(Lichngaytot.com) Trấn Yểm là lĩnh vực khá phức tạp và các cách Trấn Yểm cũng rất đa dạng, vì mỗi cách còn tùy thuộc vào sự hiểu biết cũng như năng lực của các nhà Địa lý, thầy Phong thủy.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- A – Cách 1
- 1. Độc Trấn
- 2. Tam Trấn
- 3. Tứ Trấn
- 4. Ngũ Trấn
- 5. Bát Trấn
- 6. Cửu Trấn
- B – Cách 2
- 1. Phương pháp bùa chú
- 2. Phương pháp tà thuật
- 3. Phương pháp vật thể
Muốn nói cụ thể về các cách trấn yểm rất khó vì có cả những cách bí mật không được các thầy tiết lộ, vì thế, bài viết sau chỉ bàn về hai cách thường thấy nhất:
A – Cách 1
Phân chia theo Trấn và Yểm:
TRẤN:
là án ngữ, để bảo vệ hoặc ngăn cản một vấn đề mà có thể làm phương hại đến gia chủ. Có sáu phương pháp trấn cơ bản thường dùng là:1. Độc Trấn
Người ta có thể dùng một cây gỗ đóng cọc vào nơi mà họ cần trấn, trên cây gỗ đó sẽ được tính toán chiều dài, rộng và các chữ bùa hay bát quái để phục vụ cho mục đích trấn.
2. Tam Trấn
Là phương pháp trấn giải hạn cho quá khứ, hiện tại và tương lai, việc này thường dùng vàng bạc đá quý để làm vật Trấn.
3. Tứ Trấn
Là dùng bốn loại vật chất để sử dụng vào việc trấn chứ không đơn giản như chúng ta vẫn thường nói “Tứ Trấn Thăng Long” ý nói là Đông Tây Nam Bắc. Mà bản chất của Tứ Trấn là dùng các loại vật chất sau để trấn.
- Nhân Trấn: Việc này thường thấy trong các khu lăng tẩm vua chúa, hoặc chôn giấu những kho vàng, bạc, hoặc dùng phép này để đánh giặc ta hay gọi là dùng Âm Binh ma trận làm cho quân giặc hoảng sợ mà tự rút.
- Kim Trấn: Đây là cách dùng vàng bạc đá quý để Trấn vào các đầu Long Mạch tạo nên sự hưng vượng cho một khu vực hay một quốc gia nào đó. Việc này các vị Hoàng Đế thường làm để giúp dân chúng và thịnh trị quốc gia.
- Thạch Trấn: Thông thường ta thấy ở Đình, Chùa, Miếu, Đền… Thường hay có các linh vật bằng Đá ngọc hay Thạch anh được chôn bên dưới hoặc đặt ở các vị trí cần Trấn với mục đích thu năng lượng tốt loại trừ những năng lượng xấu. Và có tác dụng ngăn cản tà ma không vào quấy nhiễu. Vì vậy lăng tẩm của các vị Vua thường được xây bằng đá rất công phu. Ngày nay việc áp dụng thạch trấn được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi thậm chí các công ty, nhà hàng, khách sạn… Hay từng gia đình cũng dùng phương pháp này.
- Mộc Trấn: Là phép dùng gỗ để đóng cọc theo bát quái hoặc chữ bùa để làm vật án ngữ khắc chế một khu vực như câu chuyện Cao Biền trấn yểm ở sông Tô Lịch đoạn gần Đền Đôi đường Nguyễn Khang. Hắn ta đã dùng bát quái và Nhân Trấn để trấn Thăng Long đây là một việc làm không tốt đã để lại nhiều hệ luỵ cho Hà Nội và các Vương triều sau này.
4. Ngũ Trấn
Đây là phương pháp Trấn cho một gia tộc hay một dòng họ hay một cơ quan hay một tỉnh, một quốc gia. Ngũ Trấn là phép hoá giải mọi xung khắc, và làm cho mọi thứ thuận theo luật tương sinh trên dưới đồng lòng làm việc hiệu quả và mang lại lợi ích to lớn.
Tuy nhiên việc làm này tốn kém khá nhiều nên một thầy Phong thuỷ chân chính không thể đủ tiền để làm từ thiện cho một việc nào đó cụ thể được.
Con rùa lớn trấn yểm long mạch Sài Gòn
Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa, với
Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa, với
arfAsync.push(“knye9xke”);
5. Bát Trấn
Là phương pháp dùng các Quẻ trong bát quái dựa vào Nhất biến Thượng, Nhị biến trung, Tam biến hạ để hoá giải sự việc đồng thời mang lại những luồng năng lượng tốt ta gọi là Trường Khí đem lại lợi ích cho cá nhân hay một khu vực rộng lớn.
6. Cửu Trấn
Đây là một phương pháp bảo vệ một thể chế, bảo vệ một chế độ hay nói đúng hơn là bảo vệ cho một Ông Vua để không kẻ nào có thể đảo chính hay làm phản lật đổ được.
YỂM: là phép làm bùa chú hay còn gọi là ếm mục đích là chống tà ma nhưng lại có mục đích khác là làm hại người.
Thường các bậc quân tử thì chỉ dùng Trấn, chứ không dùng phép yểm, những kẻ tiểu nhân thường dùng phép yểm bùa hại người.
Ta thường nghe đến Bùa Ngải dân tộc, Bùa Cao Miên, Bùa Lỗ Ban,… Rất nhiều hầu như mỗi dân tộc họ đều có những phương pháp riêng của mình và việc này được giữ tuyệt đối bí mật không bao giờ lộ ra ngoài.
B – Cách 2
Phân chia theo 3 phương pháp chính là: Bùa chú, tà thuật và trấn yểm bằng vật thể.
1. Phương pháp bùa chú
Bùa chú là một trong những phương pháp thông dụng nhất trong thuật trấn yểm. Theo các nhà nghiên cứu, bùa chú xuất hiện trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người.
Từ ngàn xưa, bùa chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra nhiều bùa chú còn giúp để trị bệnh, trừ tà, phá bùa ém đối nghịch. Những bùa chú này do những nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liệu cổ từ phái Mật Tông truyền lại.
Những người Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông thường biết khá nhiều bùa chú. Tại Ấn Độ, các tư liệu cổ cho thấy tôn giáo lâu đời nhất ở xứ này mà người Aryen tin theo từ dân tộc Naga. Ngày nay phần lớn người Trung Hoa và Việt Nam thường hay dùng bùa của Trương Thiên Sư, một đạo sĩ nổi danh ở Trung Hoa.
Có 8 cách dùng bùa: Đốt bùa, đeo bùa, dán bùa, uống bùa, nấu bùa, thoa bùa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.
2. Phương pháp tà thuật
Tà thuật là một phương pháp sử dụng cúng bái, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu, lợi, hại là do mục đích sử dụng. Phương pháp tà thuật như một con dao hai lưỡi cho nên chính những người sử dụng tà thuật cũng thấy ái ngại.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, giới pháp sư thường dùng ngải với bùa chú để tạo ra tà thuật.
3. Phương pháp vật thể
Dùng vật thể để trấn yểm là cách hiện thời được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các cơ quan, doanh nghiệp dùng đá phong thủy để thu hút năng lượng. Một số làng cổ dùng khuyển đá hoặc nghê đặt ở bốn góc của làng.
Dùng long phượng như ý thúc tài, trấn trạch, vượng thân điểm nào cũng tốt
Trong văn hóa truyền thống của người phương Đông, long phượng tượng trưng cho phú quý cát tường; gậy như ý là vật phẩm có nhiều tác dụng tốt lành, giúp cải
Trong văn hóa truyền thống của người phương Đông, long phượng tượng trưng cho phú quý cát tường; gậy như ý là vật phẩm có nhiều tác dụng tốt lành, giúp cải
Chưa cần bàn đến công dụng thực sự của những vật thể trấn yểm ấy. Nhưng trong dân gian, hầu hết các thầy địa lý phong thủy đều biết sử dụng công năng của vật thể để trấn yểm. Đã từng có những việc mà người ta hại nhau khi dùng xương động vật, tiết chó, rắn độc, thuốn sắt đóng hoặc chôn xuống mồ mả người khác.
Thường những thầy địa lý phong thủy khi không thể cải tạo được cấu trúc hình thể môi trường, hoặc ngôi nhà sẽ dùng biện pháp trấn yểm bằng vật thể. Thí dụ: Dùng gương bọc cái cột ở vị trí xấu, nhưng không thể đập cây cột đi được; hoặc như Cao Biền trấn yểm đất để xây thành Đại La.
Theo nguyên lý của Dịch là: “Cùng tắc biến, Biến tắc thông” nghĩa là cùng sẽ biến, biến sẽ thông. Vì vậy về nguyên tắc hóa giải hay Trấn, Yểm đều dùng quan hệ sinh, khắc ngũ hành tức là đưa các phòng, các nơi cần hóa giải, Trấn, yểm về các hành có thật của nó và nếu cần tăng lên thì dùng hành sinh cho nó làm vượng khí đó lên, nếu cần giảm đi thì dùng khí khắc nó làm giảm khí đó đi.
Vấn đề cần phải bàn là làm thế nào để biết tại cung đó hay tại phòng đó, tại vùng đất đó hay tại ngôi nhà đó hành gì cần hóa giải, Trấn Yểm – công việc này chỉ có các nhà Địa lý, Phong thủy mới biết được. Cũng vì chỉ đặt không đúng thì tác dụng ngược trở lại sẽ khôn lường.
Chính vì vậy khuyên các gia đình nếu không biết thì không nên tự ý nghe ai mà áp dụng bất cứ các cách Trấn Yểm nào cả vì dù đặt bất cứ một vật gì vào trong nhà của mình như hòn đá thạch anh dù có năng lượng cao nhưng cũng phải đặt đúng chỗ thì mới có tác dụng nâng khí trong phòng, nếu không nó sẽ phản ngược trở lại rất nguy hiểm. Do vậy mà các công việc Trấn, hóa giải chỉ có các nhà Địa lý, Phong thủy hay có kiến thức về Cảm xạ mới làm được.
Kathy (Tổng hợp)
Trấn Yểm là gì, nguyên lý của nó như thế nào?