Đại lễ Phật Đản 2024: Vào ngày nào, cần làm gì để mang PHƯỚC LÀNH cho cả gia đình?

Đại lễ Phật Đản 2024: Vào ngày nào, cần làm gì để mang PHƯỚC LÀNH cho cả gia đình?
By Tâm Linh
Th5 19

Đại lễ Phật Đản 2024: Vào ngày nào, cần làm gì để mang PHƯỚC LÀNH cho cả gia đình?

(Lichngaytot.com) Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng, dịp linh thiêng của mọi Phật tử trên khắp thế giới. Hôm nay hãy cùng Lịch Ngày Tốt tìm hiểu lễ Phật Đản 2024 là ngày nào, thông điệp của mùa Phật Đản năm nay là gì?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?
  • 2. Thông điệp của mùa Phật Đản 2024
  • 3. Các nghi thức tiến hành lễ Phật Đản năm 2024
  • 4. Phật tử nên làm gì để mừng ngày Phật Đản, tích phúc cho gia đình?
  • 5. Văn khấn ngày Lễ Phật Đản 2024 tại chùa và tại gia

1. Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?

 
Le Phat Dan 2024 la ngay nao
 
Đại lễ Phật Đản là một ngày lễ lớn trong đạo Phật được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất – Đạt – Đa. Ngày này là một trong 3 ngày lễ quan trọng của Phật giáo tạo thành Lễ Tam hợp được Liên Hợp Quốc gọi là Đại lễ Vesak, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.
 
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật Đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8/4 âm lịch.
 
Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày mùng 8/4 âm lịch.
 
Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/5 – 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật Đản quốc tế hàng năm là ngày rằm tháng 4 âm lịch.
 
Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật Đản vào ngày 15/4 âm lịch hàng năm (thường rơi vào tháng 5 dương lịch).
 
Trong năm 2024, thời gian diễn ra đại lễ Phật Đản cụ thể như sau:
  • Thời gian: Từ ngày 1/4 đến 15/4 âm lịch năm Giáp Thìn (tức 8/5 đến 22/5/2024 dương lịch).
  • Tuần lễ Phật Đản: Từ ngày mùng 8/4 đến 15/4 âm lịch năm Giáp Thìn (tức 15/5 đến 22/5/2024).
  • Chính lễ: Vào ngày 15/4 âm lịch (tức 22/5/2024).

2. Thông điệp của mùa Phật Đản 2024

 
Dưới đây Lịch ngày TỐT xin chia sẻ đến các bạn nội dung thông điệp đại lễ Phật đản năm 2024 – Phật lịch năm 2568 do Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhắn nhủ đến chúng sinh Phật tử.
 

Thong diep phat dan 2024
 

3. Các nghi thức tiến hành lễ Phật Đản năm 2024

 

3.1 Hình thức tổ chức Đại lễ

 
– Đại lễ Phật Đản có thể tổ chức vào 1 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật Đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.
arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});
 
– Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức Tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
 
– Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm-tỳ-ni, biểu ngữ Kính mừng Phật Đản… tại Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử. Các Ban Trị sự, các chùa, cơ sở tự viện nếu có điều kiện thì tổ chức diễu hành xe hoa.
 
Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).
 
Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
 
– Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang và đài liệt sĩ…
 
– Tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão…
 
– Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ.
 

3.2 Chương trình đại lễ Phật Đản 2024 – Phật lịch 2568

 

Trong ngày 8/4 âm lịch (tức ngày 15/5/2024 dương lịch):

 
– Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã Kính mừng Đức Phật Đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
 
– Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật Đản, kinh Chuyển Pháp luân, và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
 

Trong ngày 15/4 âm lịch (tức ngày 22/5/2024 dương lịch):

 
– Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước Đức Phật Đản sinh.
 
– Cử hành Đại lễ Phật Đản:
  • Niệm Phật cầu gia bị.
  • Cử hành Quốc ca, Đạo ca.
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.
  • Dâng hoa kính mừng Phật Đản.
  • Tuyên đọc Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Diễn văn Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Phát biểu của đại diện chính quyền.
  • Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật Đản.
  • Nghi thức Tắm Phật.
  • Hồi hướng.
  • Thả chim bồ câu và bóng bay hòa bình.
  • Cảm tạ của Ban Tổ chức.
– Tổ chức chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…

4. Phật tử nên làm gì để mừng ngày Phật Đản, tích phúc cho gia đình?

 
Ngày lễ Phật Đản là dịp linh thiêng quan trọng trong năm của người Phật tử để tôn vinh, tưởng nhớ và thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Trong ngày này, có một số hoạt động truyền thống mà người dân thường được thực hiện để ghi nhận những giáo lý của Đức Phật và rèn luyện tâm hồn.
 

4.1 Vệ sinh nhà cửa, lau bàn thờ sạch sẽ

 
Vệ sinh làng xóm, nhà cửa, sân vườn, đặc biệt là khu vực bàn thờ thật sạch sẽ vào ngày Lễ Phật Đản chính là một cách thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật.
 
Đồng thời, vệ sinh nhà cửa như lột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa, giúp con người thanh thản, an tâm hơn.
 

4.2 Đi lễ chùa cầu bình an

 
Đi lễ chùa cầu bình an là việc làm ý nghĩa mà quý Phật tử nên làm vào ngày lễ Phật Đản để tưởng nhớ về Đức Phật. Việc đến chùa cầu nguyện không chỉ thể hiện tấm lòng tưởng nhớ của bạn đến Đức Phật mà còn để tâm hồn bạn được bình an, thanh tịnh, cầu xin một cuộc sống bình an, thuận lợi.
 
Vào ngày này tại chùa tổ chức nhiều hoạt động như nghi thức tắm Phật, diễu hành, thả đèn hoa đăng,… bạn cũng có thể đến chùa để tham gia những hoạt động ý nghĩa này. Vậy nên, khi đã biết lễ Phật Đản ngày mấy rồi, bạn hãy sắp xếp thời gian để có thể đến chùa đi lễ vào ngày này.
 

4.3 Nghe thuyết giảng tại chùa

 
Đối với mỗi người Phật tử, tham gia nghe thuyết giảng tại chùa là cách tốt nhất để hiểu về giáo lý đạo Phật và biết cách áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Các bài giảng tại chùa sẽ để con người hướng về tâm hồn, về sự giác ngộ và hướng mỗi người sống theo luân lý của Phật pháp.
 
Vì vậy, các Phật tử hãy dành ngày này như một cơ hội tốt giúp tăng cường đức hạnh, lòng từ bi, làm sạch tâm hồn để có cuộc sống ý nghĩa hơn mỗi ngày. Không chỉ vậy, mỗi Phật tử đức độ, hành động đúng mực sẽ giúp lan tỏa sự tử tế và tấm lòng nhân ái của mình trong xã hội.
 

4.4 Ăn chay, phóng sinh

 
Ăn chay và phóng sinh là những hình thức hướng về Phật được áp dụng phổ biến hiện nay giúp tâm hồn con người được an yên. Khi làm việc này bằng cả tấm lòng của mình thì nó sẽ không chỉ là việc làm đơn thuần mà giúp con người gạt bỏ muộn phiền, tu tâm tích đức cho cả bản thân và những người trong gia đình.
 
Do đó, trong lễ Phật Đản, người Phật tử thường ăn chay niệm Phật để tinh thần thanh sạch và an yên. Việc này kết hợp với phóng sinh sẽ giúp họ tăng cường ý chí, sự kiên nhẫn, và có khả năng kiểm soát bản năng tốt hơn.
 

4.5 Niệm Phật và giữ ngũ giới

 
Trong ngày lễ này, người Phật tử thường ăn chay niệm Phật và giữ ngũ giới để tinh thần trở nên trong sạch và thanh cao. Việc này giúp họ tăng cường sự kiên nhẫn, kiểm soát bản năng và tăng cường ý chí, gạt bỏ muộn phiền, tích đức cho bản thân, gia đình và con cái.
 

4.6 Làm từ thiện

 
Làm từ thiện là hoạt động ý nghĩa mang tính nhân văn cao cả mà Phật tử nên thực hiện trong ngày này. Điều này không chỉ giúp con người chúng ta bồi đắp thêm lòng từ bi, quảng đại mà còn giúp đỡ được nhiều người khó khăn khác trong cuộc sống. Đây là hành động thiết thực để lan tỏa lòng nhân ái, lá lành đùm lá rách trong xã hội hiệu quả.
 

4.7 Hiến máu

 
Đức Phật từ nhiều kiếp đã xả bỏ thân máu thịt để cứu khổ cho chúng sinh, cho nên việc hiến máu đối với người Phật tử cũng là dịp để tập sự làm những việc từ trí tuệ giác ngộ và nguồn tâm rộng lớn theo tấm gương của Ngài.
 
Mỗi người Phật tử chúng ta, nếu biết theo gương Đức Phật và các bậc Thánh mà thực hành được những việc như các Ngài, thì đó là nhân duyên thù thắng cho chúng sinh trong kiếp này hoặc nhiều kiếp về sau đều có duyên lành với chúng sinh. Mỗi giọt máu mà chúng ta cho đi là “một tấm lòng, một duyên Bồ Đề”. Đây cũng là nhân duyên để chúng ta tu tâm từ bi, cầu Vô thượng Bồ Đề.
 
Chúng ta mong nguyện rằng, những ai có duyên được hòa chung dòng máu với mình, đều sẽ có tấm lòng và duyên lành như mình, để không chỉ bố thí bằng vật chất hay máu thịt cho chúng sinh, mà trong nhiều kiếp vị lai sẽ được san sẻ với nhau và cùng được vào trong Phật Pháp tu hành, theo gương Đức Phật cầu Vô thượng Bồ Đề mang đến lợi ích cho chúng sinh.
 

5. Văn khấn ngày Lễ Phật Đản 2024 tại chùa và tại gia

 

5.1 Bài khấn Lễ Phật Đản tại chùa 

 
Các Phật tử vào các lễ quan trọng trong năm thường sẽ đi chùa và thực hiện lễ nghi cao đẹp để thể hiện lòng thành kính của mình với Đức Phật. Trong đó, văn khấn là một phần không thể thiếu. 
 
Độc giả có thể tham khảo bài khấn Lễ Phật Đản tại chùa như dưới đây:
 
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Chúng con xin chí thành sám hối tất cả mọi tội lỗi mà chúng con đã gây tạo từ vô thỉ kiếp cho đến ngày nay (3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn! Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau.

Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận.

Kính lạy Đức Thế Tôn! Đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại. Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương, xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.

Kính lạy Đức Thế Tôn! Sức mạnh mà Ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều biến động và khổ đau. Từ trong đại bi tâm, Ngài xuất hiện như một sứ giả hòa bình, mang thông điệp tình thương đến cho cuộc đời thông qua con đường hóa giải. Sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực, hữu ích, đã có giá trị suốt mấy nghìn năm qua và sẽ còn giá trị mãi mãi.

Kính lạy Đức Thế Tôn! Nhân Lễ Phật Đản năm 2024, chúng con thành kính hái đóa vô ưu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhân Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết: “Mong cho cuộc đời mãi mãi được an vui, hạnh phúc. Người người gặp nhau nhìn nhau với tất cả tấm lòng thương yêu trọn vẹn.

Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ Tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuệ, quay về trong tỉnh thức.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).”
 

5.2 Văn khấn ngày Lễ Phật Đản tại gia

 
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày 22 tháng 5 năm 2024 dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Giáp Thìn.

Tín chủ con là: …

Ngụ tại: …

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, trước tam bảo chùa….

Kính lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng các bậc hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối

Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngưỡng trông ơn Phật,

Quán Âm Đại sỹ,

Cùng chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiện thần,

Từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị gia hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho trí tuệ mở mang, lòng từ bi được khai mở, vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp và đời này, cùng tất cả chúng sinh đều tu trọn thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được chứng giám!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)”
 
Trên đây Lịch ngày TỐT đã gửi tới bạn đọc thông tin về ngày đại lễ Phật đản 2024 là ngày nào, cũng như các thông tin liên quan khác. Cùng chúc mừng Lễ Phật Đản 2024 ý nghĩa sắp tới bằng những việc làm ý nghĩa.
 
Chúc quý đạo hữu và gia đình đón một mùa Phật Đản an vui, hạnh phúc!
 
Làm những việc này dịp lễ Phật đản, 12 con giáp gặp nhiều may mắn, thăng hạng tài lộc không ngừng
Ý nghĩa và những lưu ý khi dự lễ tắm Phật hướng về tháng Phật đản
Nhân ngày lễ Phật Đản, nhìn lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!
Xem thêm  Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng: Đến với nhau là duyên tiền định, chỉ cần làm tốt 2 việc này, sung túc đong đầy nhà
Bài mới nhất

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!