Bồ Tát Hộ Minh khi đang ở cung trời Đâu Suất, Ngài đã tìm đủ nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh vào cõi Ta bà như: Thời điểm thích hợp, vùng đất, đẳng cấp của dòng họ Ngài sẽ hạ sinh, gia đình hoàng tộc cũng như người mẹ mà Ngài sẽ tái sinh.
1. Thời
Bồ Tát Hộ Minh cân nhắc xem thời kỳ này như thế nào ví dụ như lúc này tà đạo có lộng hành, dân chúng có rối ren hay không.
Thời mà chính Pháp vẫn còn giá trị được lưu giữ nguyên vẹn thì Ngài không vội để đản sinh.
Xem thêm: Những điềm báo cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh
2. Châu
3. Quốc
Trong kinh Phật Bản Hạnh Tập có đoạn cho biết, để chọn đất nước phù hợp, Ngài có tham khảo ý kiến của một vị thiên tử tên là Kim Đoàn – vị Thiên tử đã từng có kinh nghiệm đến nhân gian du ngoạn.
Theo gợi ý của Thiên tử Kim Đoàn về một số Quốc độ, từ đó Ngài có cơ sở để xem xét về mặt địa hình, địa thế, nơi đóng biên cương, đất đai, lãnh đạo nước đó,… Sau khi quán sát kỹ càng Ngài chọn xứ Trung Ấn, và chọn thành Ca Tỳ La Vệ là nơi đản sinh của mình.
Đó tuy là một vương quốc nhỏ nhưng lại ở trung tâm, nơi trù phú nhất, đông dân cư. Đặc biệt trong khu vực này, vương quốc láng giềng là xứ Ma Kiệt Đà đã được một nghìn vị Phật quang lâm và ban phúc gia trì, còn thành Ca Tỳ La Vệ được coi là trung tâm điểm để từ đó lan tỏa giáo pháp đi mọi nơi.
4. Dòng tộc, gia tộc
Thực tế là nếu cha mẹ ở tầng lớp thấp, với sự phân biệt đẳng cấp cực kỳ sâu sắc, những người Bà La Môn sẽ không để Ngài tiếp cận cũng như lắng nghe Ngài giảng truyền giáo pháp.
Điều đặc biệt khó khăn hơn nữa đó là gia đình đó phải đầy đủ 60 công đức.
– Dòng họ này từ xưa đến nay phải thanh tịnh tốt đẹp;
– Gia đình này thường được chư Hiền Thánh gia tâm ủng hộ;
– Họ không làm tất cả điều ác;
– Dòng họ phải chân chính không bị xen lẫn dòng máu họ khác;
– Con cháu nhà đó nối nhau làm vua, phải là trưởng tử không gián đoạn;
– Nhà vua từ xưa đến nay không có gián đoạn;
– Tất cả các vua sinh trong nhà này từ trước đến nay phải là người trồng nhiều căn lành,…
Đây là vương tộc nguyên từ trước đến nay được dân chúng thảo luận đồng ý suy cử, đời đời làm Chuyển Luân Thánh Vương, con cháu đời đời nối nhau làm vua, nhiều đời nhiều kiếp thanh tịnh, không làm việc ác.
5. Mẹ
– Người mẹ phải được sinh trong nhà đạo đức chân chính
– Người mẹ tứ chi thân thể phải vẹn toàn
– Đức hạnh phải vẹn toàn, mẫu mực
– Người này phải sinh trong nhà tôn quý…
Hoàng hậu Ma Da trong một kiếp quá khứ khi còn là một tiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện nhiệt thành rằng nguyện bà sẽ được tái sinh nơi cõi Người và trở thành người mẹ của một vị Phật. Bà cũng là một vị Đại Bồ tát, người đã tu tập nhiều đời, có công đức lớn. Ngay sau khi Đức Phật chào đời, bà đã băng hà và tái sinh về cung trời Đâu Suất.
6. Tuổi thọ chúng sinh
Thực tế có những chúng sinh có tuổi thọ chừng 2.000 tuổi đến 8.000 tuổi nhưng vì sống quá lâu nên chúng không cảm nhận rõ sự vô thường của cuộc sống như những chúng sinh mà có tuổi thọ khoảng trăm tuổi. Bên cạnh đó có chúng sinh chỉ sống đến 10 tuổi.
Chúng sinh sống được khoảng 100 năm thường chứng kiến được người khác đã sinh – lão – bệnh – tử như thế nào nên họ đã cảm nhận được một vòng của cuộc đời và mọi thứ đều chuyển biến khác nhanh, bởi vậy, tuổi thọ này được xem là hợp lý để Đức Phật giáng sinh.
7. Ngày, tháng
– Ngày Đản sinh (Đức Phật ra đời);
– Ngày thành đạo (tìm ra diệu lý);
– Thời gian chuyển pháp luân (hoằng pháp)
– Ngày nhập Niết bàn (nhập diệt)
Trong đó, ngày Đức Phật đản sinh đã trở thành ngày lễ lớn nhất.
Bồ Tát Hộ Minh trước khi đản sinh xuống thế gian cũng đã quán xét về ngày, tháng, thời điểm khi Ngài sinh ra chính là ngày 8/4 âm lịch (Phật giáo Nam truyền thì cho rằng Đức Phật đản sinh ngày Rằm tháng tư).
Ngài cũng chọn thời điểm sinh ra là khi Hoàng hậu Ma Da trên đường từ kinh thành Ca Tỳ La Vệ trở về quê mẹ. Hoàng hậu đã sinh con dưới gốc cây Sa la trong cánh rừng Lambini.
Các vị Đế Thích và Phạm Thiên cũng giáng xuống vườn cây Vô Ưu, cải trang thành những người hầu trẻ tuổi trong đoàn tùy tùng của hoàng gia, mang theo những súc lụa quý mịn màng nhất, được gọi là thiên lụa panchali.
Bốn vị đại Phạm Thiên xuất hiện mang theo lụa vàng và quấn lấy người Ngài và cũng ngay khi đó, có hai trận mưa từ trên trời dội xuống để tôn kính vị Phật tương lai và làm mát mẻ cho thân Ngài và mẹ của Ngài.
Sau khi rời khỏi tay các vị đại phạm thiên, Ngài được Tứ đại thiên vương đỡ lấy và bọc trong một miếng vải làm bằng da linh dương màu đen.
8. Nơi
Năm 19 tuổi, khi ấy Thái tử có cuộc sống trong cung vàng điện ngọc giàu sang, tráng lệ, có vợ đẹp con ngoan, nhưng Ngài đã quyết chí ra đi, xuất gia tu hành. Vào đêm ngày 8/2 Âm lịch, với chí nguyện đi tìm con đường giải thoát mạnh mẽ Ngài bỏ lại tất cả để ra đi vào nơi rừng sâu, núi thẳm, tầm sư học đạo.
Có thể thấy nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh bao gồm 8 yếu tố trên không hề là việc dễ dàng nhưng quan niệm “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” hoàn toàn hợp lý, cho dù khó nhưng cuối cùng sẽ có ít nhất một trường hợp thỏa mãn đủ những yêu cầu trên để có ngày Phật đản sinh xuống thế gian và giúp đỡ con người được tiếp cận với ánh sáng của Phật pháp.
(Tổng hợp)