1. Chánh định là gì?
Chánh định bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật, cần hội tụ ba đặc tính đặc biệt:
- Thiện: Tâm thiện giúp ta trụ vào những ý nghĩ, lời nói, và hành động thiện và tránh xa điều bất thiện.
- Nhất tâm: Nhất tâm trên những đối tượng có thể đè nén được 5 triền cái làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Buông xả tất cả mọi ý nghĩ bám víu vào hoàn cảnh, tư tưởng, con người, và các thói quen.
- Có chánh niệm để phát triển trí tuệ.
Trung bộ kinh có ghi lại đoạn Đức Phật nói về Chánh định như sau:
- Tà định là trạng thái định phát sinh do chú tâm duy nhất là có tầm có tứ. Buộc vào đó để đạt được nhất tâm và tâm không phóng dật. Trạng thái định này xảy ra do chú tâm vào đối tượng được “tưởng ra”, hướng đến đối tượng, duy trì sự chú tâm và buộc tâm trên đối tượng tưởng ra. Một số các phương pháp thiền khác như thiền sổ tứ, thiền chú, thiền năng lượng đều là chú tâm có tầm có tứ.
- Chánh định được xem trạng thái định do chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không tập trung chú trọng vào bất cứ đối tượng nào. Không chú tâm vào đối tượng duy nhất để tâm không phóng dật bởi tâm và các đối tượng đều sinh diệt. Đây là sự chú tâm liên tiếp từ đối tượng sinh diệt này chuyển đến đối tượng sinh diệt khác.
- Có cả 2 loại chú tâm: Chú tâm có tầm có tứ và chú tâm không tầm không tứ.
- Có cảm giác vui nhè nhẹ thỉnh thoảng khởi lên nơi nội tâm (Hay còn gọi là “Hỷ”)
- Có cảm giác thoải mái, không căng thẳng, gò bó, mệt mỏi trên thân (Hay còn gọi là “Lạc”)
- Chỉ có một loại chú tâm duy nhất là không tầm không tứ.
- Có Hỷ rất mạnh. Có thể muốn cười lên, có thể nổi da gà, có thể có những luồng rân rân chạy dọc đùi, sống lưng, hay xoáy trên đầu, cảm giác nhẹ bổng như bay lên…
- Có Lạc rất mạnh, không còn bất kỳ một cảm giác khó chịu nào trên thân, không còn đau nhức, không còn cảm giác đau khi hai chân đè lên nhau như trước nữa. Có thể ngồi thoải mái như vậy rất lâu, tuỳ theo ý muốn.
- Chỉ có một loại chú tâm duy nhất là không tầm không tứ.
- Trạng thái Hỷ chấm dứt, tâm bình thản, không vui, không buồn (Hay còn gọi là “Ly hỷ trú xả”)
- Cảm giác Thoải mái, dễ chịu trên thân vẫn có mặt như trạng thái Nhị thiền.
- Chỉ có một loại chú tâm duy nhất là không tầm không tứ.
- Các cảm giác nơi thân nhẹ dần và vi tế, không phải là cảm giác dễ chịu hay khó chịu, nó là các cảm giác Trung tính (Xả lạc, Xả khổ)
- Nội tâm vắng lặng cả vui cả buồn (Hay còn gọi là “diệt trừ Hỷ Ưu”).
- Trạng thái tâm vắng lặng cả Hỷ cả Lạc, vắng lặng mọi tư tưởng (Hay còn gọi là “Tâm thanh tịnh nhờ xả”.)
Theo Phật học tinh yếu nói về Chánh định như sau:
- Nếu chỉ cần chú tâm một giây khắc là ta đã có định, được gọi là sát-na định.
- Nếu chú tâm khá lâu vào một đối tượng nào đó, ví dụ như khi đang chăm chú đọc sách; vì chăm chú quá nên không hay biết cái gì đang xảy ra ở xung quanh thì đấy là định, được gọi là phiến thời định.
- Nếu lựa chọn đề mục, ví dụ như niệm Phật thì ta có thể đi vào gần gần định, được gọi là cận hành định.
Nếu lựa chọn các đề mục sắc pháp ví dụ như 10 đối tượng kasiṇa (đất, nước, lửa, gió, xanh, đỏ, trắng, vàng, hư không, ánh sáng) thì ta sẽ đi sâu vào định, được gọi là định sơ thiền hay an chỉ định, đã từ bỏ dục giới, thuộc tâm thiền sắc giới.
Định trong định
- Sơ thiền: Tầm, tứ, phỉ, lạc, nhất tâm
- Nhị thiền: Phỉ, lạc, nhất tâm.
- Tam thiền: Lạc, nhất tâm.
- Tứ thiền: Xả, nhất tâm.
- Không vô biên thiền: Xả, nhất tâm
- Thức vô biên thiền: Xả, nhất tâm
- Vô sở hữu thiền: Xả, nhất tâm.
- Phi tưởng, phi phi tưởng thiền: Xả, nhất tâm.
Cuối cùng, ngài chọn con đường trung đạo, ăn mỗi ngày một bữa. Tại cội bồ-đề, ngài đã tự tìm con đường cho riêng mình, sau đó đắc quả Chánh Đẳng Giác.
“Con đường cho riêng mình”, do ngài nhớ lại thuở 5 tuổi khi theo phụ vương đi dự lễ hạ điền, tại cội cây hồng táo, với “tâm thức trẻ thơ, hồn nhiên”, ngài đã dễ dàng đi vào định sơ thiền. Nên tại cội bồ-đề, ngài chỉ thư thái, nhẹ nhàng theo dõi hơi thở, một hồi là ngài đã đi vào định sơ thiền, nhẹ nhàng đi vào nhị thiền, tam thiền, tứ thiền…
Sau này, khi ngài diễn đạt lại nội dung sơ thiền ấy, ngài nói: “Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ!” Như thế, định của ngài là định do ly dục, ly ác pháp nên khác định của bà-la-môn giáo thời bấy giờ.
Hơn thế nữa, ngài lại không chấp trước định ấy, ngài dùng định ấy để cho cả khối thân tâm trở nên thuần nhất, tâm và trí hoàn toàn tĩnh lặng và thanh khiết – trở lại cận hành định, ngài dùng giác niệm lung linh soi chiếu, minh sát, không thấy trong, không thấy ngoài, không thấy ngã, không thấy ngã sở.
Khi quán chiếu tự thân đã trở nên rỗng suốt, sáng trong… thì không có một dấy khởi, một duyên khởi nào mà không hiện ra trước tuệ giác tinh minh của ngài… Như vậy, Bồ-tát đã nương tựa nơi các định (không phải sở đắc) để làm lắng dịu ác pháp, tham dục, tâm trở nên thuần khiết sau đó mới bước sang minh sát, tuệ quán ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên…
Định có tuệ
- Khi hành giả tu tập đắc định rồi, nhưng không sở đắc định ấy, mà trở lại “cận hành” để quay sang tu tuệ quán, thấy rõ thực tướng để giải thoát vô minh, ái dục.
- Chưa đắc định, chỉ ngang “cận hành” rồi qua minh sát.
- Không tu thiền định, chỉ đi thẳng vào minh sát tuệ. Trường hợp này được gọi là càn tuệ hay khô tuệ (sukkha-pañña), nghĩa là tuệ không có định. Tuy nhiên đấy chỉ là dụng ngữ để phân biệt các loại tuệ chứ thật ra không thể có tuệ mà không có định. Ví dụ như khi ta cầm một tấm gương. Nếu tấm gương lung lay (không có định) thì hình ảnh phản chiếu không rõ ràng (không có tuệ). Nếu tay ta cầm vững chắc, tấm kiếng không lung lay (có định) – thì hình ảnh phản chiếu sẽ rõ ràng (có tuệ). Ví dụ khác: Khi ta quan sát một vật, muốn thấy rõ ràng (tuệ) vật ấy thì ta phải có chú tâm (định); và ngược lại.
- Tu định đạt tứ thiền thì có thể đi ba hướng: Một, nếu muốn thì dễ dàng đắc 4 tầng thiền vô sắc. Hai, dễ dàng hướng đến các thắng trí thần thông. Ba, dễ dàng qua minh sát tuệ để giác ngộ, giải thoát.
Và khi ấy, chẳng biết chi nào trước, chi nào sau! Nói trước, sau chỉ là tùy duyên phương tiện thôi. Một hạt bui rơi vào mắt kẻ phàm phu, cả thảy thân tâm (thân, thọ, tâm, pháp) đều báo động bất an, xáo trộn vì ngay sát-na ấy, họ
2. Lợi ích của Chánh định
2.1 Có được hạnh phúc nội tâm
Việc tu tập chánh định sẽ đem đến cho chúng ta hiện tại lạc thú, có niềm vui của sơ thiền, nhị thiền, có lạc của tam thiền hay xả niệm thanh tịnh của tứ thiền. Khi có được hỷ lạc tại tâm này sẽ giúp chúng ta không còn chạy theo hay bị dục lạc trói buộc, niềm vui nội tâm này hoàn toàn vô hại.
Người đời chỉ cảm thấy hạnh phúc nhờ sự giàu có, thành đạt, nổi tiếng, ăn ngon, mặc đẹp… mang lại nếu không có được nó thì lại cảm thấy đau khổ.
Chánh định giúp chúng ta không còn tập trung vào vẻ ngoài giả tạo của các đối tượng này để có cái thấy rõ ràng về tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng. ta hiểu rằng những niềm vui của cuộc đời chỉ ngắn nui sau đó là khổ đau. Chỉ khi ta sống với Chánh định ta sẽ được sống với cảm giác hạnh phúc mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống.
2.2 An nhiên đối mặt với cuộc đời
Có được Chánh định tức là chúng ta cũng đã có được Chánh kiến từ trước đó để hiểu rằng lạc của dục lạc thế gian là phàm phu lạc, ô uế lạc, bất tịnh lạc; còn lạc do các bậc thiền mang lại là thánh lạc, chánh giác lạc, an tịnh lạc.
Ngoài ra, với kỹ năng chú tâm liên tục sẽ đưa đến khả năng sống thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi hạng người, mọi thức ăn, mọi công việc… Ta chỉ tập trung với những gì đang diễn ra chứ không nhận xét, đánh giá. Thế nên cho dù mọi thăng trầm cuộc sống như thế nào chúng ta vẫn có tâm trạng tích cực, vui vẻ, thoải mái…
Một khi đã thích nghi với mọi thứ đang xảy ra trong cuộc sống, ta luôn an nhiên, chẳng vì một chuyện không như ý mà xử lý cộc cằn với bạn bè, người thân, anh em, bạn bè,…
2.3 Giảm nhẹ ý nghiệp
Tuy nhiên, khi có Chánh định và thực hành nó thường xuyên, chúng ta cũng có thể sẽ chấm dứt được 80% suy nghĩ, gồm những suy nghĩ linh tinh, vô bổ vô ích, những suy nghĩ đưa đến căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, oán hận ghen tuông, phiền não… Nhờ thế mà giảm nhẹ ý nghiệp của chính mình.
2.4 Cải thiện sức khỏe
Từ đó, mỗi chúng ta hoàn toàn chấm dứt được lối sống uể oải, lười biếng, ngủ nướng, trầm cảm…
Nhờ đó mà não bộ được nghỉ ngơi, tiêu thụ năng lượng giảm đi rất nhiều. Sức khỏe tinh thần sẽ thay đổi rõ rệt khi chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc, ít mộng mị.
3. Làm thế nào để có Chánh định?
Để có được Chánh định chúng ta phải trải qua Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Nhìn chung, không dễ dàng có được Chánh định và ta phải tu tập từng bước mới có được. Tâm phải được rèn luyện. Có thể phải mất từ vài thời tọa thiền đến vài năm tinh tấn nỗ lực để phát triển loại định có tính thiện, nhất tâm, và chánh niệm này.
Trong Bát Chánh Đạo, khi có chánh kiến thì có chánh tư duy, khi có chánh tư duy thì có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhờ đó tâm tự động ổn định tức là khi đó ta đã có chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Thế nên Bát chánh đạo là một chuỗi liên hoàn không tách rời ra để tu từng phần.
Sở dĩ đức Phật dạy tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (chánh kiến) trong Kinh Tứ Niệm Xứ, vì đó là 3 yếu tố dẫn đầu trong Bát Chánh Đạo. Khi hành giả sử dụng 3 yếu tố dẫn đạo này thì những yếu tố khác tự động trở thành chánh, tức là tự động có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh định một cách hoàn toàn tự nhiên. Nếu hiểu đúng nguyên lý đức Phật dạy thì việc tu tập trở nên rất dễ dàng, dường như tự động, nên mới gọi là “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”.
- Thực hành đạt được sơ thiền nhiều lần cho đến khi bạn hoàn toàn làm chủ nó.
- Nhị thiền (tầng thiền định thứ hai) phát khởi khi bạn đã đạt được sơ thiền quá nhiều lần đến nỗi bạn không còn quan tâm đến tầm và tứ nữa, khiến cho các chi thiền này biến mất.
- Tam thiền (tầng thiền định thứ ba) xuất hiện khi sự lặp lại thường xuyên của nhị thiền khiến tâm không còn quan tâm đến hỷ. Khi hỷ qua đi, lạc trở nên vi tế, lắng đọng và xả niệm trở nên rõ ràng hơn.
- Tứ thiền (tầng thiền thứ tư) phát khởi khi bạn không còn quan tâm đến lạc và tâm niệm của bạn trở nên thanh tịnh bằng sự buông xả sâu lắng.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: