang, bày quả Phật thủ mời gọi Phúc – Lộc – Thọ tới nhà

Tết đến xuân sang, bày quả Phật thủ mời gọi Phúc – Lộc – Thọ tới nhà
By Tâm Linh
Th2 06

Tết đến xuân sang, bày quả Phật thủ mời gọi Phúc – Lộc – Thọ tới nhà

(Lichngaytot.com) Cùng với mâm ngũ quả, quả Phật thủ trở thành loại trái cây được ưa chuộng trong ngày Tết nhờ ý nghĩa may mắn và tốt lành. Đó là niềm hi vọng cũng là lời nhắn gửi về một năm mới an khang phúc lộc, tài vận hanh thông cho bản thân cùng gia đình.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Phật thủ là quả gì?
  • 2. Ý nghĩa của quả Phật thủ trên bàn thờ ngày Tết
  • 3. Cách chọn Phật thủ đẹp để bày bàn thờ ngày Tết
  • 4. Lưu ý khi bày Phật thủ trên bàn thờ
  • 5. Bảo quản Phật thủ ngày Tết thế nào cho đúng?

Đối với người Việt, Tết là dịp lễ có ý nghĩa cực kì quan trọng, bất cứ thứ gì được sử dụng trong ngày Tết đều có tính biểu trưng rất cao, và một trong số đó chính là mâm ngũ quả ngày Tết.
 
Trong mâm ngũ quả có một loại trái cây dáng vẻ đặc biệt, gợi tới sự che chở và hàm chứa những thông điệp nhân văn là Phật thủ. Vậy đây là loại quả gì, có ý nghĩa thế nào và nên bày biện thế nào trong ngày Tết? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây! 
 

1. Phật thủ là quả gì?

Phật thủ là loại quả tự nhiên, dáng vẻ riêng biệt không trộn lẫn, giống như bàn tay Phật đang ôm trọn, che chở vì thế mới có tên gọi là Phật thủ. Loại quả này thuần Việt, không thể uốn nắn hay tạo dáng, mang vẻ mộc mạc gần gũi mà vẫn sang trọng và đặc biệt có ý nghĩa về tâm linh. Người Việt coi trọng Phúc – Lộc – Thọ, ngày xuân năm mới muốn rước đủ ba điều vào nhà thì bày Phật thủ trên ban thờ. 
 

Qua Phat thu
 
Phật thủ rất đặc biệt, không chỉ bởi hình dáng bên ngoài mà còn vì cấu tạo bên trong. Loại quả này không hề có múi, bên trong chỉ toàn cùi xốp màu trắng nên để được rất lâu mà không hư thối. Bày Tết nửa tháng một tháng vẫn giữ nguyên được màu sắc hình dáng, vừa tiết kiệm, tiện dụng lại mang ý nghĩa về sự lâu dài, trường thọ. 

Loại quả này là vị thuốc Đông ý có nhiều công dụng chữa bệnh và dưỡng sinh. Sử dụng hợp lý, đúng cách sẽ giảm mệt mỏi, chống suy nhược, kích thích tinh thần minh mẫn. Nhờ thế mà Phật thủ thực sự là món quà của sức khỏe, đại diện cho phương diện Thọ.
 

2. Ý nghĩa của quả Phật thủ trên bàn thờ ngày Tết

Phât thủ gợi nhắc tới sự bảo vệ của Phật đối với chúng sinh đồng thời cũng mang ý nghĩa hướng thiện và cầu mong tốt lành vào nhà. Phật giáo là tôn giáo được nhiều người Việt tôn sùng, sự che chở của Phật tương đồng với phúc khí giúp tai qua nạn khỏi, vượt sóng gió tìm đến bình an. Phật còn là biểu tượng của tinh thần chân – thiện – mỹ, con người sống chân thành – lương thiện – tốt đẹp thì nhất định có phúc báo xứng đáng.
Bày Phật thủ không chỉ muốn có được sự che chở về mặt tâm linh mà bản thân mỗi người còn gửi vào đó sự nguyện cầu về một năm mới an lành, các thành viên trong gia đình đều sống tốt, sống có đức để được hưởng phúc.
Với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng thì Tết nhất định phải có màu vàng, màu đỏ – những sắc màu tươi tắn tượng trưng cho tài lộc sung túc, niềm vui ngập tràn. Quả Phật thủ màu vàng tươi, bày cùng mâm ngũ quả vừa sang vừa quý, chính là sự hưng thịnh giàu có đầy hứa hẹn trong năm mới.

Ngoài ra, không chỉ ngày Tết mà ngày Rằm mùng một đều có thể thờ Phật thủ trên ban. Ngày khai trương, mở cửa hàng cửa hiệu, khánh thành, tân gia,… đều có thể mang tặng Phật thủ làm quà chúc mừng. Xuân sang bày trong nhà gọi mời Phúc – Lộc – Thọ, ngày bình thường bày ở cơ quan, văn phòng có lợi cho phong thủy, gợi lên sức khỏe, may mắn và thành công. 
 
Xem thêm: Hoa cắm bàn thờ Thần Tài ngày Tết.
 
arfAsync.push(“knye9xke”);

3. Cách chọn Phật thủ đẹp để bày bàn thờ ngày Tết

3.1 Dựa theo giống cây, hình dáng

Cây Phật thủ có 2 giống là cây hoa trắng tím và cây hoa xanh. Loại hoa trắng tím cho quả to và nhanh thu hoạch hơn, nhưng loại có hoa xanh lại cho quả đẹp hơn.
Khi chọn Phật thủ, ta nên tìm quả có kích cỡ phù hợp với mâm ngũ quả, các “ngón tay” nở đều, nhiều và mập. Người ta cho rằng những quả dáng khum ngụ ý sẽ nhận được sự bảo vệ, che chở may mắn, tài lộc cho cả nhà, còn quả dáng xòe tạo hình bàn tay tượng trưng cho sự phát triển lớn mạnh.
Vì vậy, chọn Phật thủ dáng khum hay xòe vẫn phụ thuộc vào sở thích và ngụ ý bày biện của mỗi gia đình.

3.2 Dựa theo màu sắc

Để lựa chọn được những quả Phật thủ tươi mới, lành lặn, không méo mó, sâu đầu hoặc bị héo, dập bày trên bàn thờ ngày Tết, ta cần biết phán đoán dựa trên màu sắc của quả. 
Những quả vỏ trơn, màu vàng mờ là quả đã già. Đặc biệt, không nên chọn mua những quả đã chuyển vàng sậm và có mùi thơm đậm nồng.
Còn nếu mua quả xanh toàn bộ mà bị non thì không có mùi thơm bằng quả già và cũng không để được lâu. Bạn nên tránh mua loại quả này. 
Quả có đầu ngón còn xanh thì để được lâu, dù phần thân hơi vàng cũng được. Nên chọn loại này để bày trên bàn thờ ngày Tết.

3.3 Dựa theo nguyên tắc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Nguyên tắc này được áp dụng như sau: Khi mua Phật thủ, ta đếm số lượng ngón tay trên quả lần lượt là “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Số đếm kết thúc ở “Sinh” là được.
Ngoài ra, nhiều người còn áp dụng quy tắc “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”, khi số ngón tay dừng ở “Thịnh”, “Bĩ”, “Thái” là may mắn, tài lộc.

4. Lưu ý khi bày Phật thủ trên bàn thờ

Nên chọn những quả tươi, có thể là còn lá để bày trên bàn thờ. Tuy nhiên không nên chọn quả còn non vì chúng không có mùi thơm và nhanh héo.
Nên chọn những quả có độ khum sát và hướng lên trên sẽ đẹp hơn. Khi đặt trên mâm ngũ quả thì đặt phần “ngón tay” của quả hướng lên trên hoặc hướng ra ngoài.
Phật thủ bày trên bàn thờ nên đặt số lẻ. Ngoài việc đặt ở mâm ngũ quả nằm chính giữa, có thể đặt Phật thủ ở hai mâm hai bên nếu đủ rộng rãi.
Thông thường, khi bày Phật thủ trên mâm ngũ quả, nhiều người bày cùng bưởi ở chính giữa. Tuy nhiên, nếu đặt Phật thủ có kích thước to vào chính giữa thì không cần dùng bưởi nữa. Còn nếu dùng bưởi thì nên chọn những quả nhỏ cài xung quanh.

5. Bảo quản Phật thủ ngày Tết thế nào cho đúng?

Không nên ngâm quả trong nước hoặc nước muối lâu kẻo quả dễ bị hỏng. 
Khi rửa quả không nên rửa mạnh tay, khiến quả bị xước, dễ thối. Tốt nhất Phật thủ nên được lau bằng giấy hoặc khăn ẩm nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn.
Khi hết thời gian bày Phật thủ, có thể cắm cuống quả vào nước để quả mọc rễ, để được lâu hơn. Ngoài ra, có thể tận dụng phần cùi xốp trắng của quả để để chế biến món ăn như mứt, si rô…
Có thể thấy Phật thủ chứa đủ Phúc – Lộc – Thọ, may mắn tốt lành đủ đường lại thêm dáng vẻ độc đáo, hàm nghĩa tâm linh sâu sắc, đúng là trọn vẹn. Bày tại gia là tin tưởng gửi trao; mang đi biếu tặng thành món quà tinh tế cát tường, chứa đựng sự quan tâm cùng yêu mến với những lời chúc đẹp nhất tới người thân bạn bè. Đây thực sự là một trong những món quà Tết vô cùng ý nghĩa.
 
Mâm ngũ quả ngày Tết: Bí ẩn phong thủy ngũ hành có thể bạn chưa biết
Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Những loại quả RƯỚC LỘC và TÁN LỘC trên ban thờ ngày Tết

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!
Bài mới nhất
Xem thêm  Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ - Cho dù bạn là ai cũng cần đọc 1 lần trong đời

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!