Nghiệp gia đình là gì? Liệu cứ liên tục chịu khổ vì nghiệp của ông cha để lại có quá là oan ức?

Nghiệp gia đình là gì? Liệu cứ liên tục chịu khổ vì nghiệp của ông cha để lại có quá là oan ức?
By Tâm Linh
Th5 19

Nghiệp gia đình là gì? Liệu cứ liên tục chịu khổ vì nghiệp của ông cha để lại có quá là oan ức?

(Lichngaytot.com) Hiểu được nghiệp gia đình là gì chúng ta có thể tự mình giải thích những điều tưởng như rất bất công đang xảy ra trong cuộc sống của mình mỗi ngày.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Nghiệp gia đình là gì?
  • 2. Không phải gia đình nào cũng hạnh phúc
  • 3. Nên làm gì với nghiệp gia đình?
  • 4. Gỡ bỏ ràng buộc với nghiệp gia đình

 

 

1. Nghiệp gia đình là gì?

 
Nghiệp gia đình là nghiệp của tổ tiên dòng họ, ảnh hưởng tới cả ông bà, cha mẹ cho đến bạn và con cháu của bạn. Đời nay mỗi người được trở thành bà con quyến thuộc với nhau, ắt hẳn đời trước đã có nhân duyên với nhau, đó có thể là duyên lành hay duyên dữ. 
 
Ví dụ: ông bà là người giết hại chó để kinh doanh, thì đến cả con và cháu của họ cũng gặp những vấn đề bất ổn do nghiệp gây ra. 

Đó là một dạng truyền năng lượng thông qua phương diện vật lý bằng lời nói trong gia đình, hoặc hoàn toàn qua trường năng lượng và vận hành của tiềm thức.

Người có nghiệp chung mới sanh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một tập quán… Nếu có cùng nghiệp xấu thì cùng thấy những điềm bất thường như bệnh tật, lũ lụt, mưa bão… Chỉ có dân nước đó phải trải qua những trở ngại đó mà người khác không phải trải qua.

Đức Phật từng dạy các đệ tử của mình rằng, ai cùng đi theo người nào là đã có cái nghiệp chung với người đó. Những Tỳ Kheo đi theo Tôn giả Xá Lợi Phất là có cái nghiệp chung với Ngài về trí tuệ. Những Tỳ Kheo đi theo Tôn giả Mục Kiền Liên là có nghiệp chung với Ngài về thần thông. Cho tới các Tỳ Kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa cùng có nghiệp chung về ác dục. Cái nghiệp chung đó có từ quá khứ, hiện tại, vị lai cứ theo nhau không rời. 

Nghiep gia dinh la gi
 

2. Không phải gia đình nào cũng hạnh phúc

Nếu bạn có cơ hội nói chuyện khoảng ít nhất 100 gia đình xung quanh mình thì bạn sẽ nhận ra nhà nào cũng có vấn đề cho dù họ là gia đình giàu có hay nghèo khó. Thế nên việc gia đình bạn không được như những gì bạn mong đợi thì hoàn toàn là điều dễ hiểu, bình thường.

Còn nếu bạn chỉ so sánh gia đình bạn không được như nhà hàng xóm thì đó chỉ là so sánh quá thiển cận với quy mô quá nhỏ, không phản ánh đúng vấn đề, nhất là khi bạn còn chưa hiểu rõ và lắng nghe xem “nhà hàng xóm” còn có những vấn đề gì không.

Sự không hoàn hảo trong cuộc sống này luôn hiện hữu và trong gia đình cũng vậy, chẳng nhà nào là hoàn toàn hạnh phúc, không có vấn đề gì. Thực ra trên đời này, mọi trái nghịch cũng đều có nhân duyên, bởi sự đời không phải khi nào cũng thuận. Thế nào cũng có ít nhiều những cái nghịch lòng xảy ra khi đã thấy cái thuận lòng. Vì thế hãy chấp nhận hoàn cảnh của bản thân vì nó cũng là nghiệp của bạn chứ không thể nào chối bỏ được.

Xem thêm  Ngày vía Quan Âm tìm hiểu thêm về Đức Phật Bà

Bạn phải chấp nhận sự thật rằng: Không phải cha mẹ nào cũng đều hy sinh mọi thứ cho con. Không phải đứa con nào cũng có hiếu. Chúng ta cứ tưởng ai đó hạnh phúc hơn mình và thầm ước rằng “Bố mẹ/con người ta không bao giờ làm mình thất vọng”. 

Điều này đều được giải thích bằng nhân duyên giữa con cái và bố mẹ, đều do nghiệp lực thiện ác mình đã gây tạo trong đời. Thực ra tất cả là do ta tạo nên, vậy nên hiểu rằng vấn đề của mình cũng có thể là vấn đề của vô số người ngoài kia để mình có thể đón nhận nó dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.

Hiểu rằng không phải gia đình nào cũng hạnh phúc như là một phần của nghiệp gia đình để chúng ta biết rằng vấn đề của ai cũng như nhau, bớt đi tâm so sánh và cần phải biết chấp nhận nó như là một phần quan trọng của cuộc sống. Thay vì than vãn, thất vọng thì ta đón nhận mọi thứ đến bằng tâm thế bình an.

3. Nên làm gì với nghiệp gia đình?

Nếu là gia đình giàu có, anh chị em trong nhà hòa thuận chúng ta hay nói đùa rằng “đầu thai đúng chỗ” nhưng nếu ngược lại sinh ra trong gia đình nghèo hoặc anh chị em trong nhà hay đấu đá, tranh giành, thậm chí làm hại nhau nhiều người sẽ cảm thấy bất công.
 

3.1 Chớ nên đổ lỗi do người thân

Khi gia đình xảy ra chuyện, ta biết được do nghiệp ông bà, cha mẹ để lại thì bắt đầu cảm thấy mình bị thiệt thòi, oán trách họ. Song ít người thừa nhận đây là nợ nần kiếp trước do chính mình gây ra nên mới ở trong hoàn cảnh này.

Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Chúng ta tưởng rằng việc sai của ông bà, cha mẹ nay tại sao mình phải gánh? Nhớ rằng đó là do chính bạn chứ không phải do ông bà, cha mẹ nào gây ra cả vì theo Phật giáo, bên cạnh biệt nghiệp (nghiệp riêng) còn có cộng nghiệp (nghiệp chung). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ.

Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận rằng do nghiệp ông bà mà con cháu phải gánh chịu. Nhớ rằng ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi! 

Nếu ta đang bị những bệnh tương tự nhau do nghiệp gia đình thì cũng đón nhận với tâm thế bình an, không oán giận. 

Nếu công việc làm ăn thất bại, mãi không ngóc lên được với lý do nghiệp gia đình gây ra ta cũng đừng vì thế mà oán giận gia đình. Thay vào đó phải dưỡng phước của mình cho nhiều lên để bù đắp lại.

 
Bên cạnh cộng nghiệp khiến chúng ta cùng sinh ra trong một gia đình thì còn có nghiệp riêng của mình. Đó là lý do chúng ta mới có sự cãi vã tranh chấp. Nếu còn chấp vào cái tôi của mình thì gia đình chẳng có giây phút nào hòa thuận, hạnh phúc.

Xem thêm  Lời nguyền mắt quỷ: Thảm họa chết chóc khiến nhân loại khiếp sợ một thời

Cái đúng của người này thì người kia khó chịu, thế nên cần hiểu biệt nghiệp của mỗi người để có thể thông cảm nhau để đối xử cho tốt đẹp, đem lại sự an vui hòa thuận trong gia đình. Khi chúng ta biết mỗi người mỗi có nghiệp riêng thì không chủ quan không cố chấp, mà thông cảm hòa nhịp được cuộc sống với mọi người. 

Đó là lý do nhiều gia đình liên tục cãi cọ, mâu thuẫn, hoặc thậm chí đánh đập nhau nhưng vẫn chấp nhận chung sống, không thể rời nhau được. Như vậy, nếu biết được mỗi người có cái nghiệp riêng, thì chúng ta có thái độ sống hết sức dung hòa không thắc mắc, không trách cứ những hoàn cảnh khó khăn rắc rối, mà người trong cuộc không giải quyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ.

 

3.2 Cố gắng kết thiện duyên

Hiểu rõ nghiệp gia đình là gì chúng ta biết rằng nó là cộng nghiệp nhỏ trong cái cộng nghiệp của họ hàng, làng xã, huyện, tỉnh, đất nước, quả địa cầu… này. Chúng ta không thể nào sống một mình trên thế giới này, ai cũng có khả năng làm cha mẹ, anh chị em của ta trong một kiếp nào đó, thế nên thay vì gieo rắc những điều không vui cho nhau từ kiếp này tới kiếp khác thì hãy tìm cách kết thiện duyên.

Từ nay gặp gỡ ai cũng vui vẻ, nhiệt tình hỗ trợ vấn đề họ như là vấn đề của mình, cho đi bằng cái tâm trong sáng,…

Kết nối với nhau nhờ vào thiện duyên bằng việc không ngừng hỗ trợ và động viên lẫn nhau. Kiếp người thực ra rất mỏng manh, thay vì lãng phí cho những chuyện không vui chúng ta hãy hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong quá trình thay đổi bản thân mình.

Càng hiểu về Nhân Quả ta càng không nên gieo nhân một cách bừa bãi, mà phải trồng nhân thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại. 

Đừng chỉ nghĩ rằng đợi mình làm và hưởng còn mặc đời sau, đó là suy nghĩ quá ích kỷ và thiện cẩn. Lý do là nó không chỉ ảnh hưởng tới đời sau mà còn tới cả chính ta trong vô lượng kiếp nữa. Vậy nên bất cứ hành động nào cũng nhớ rằng mình làm là để tích đức cho con cháu.

3.3 Hạn chế tạo ác nghiệp

Lòng tham của con người rất khó chế ngự và khi theo đuổi mưu cầu của đời sống ta làm lại thường tạo ra bất thiện nghiệp. Để có nhà đẹp, tiền của nhiều hoặc tiện nghi thoải mái hơn, chúng ta có thể hành động một cách ích kỷ, xô đẩy người khác trong cuộc chạy đua vội vã được mất hơn thua để trở thành người lo toan giỏi nhất cho riêng mình.

Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng càng thêm rối rắm; cũng không để chuyện đúng sai lẫn lộn chẳng rành. Một khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tính Chân như mầu nhiệm.

Xem thêm  9 việc nên làm khi đi tảo mộ tết Thanh Minh có khả năng tăng phần phúc đức

Ai cũng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng nếu đặt hạnh phúc của riêng mình lên trước hạnh phúc người khác, chính chúng ta đang tích lũy rất nhiều nghiệp quả xấu cho thế gian này.
 
Hãy dừng lại và quán chiếu một chút trước khi hành động xấu xí gây ác nghiệp để thấy rằng chúng không xứng đáng cho ta hi sinh những hạnh phúc, may mắn của tương lai và nhiều kiếp về sau.

Kiếp sống của chúng ta có thể ngắn ngủi nhưng cách chúng ta hành xử, còn gọi là ký ức nghiệp, ngoài hệ quả tức thì sẽ còn lưu dấu để ta nếm trải quả báo tương ứng trong thời điểm tương lai.
Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời người đó được hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui, con cái đến hồi báo hiếu.
 

4. Gỡ bỏ ràng buộc với nghiệp gia đình

Theo triết lý đạo Phật, cộng nghiệp được tích lũy từ nhiều thế hệ vì tất cả chúng ta đã từng sinh ra trên cuộc đời này từ vô lượng kiếp trước, và sẽ còn gặp lại nhau trong những kiếp tương lai. Chính vì vậy, chúng ta không nên thu mình lại hay nghĩ rằng mình tách biệt với mọi người là sẽ an ổn.

Muốn gỡ bỏ ràng buộc với nghiệp gia đình chỉ có tự mình tu tập, tích lũy thật nhiều phước đức để có thể bù đắp lại sự “thiếu phước” của bản thân. Khi phước dày thì đó là thứ sẽ cứu ta trong tình huống nguy hiểm.

Ví dụ như để gia đình vợ chồng bớt căng thẳng, đầu tiên, chúng ta phải tu, phải học, phải có những kiến thức và có cách để chuyển hóa cho chính mình, bên cạnh đó phải có bản lĩnh thì mới có thể giúp được ít nhiều cho chồng. 
 
Cho nên, trong đạo Phật đòi hỏi mỗi người phải tự thân tu sửa, chuyển hóa trước mà không phải là đòi hỏi hay trông chờ ở đối phương. Và khi chúng ta tu tập tốt, chuyển hóa nghiệp của bản thân thì đối phương cũng được chuyển hóa.
 
Tu tập không phải chỉ tụng kinh, đi chùa mà hàng ngày phải sửa mình. Chúng ta kém mặt nào thì phải tu dưỡng mặt đó. Kể cả chúng ta yếu đuối thì cũng phải tu cho có ý chí, có bản lĩnh. Như vậy cũng là tu để chuyển hóa.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Đức Phật nhắc nhở về 6 quả báo cờ bạc khiến người đời lao đao, không thể ngóc lên nổi
Đâu là cách chấm dứt đời cha ăn mặn đời con khát nước hiệu quả
Cừu đen: Mỗi gia đình thường có 1 đứa con… gánh nghiệp, hứng đủ mọi loại xui xẻo trên đời?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!